Influencer là gì? Xu hướng influencer marketing HOT 2023

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 10125
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Niềm tin là một phần quan trọng của các chiến dịch Marketing thời hiện đại. Chính vì vậy Influencer là gì và vì sao họ lại có sức ảnh hưởng lớn đến khách hàng mục tiêu luôn là dấu chấm hỏi rất lớn. Theo Nielsen, người dùng thường tin tưởng vào các đánh giá, đề xuất hơn bất kỳ loại hình tiếp thị nào khác. Và Influencer chính là hình thức có được sự tin tưởng mà người dùng đang tìm kiếm. Đa số người dùng xem Influencer là như người dẫn đầu trong ngành nên những khuyến nghị họ đưa ra về thương hiệu luôn rất được quan tâm. Đề xuất của Influencer càng mang tính cá nhân sẽ càng có giá trị. Mọi người tin tưởng sự chứng thực từ họ nên từng lời nói và hành động đều có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về xu hướng tiếp thị này, hãy cùng Chuyên gia Marketing theo dõi bài viết sau.

influencer là gì

Dịch vụ hot 2023:

1. Marketing thuê ngoài tiết kiệm chi phí

2. Dịch vụ tư vấn marketing chiến lược hiệu quả

3. Dịch vụ marketing online giá rẻ

4. Marketing online tổng thể 2023

INFLUENCER LÀ GÌ?

Influencer là các cá nhân có khả năng tác động, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng nhờ vào các yếu tố được cộng đồng công nhận hoặc do chính bản thân họ sở hữu. Đó có thể là kiến thức, quyền lực, địa vị hoặc những mối quan hệ trong cuộc sống.

Hay trong thời đại ngày nay, Influencer sẽ là những người có lượng theo dõi lớn, sử dụng một hay đa dạng các nền tảng Social Media như Facebook, Tik Tok, Instagram,... Mục đích là để lan truyền thông tin đến tất cả người dùng đang theo dõi họ. Tuy nhiên Influencer cũng cần có một lượng kiến thức nhất định về lĩnh vực mà họ tiếp thị và có khả năng thuyết phục đối tượng.

Influencer có lượng theo dõi, tương tác càng cao thì càng thu hút sự chú ý của các nhãn hàng. Đây cũng là một trong những yếu tố chính quyết định việc thương hiệu sẽ “chọn mặt gửi vàng” trong suốt quá trình tìm kiếm gương mặt đại diện.

Tìm hiểu thêm:

1. Tư vấn kế hoạch marketing

2. Chuyên gia Marketing Online

3. Đào tạo Marketing Inhouse

4. Business Coach là gì?

định nghĩa influencer là gì

INFLUENCER MARKETING LÀ GÌ?

Về cơ bản, Influencer Marketing là hình thức tiếp thị thông qua người có sức ảnh hưởng trong một cộng đồng nhất định để truyền tải thông điệp sản phẩm đến đối tượng mục tiêu.

Có thể hiểu như thế này, thay vì doanh nghiệp trực tiếp lên kế hoạch và triển khai các hoạt động quảng bá thì Influencer Marketing sẽ sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để truyền thông điệp, cảm hứng đến khách hàng.

Nội dung truyền tải có thể được doanh nghiệp biên soạn trước đó hoặc do Influencer tự sáng tạo ra. Sau khi đã hoàn thành nội dung, Influencer sẽ phải gửi sản phẩm để doanh nghiệp đánh giá mức độ phù hợp, hay còn gọi là “feedback”, sau đó mới đăng tải.

Việc khai thác nguồn sức mạnh từ các chiến dịch Influencer Online Marketing là điều nên làm dù doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ. Không chỉ giúp tiếp cận khách hàng, Influencer còn giúp gia tăng độ tin tưởng của người dùng đối với sản phẩm.

Đặc biệt là những sản phẩm mới được ra mắt, việc sử dụng người ảnh hưởng có lượt theo dõi lớn là cách hữu hiệu giúp gia tăng nhận diện, tiếp cận khách hàng nhanh hơn. Việc gây sự chú ý với công chúng trong giai đoạn đầu này rất cần thiết cho sự phát triển về sau.

định nghĩa influencer marketing

PHÂN LOẠI INFLUENCER

Bên cạnh hiểu Influencer là gì, dựa vào khả năng ảnh hưởng đến cộng đồng và lượt theo dõi, Influencer có thể được chia thành 3 cấp bậc chính.

1. Celebrities

Celebrities chính là những người nổi tiếng hay còn được gọi là người của công chúng. Chẳng hạn như ca sĩ, MC, người mẫu, diễn viên, vận động viên,... đều là những Celebrities có thể được chú ý. Đây là nhóm Influencer có độ nhận diện rộng rãi nhất.

