Tổng hợp chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên 2024

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 14672
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Nhắc đến Trung Nguyên là nhắc đến “cà phê sáng tạo”. Với những chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên, tập đoàn đã xây dựng và phát triển chuỗi cà phê nhượng quyền thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam, tạo ra mô hình kinh doanh thành công ngoài mong đợi. Bên cạnh phát triển sản phẩm, quan tâm đến trải nghiệm khách hàng, hệ thống còn triển khai không ít các kế hoạch marketing tối ưu.

chiến lược marketing của cà phê trung nguyên

TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN

Trung Nguyên hiện đang là thương hiệu cafe đẳng cấp với khát vọng chinh phục toàn cầu. Từ những kế hoạch bài bản và độc đáo, thương hiệu tạo nên những bước ngoặt lịch sử đáng nhớ cho thị trường cà phê Việt Na.

1. Đôi nét về cà phê Trung Nguyên

Hiện nay, Trung Nguyên là một trong những tập đoàn cà phê lớn nhất Việt Nam. Vị thế, uy tín, chất lượng sản phẩm cà phê luôn được phát triển mạnh mẽ qua từng giai đoạn. Hệ thống Trung Nguyên hoạt động trong nhiều lĩnh vực: kinh doanh cà phê, sản xuất chế biến và nhượng quyền thương hiệu.

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay Trung Nguyên đã sở hữu hàng loạt các thương hiệu đứng đầu về thị phần như cà phê rang xay, cà phê tươi, cà phê hòa tan G7,... Đó là chưa kể, Trung Nguyên còn được chọn làm “đại sứ ngoại giao” kết nối nhiều nền văn hóa quốc tế.

Dịch vụ hot 2024:

1. Marketing thuê ngoài tiết kiệm chi phí

2. Dịch vụ tư vấn marketing chiến lược hiệu quả

3. Dịch vụ marketing online giá rẻ

4. Marketing online tổng thể 2024

Đôi nét về cà phê Trung Nguyên

2. Quá trình phát triển của cà phê Trung Nguyên

Cà phê Trung Nguyên đã trải qua nhiều cột mốc lịch sử thăng trầm để đi đến thành công như ngày hôm nay.

  • Năm 1996, ông Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.

  • Năm 1998, Trung Nguyên mở quán cafe đầu tiên tại TP.HCM, đánh dấu bước khởi đầu trong lịch sử hình thành chuỗi cafe trong và ngoài nước.

  • Năm 2001, Trung Nguyên công bố khẩu hiệu “Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo” đánh dấu thời điểm nhượng quyền thương hiệu tại Nhật Bản và Singapore.

  • Năm 2003, Trung Nguyên giới thiệu dòng cafe hòa tan G7 với “Lễ hội cà phê hòa tan G7”.

  • Năm 2010, thương hiệu cafe Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia, trong đó có cả Nhật, Trung, Nga, Anh, Mỹ, Đức,...

  • Năm 2013, Trung nguyên kỷ niệm 10 năm thương hiệu có mặt trên thị trường và năm thứ 3 G7 dẫn đầu thị phần.

  • Năm 2016, công bố tổ chức hợp nhất về tên gọi, tầm nhìn, sứ mệnh mới của Trung Nguyên Legend. Đồng thời, khai trương The Trung Nguyên Legend Café.

  • Năm 2017, khai trương hệ thống chi nhánh đầu tiên tại Thượng Hải và giới thiệu ra mắt chuỗi The E-Coffee.

Tìm hiểu thêm:

1. Tư vấn kế hoạch marketing

2. Chuyên gia Marketing Online

3. Đào tạo Marketing Inhouse

4. Business Coach là gì?

2. Mục tiêu của cà phê Trung Nguyên

Kể từ năm 2022, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch tập đoàn cafe Trung Nguyên đặt ra mục tiêu sẽ trở thành “nhà sản xuất cafe lớn nhất thế giới”. Ông cũng cho biết thêm hiện nay nhu cầu cafe nội địa và xuất khẩu hiện đang tăng rất nhanh. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đức hiện đang là những thị trường xuất khẩu chủ chốt của thương hiệu.

Xem thêm: Chiến lược marketing của Bitis

3. Khách hàng mục tiêu của cà phê Trung Nguyên

Để cạnh tranh với hàng loạt đối thủ mạnh trên thị trường như Starbucks, Highlands Coffee, Trung Nguyên Legend đã nhắm đến tệp khách hàng trung-cao cấp, đặc biệt là những người trẻ, hiện đại.

Cụ thể hơn, chân dung khách hàng mục tiêu Trung Nguyên Legend tập trung ở độ tuổi từ 25-45 tuổi, là dân kinh doanh, nhân viên văn phòng, quản lý trung-cao cấp hoặc các chủ doanh nghiệp. Trung Nguyên cũng nhận định rằng đây là nhóm đối tượng trong độ tuổi vàng, có thu nhập ổn định và khả năng chi tiêu lớn.

Mục tiêu của cà phê Trung Nguyên

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN - 4P TRUNG NGUYÊN

Trung Nguyên vẫn đang không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái toàn diện từ các chiến dịch marketing mix khác biệt và độc nhất.

1. Chiến lược marketing của cafe G7 về sản phẩm (Product)

Thông thường các thương hiệu cà phê hàng đầu không quá tập trung vào việc phát triển sản phẩm mà chỉ xem đó là thức uống thông thường. Trong khi đó, chiến lược marketing của cafe G7 thể hiện sự khác biệt rõ rệt ngay từ slogan “Cà phê năng lượng-Cà phê đổi đời”.

Cách nhìn nhận sự ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô tác động đến Trung Nguyên thật sự khác biệt. Thương hiệu không nhấn mạnh và tập trung phần lớn vào một thị trường nào quá nhiều mà luôn hướng đến mục tiêu đáp ứng được phần lớn nhu cầu người tiêu dùng. Vì thế Trung Nguyên đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm cà phê từ phổ thông đến cao cấp.

Đáng chú ý nhất chính là sự ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7. Kế hoạch ra mắt hiệu quả đã giúp thương hiệu tạo được tiếng vang rất lớn. Sản phẩm mới này đã giúp Trung Nguyên thay đổi cục diện thị trường cà phê hòa tan vào thời điểm đó.

Sau khi sản phẩm được thị trường đón nhận, Trung Nguyên vẫn không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng để tạo ra những dòng sản phẩm cà phê mới, có thể kể đến như:

  • Culi thượng hạng.

  • Arabia, Robusta.

  • Arabica Sẻ.

  • Culi Arabica hảo hạng.

  • Culi Robusta.

Ngoài việc phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, hệ thống cũng không ngừng cải tiến, đề cao hương vị sản phẩm và chất lượng. Từng dòng sản phẩm đều được lựa chọn rất kỹ từng hạt cà phê cho đến các thiết bị được áp dụng để tạo nên hương vị đặc trưng cho từng dòng cà phê.

Xem thêm: Chiến lược marketing của Honda

Chiến lược marketing của cafe G7 về sản phẩm

2. Chiến lược giá của cà phê Trung Nguyên (Price)

Trung Nguyên chú trọng đến việc giữ mức giá từng sản phẩm ở mức trung bình, hợp lý nhất để có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. Tuy nhiên, các đại lý nhượng quyền thương hiệu sẽ định giá cao hơn 50% Starbucks và cao hơn 25% sản phẩm cà phê nội địa.

Trên thực tế, hệ thống sở hữu mức giá vô cùng đa dạng, tùy vào phân khúc, khách hàng và danh mục các sản phẩm. Trung Nguyên cũng liên tục thực hiện các chính sách ưu đãi cho từng đối tượng khác nhau.

Chiến lược về giá của Trung Nguyên đã giúp thương hiệu gặt hái không ít thành công ngay tại thủ đô Tokyo phồn hoa. Đây cũng chính là đòn bẩy lớn nhất cho sự phát triển hệ thống Trung Nguyên trên toàn thế giới.