Tuy nhiên để lựa chọn được các Influencer chất lượng trong nhóm này thì cần phải đánh giá về nhiều mặt. Đó là các yếu tố có mức độ “Relevance”-sự liên quan cao nhất trên đầy đủ các phương diện như đối tượng người hâm mộ, theo dõi họ, thương hiệu cá nhân, thông tin nhân khẩu học hay những chủ đề họ quan tâm nhiều nhất.

2. Professional Influencer

Nhóm Influencer này chính là các chuyên gia trong ngành, người có chuyên môn và sức ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực nào đó. Những người này vừa có độ tiếp cận cao (vẫn thấp hơn Celebrities và có mức độ liên quan đến ngành hàng cao nhất. Chẳng hạn như đó là một đầu bếp có thể được mời làm gương mặt đại diện cho một thương hiệu gia vị mới được ra mắt trên thị trường.

3. Citizen Influencer

Đây là nhóm Influencer có độ tiếp cận thấp nhất trong 3 nhóm Influencer. Họ có thể là những người bình thường có độ tương tác, theo dõi cao trên mạng xã hội nhờ vào những nội dung chia sẻ được yêu thích. Thông thường nhóm này sẽ có một lượng kiến thức nhất định về nhóm ngành đó hoặc đã có kinh nghiệm sử dụng, đánh giá. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng hình thức nội dung các Influencer này triển khai có phù hợp với thông điệp và hình ảnh sản phẩm hay không trước khi quyết định.

phân loại các influencer

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ INFLUENCER

Influencer là gì? Như những gì đã đề cập ở trên, đây cũng được xem là ngành công nghiệp có khả năng bùng nổ ấn tượng nhất hiện nay. Điều này khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn gương mặt phù hợp nhất với thương hiệu. Dưới đây sẽ là 4 yếu tố chính giúp bạn phân tích và đánh giá mức độ phù hợp của các Influencer.

1. Độ phủ cá nhân

Độ phủ của một Influencer có thể được đo bằng lượng người theo dõi họ trên mạng xã hội. Thường thì các nhãn hàng sẽ chọn người có lượng theo dõi cao hơn giúp tiếp cận được đông đảo hơn. Tuy nhiên điều này cũng không thể đảm bảo hoàn toàn khả năng thành công của chiến dịch.

2. Sự liên quan

Mức độ liên quan chính là sự tương đồng, liên kết giữa hình ảnh Influencer và hình ảnh định vị thương hiệu. Mức độ liên quan-Relevance thường sẽ được biểu thị qua các yếu tố sau:

  • Thương hiệu cá nhân (Personal image): quan niệm sống, phát ngôn và phong cách thời trang.

  • Nhân khẩu học (Demographic): Tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân và cả lĩnh vực hoạt động của Influencer đó.

  • Đối tượng người theo dõi (Fans/ Followers): Thông tin nhân khẩu học, thương hiệu cá nhân và chủ đề mà họ quan tâm.

  • Định hướng nội dung (Topic): Đây là những nội dung, chủ đề được Influencer đăng tải.

Nhiều Influencer khi được nhắc đến tên còn có khả năng giúp người dùng liên tưởng ngay đến những sản phẩm mà họ đang quảng bá và ngược lại. Có thể thấy mức độ liên quan giữa thương hiệu và người ảnh hưởng là yếu tố vô cùng quan trọng.

3. Khả năng ảnh hưởng ý định

Khả năng ảnh hưởng đến ý kiến tiêu dùng của khách hàng có thể được đo lường thông qua mức độ tương tác của họ với nội dung được tạo ra bởi Influencer. Nhưng không thể biết được chính xác các con số này. Khi người theo dõi đọc bài viết, xem video của Influencer, mỗi người sẽ có mức độ tương tác khác nhau. Influencer có độ uy tín càng cao thì khả năng tác động đến ý định tiêu dùng của khách hàng càng lớn.

4. Chỉ số cảm xúc

Chỉ số cảm xúc hay Sentiment là yếu tố cực kỳ quan trọng mà thương hiệu cần chú ý khi lựa chọn Influencer. Cụ thể, việc người ảnh hưởng này mang lại cảm xúc tích cực hay tiêu cực đến cộng đồng mục tiêu cũng sẽ tác động rất lớn đến cảm tình, thiện cảm dành cho thương hiệu mà họ quảng cáo.

Chẳng hạn như scandal của Hồ Ngọc Hà dẫn đến việc tẩy chay hàng loạt những thương hiệu tiêu dùng nhanh mà cô ca sĩ này làm đại diện từ những người mẹ trẻ. Ngược lại hashtag của MC Phan Anh với thông điệp “Đừng im lặng” kêu gọi cộng đồng hãy hành động tích cực và đúng đắn trước những việc sai trái. Từ đó các chiến dịch quảng cáo mà anh tham gia đều được ủng hộ nhiệt tình.

các tiêu chí đánh giá một influencer là gì

INFLUENCER KHÁC KOL Ở ĐIỂM NÀO?

Influencer và KOL đều là những người có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và rất dễ gây ra nhầm lẫn. Vậy điểm khác biệt giữa KOL và Influencer là gì?

1. Độ nhận diện

Hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều về sự phân biệt rạch ròi giữa KOL và Influencer. Vì phần đông mọi người đều cho rằng Influencer là những người có sức ảnh hưởng trên nền tảng mạng xã hội. Vậy nên bất kỳ ai cũng có thể trở thành một Influencer trong một thị trường nhất định. Tùy vào lĩnh vực hoạt động và nền tảng mà sẽ có những mức độ ảnh hưởng lớn nhỏ khác nhau.

Ngược lại, KOL lại không nhất thiết phải hoạt động cố định trên bất kỳ trang mạng xã hội nào. Họ được yêu mến và theo dõi vì kiến thức chuyên môn tốt. Vậy nên sẽ không khó để bạn bắt gặp những KOL trên các kênh truyền thông báo chí, tivi. Họ luôn được cánh báo chí quan tâm khi muốn thu hút sự chú ý về đề tài trong một lĩnh vực nhất định.

2. Độ phủ sóng

Một điểm khác biệt giữa Influencer và KOL cũng rất đáng chú ý chính là độ phủ. Sự công nhận và danh tiếng của KOL có thể bị giới hạn trong một quốc gia, khu vực cụ thể. Còn khi là một Influencer thì người hâm mộ có thể biết đến bạn từ khắp các nơi trên thế giới nếu được yêu thích. Tuy nhiên KOL vẫn sẽ có được những ảnh hưởng đến mạng xã hội nếu họ dành thời gian sử dụng.

influencer và kol khác nhau như thế nào?

3. Lượng theo dõi

KOL và Influencer cũng có thể được phân biệt dựa vào số lượng người theo dõi.

  • Nano Influencer: Lượng người theo dõi dưới 10.000.

  • Micro Influencer: Lượng người theo dõi từ 10.000 đến 100.000.

  • Macro Influencer: Lượng người theo dõi từ 100.000 - 1.000.000.

  • Mega Influencer: Lượng người theo dõi ơn 1.000.000.000.

Các Influencer thế hệ đầu tiên thường sẽ ở cấp bậc Macro. Tuy nhiên do làn sóng phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp này nên các Nano và Micro Influencer đang chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn. Thông thường, KOL sẽ có lượng người theo dõi ở mốc Macro và Mega Influencer nếu họ sử dụng mạng xã hội. Hiểu đơn giản thì các KOL hiện tại đều là Influencer cực kỳ tiềm năng. Họ vẫn đủ sức ảnh hưởng đến cộng đồng nhưng việc hoạt động trên mạng xã hội thường xuyên sẽ không quá cần thiết với họ.

4. Khả năng tương tác

Nhiều doanh nghiệp cho rằng để có được một chiến dịch Influencer Marketing thành công thì phải làm việc với những người có lượng theo dõi cao nhất. Đây là sai lầm khá phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải hiện nay dẫn đến các chiến dịch không đi đúng hướng lại còn tiêu tốn quá nhiều chi phí trong việc thuê người ảnh hưởng.

Tuy nhiên đa phần các chiến dịch thành công đều là do hợp tác với đối tượng Micro Influencer và Macro Influencer do họ thực sự phù hợp với sản phẩm và có lượng tương tác tốt. Nhiều chiến dịch cũng thất bại vì hợp tác cùng KOL, đơn giản là vì họ chưa bao giờ sử dụng sản phẩm nên không hiểu được và cách họ truyền tải cũng không thuyết phục được khách hàng.

Mặc dù các Celeb có đến hàng triệu lượt theo dõi nhưng không có nghĩa là họ thường xuyên tương tác và sử dụng sản phẩm. Thông thường họ đều có trợ lý cá nhân để quản lý tài khoản cho việc quảng bá các hoạt động và tương tác với người hâm mộ. Và các bài đăng này trông như quảng cáo, dẫn đến lượt tương tác kém giữa KOL và người dùng.

5. Quỹ thời gian làm việc

Một điều chắc chắn rằng, cả Influencer và KOL đều phải có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất chính là quỹ thời gian làm việc của họ. Hầu hết các Influencer sẽ làm việc trên mạng xã hội. Họ dành phần lớn thời gian trong ngày để đầu tư, sản xuất video, hình ảnh nhằm truyền tải thông điệp đến người dùng.

Trong khi đó KOL đa phần dành thời gian tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn. Họ vẫn có thể sử dụng mạng xã hội nhưng đó là khi họ rảnh rỗi. Họ cũng không dành cả ngày chỉ để nghĩ ra một kịch bản video hay một bài đăng giống Influencer.

so sánh influencer và kol

CÁCH LỰA CHỌN INFLUENCER PHÙ HỢP VỚI MỤC TIÊU MARKETING

Hình thức Influencer Marketing đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Việc thiết lập các mục tiêu nhằm lựa chọn Influencer lại càng trở nên quan trọng hơn. Sau đây là một số đề xuất giúp việc đánh giá đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp được trở nên dễ dàng hơn.

1. Độ nhận diện

Nếu muốn tiếp cận đông đảo công chúng mục tiêu, việc lựa chọn Influencer có độ phủ cao sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất với doanh nghiệp. Đặc biệt là những thương hiệu mới gia nhập thị trường. Lượng người theo dõi càng cao giúp tăng khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng qua các lượt tương tác. Khả năng nội dung có độ thảo luận cao cũng giúp thu hút sự chú ý của cộng đồng, góp phần gia tăng độ nhận diện và thương hiệu được phủ sóng rộng khắp.

2. Độ quan tâm

Khách hàng bắt đầu quan tâm nhiều đến sản phẩm kể từ khi họ bắt đầu có nhu cầu mua sắm. Nhưng họ chỉ chia sẻ vấn đề và tham khảo ý tưởng từ những người mà họ tin tưởng đầu tiên. Vậy nên các chuyên gia trong ngành với trình độ và uy tín cao có thể giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm thường được tin tưởng rất nhiều. Ngoài ra các nhóm Citizen Influencer cũng có khả năng thu hút nhiều đối tượng có nhu cầu tương tự họ, nên việc chia sẻ nội dung và trao đổi lại càng dễ dàng và cởi mở hơn.

Chẳng hạn như các ngành sản phẩm đặc thù như tã giấy, sữa em bé,... thường có một cộng đồng, diễn đàn nhóm các bà mẹ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Các nội dung này rất được quan tâm bởi nhu cầu tiêu thụ lớn, sản phẩm cần đảm bảo an toàn cho bé nên cần phải tham khảo thật chính xác các nguồn tin. Mọi người có thể tham gia thảo luận vô cùng sôi nổi, thu hút lượng tương tác khủng.

3. Ý định mua hàng

Người dùng sẽ có quyết định mua hàng khi họ đã đánh giá sản phẩm nào có thể đáp ứng nhu cầu của mình và nhận thấy được sự khác biệt giữa các thương hiệu với nhau. Ngay lúc này, yếu tố Relevance tạo nên tính liên quan giữa Influencer và sản phẩm nên được lưu ý nhiều nhất.

Dù là Celeb, Professional hay Citizen thì người này cũng cần có mức độ tương đồng và gắn kết chặt chẽ với định vị thương hiệu. Dựa trên các yếu tố như thương hiệu cá nhân, đối tượng fan theo dõi và thông tin nhân khẩu học có thể xác định được.

cách lựa chọn influencer phù hợp nhất

Lời Kết

Việc hiểu rõ Influencer là gì và cách lựa chọn Influencer phù hợp là bước đầu tiên giúp tạo nên một chiến dịch Marketing thành công. Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất.

Đánh giá & nhận xét : Influencer là gì? Xu hướng influencer marketing HOT 2023

5/5

1 đánh giá & nhận xét

5 

1 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
Banner đăng ký trang chi tiết

Điền Đầy Đủ Thông Tin Của Bạn

Hotline: 0901 349 349
1.  Chuyên gia marketing là ai?
2.  Marketing thuê ngoài hiệu quả
3.  Marketing tổng thể là gì?
4. Tổng quan marketing là gì ?
5. Tìm hiểu  marketing online từ A-Z
Kiến Thức Marketing
VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

Chuyên gia marketing hơn 15 năm kinh nghiệm


  • PHÓ THỦ TƯỚNG & Đoàn Đại Biểu Cấp Cao Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 2014
  • Sáng lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết kế web chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Đào Tạo Marketing Online Trền Nền Giải Pháp Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Giải Pháp "Ma Trận Marketing Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
  • Giảng Viên Cao Cấp Tại Các Học Viện Digital Marketing Hàng Đầu VN
  • Nhiều Lần Xuất Hiện Trên VTV3, THVL1, THVL2, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam,..
Xem thêm về Võ Tuấn Hải

0987 087 034
Zalo: 0987087034