Có thể nói, chiến lược marketing về giá đã giúp Trung Nguyên chiếm được ưu thế hơn so với những dòng sản phẩm khác như Nescafe, Vinacafe,... Việc tiết kiệm chi phí vận chuyển trong quá trình phân phối từ nhà máy đến cửa hàng đã giúp Trung Nguyên giữ được mức giá ổn định trên thị trường.

Xem thêm: Chiến lược marketing mix của Nescafe

Chiến lược giá của cà phê Trung Nguyên

3. Chiến lược phân phối của cà phê Trung Nguyên (Place)

Chiến lược phân phối toàn hệ thống luôn được đánh giá rất kỹ lưỡng cho từng đường đi nước bước. Nhờ vậy mà thương hiệu luôn góp mặt trong top những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường cà phê Việt Nam.

  • Kênh truyền thống: Hệ thống chủ yếu tập trung phân phối những dòng cà phê từ đại trà đến tầm trung hoặc những dòng được yêu thích và tin dùng bởi phần đông khách hàng. Mức giá ở kênh này cũng rất hợp ls nên dễ tiếp cận với lượng lớn khách hàng. Trung Nguyên sở hữu hệ thống kênh phân phối truyền thống mạnh mẽ từ nhà phân phối, các điểm nhỏ lẻ đến các cửa hiệu tạp hóa.

  • Kênh phân phối hiện đại: Thương hiệu đã cho ra mắt hệ thống G7 mart-hệ thống nhượng quyền bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam. Điều này phần nào khắc phục được các nhược điểm kênh truyền thống là định giá thấp lại còn đảm bảo khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ, thể hiện tham vọng vươn mình ra thế giới. Ngoài ra, Trung Nguyên cũng phân phối các sản phẩm của mình trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Amazon,...

  • Ứng dụng công nghệ: Trung Nguyên cũng phân phối sản phẩm qua các nền tảng mua hàng khác nhau như Go Food, Loship, Now, Grab,... để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp lớn, tối ưu hóa thanh toán trực tuyến và kết hợp giao hàng tận nơi.

  • Hệ thống nhượng quyền: Trung Nguyên hiện là tập đoàn cà phê Việt Nam đầu tiên triển khai hình thức nhượng quyền thương hiệu trong nước và quốc tế. Có hơn 1000 điểm bán được Trung Nguyên nhượng quyền trong nước và 8 điểm bán tại nước ngoài. Việc xây dựng hệ thống đã giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu nhanh chóng cùng cơ hội phát triển bền vững. Từ đó nâng cao vị thế doanh nghiệp và tăng thêm thị phần cạnh tranh.

Xem thêm: Sơ đồ chuỗi cung ứng của Cà phê Trung Nguyên

Chiến lược phân phối của cà phê Trung Nguyên

4. Chiến lược chiêu thị của cà phê Trung Nguyên (Promotion)

Chương trình quảng cáo không được Trung Nguyên quá chú trọng mà phần lớn tập trung vào kế hoạch PR và khuyến mãi.

  • Hoạt động PR: Trung Nguyên đề cao tinh thần và lòng tự tôn dân tộc vào logo và câu slogan ấn tượng “Khơi nguồn sáng tạo”. Hệ thống cũng năng nổ trong việc hoàn thành các trách nhiệm với quốc gia, với xã hội như những lời cam kết bằng việc tài trợ cho các thương hiệu nhỏ khi họ gặp khó khăn.

Chẳng hạn như Thanh Long Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng, hàng tồn nhiều không thể xuất khẩu. Hay các chương trình tài trợ dự án học bổng du học nước ngoài. Đặc biệt là dự án thủ phủ cà phê Thế giới tại Đắk Lắk. Những hoạt động ý nghĩa thiết thực trên đã giúp Trung Nguyên nhanh chóng có được sự tin yêu và ủng hộ từ phía khách hàng.

  • Khuyến mãi: Marketing mix cà phê Trung Nguyên còn tập trung triển khai nhiều chương trình khuyến mãi đến khách hàng. Chẳng hạn như giảm giá sâu, mua bình giữ nhiệt tặng 10 ly cà phê năng lượng, minigame,... Bên cạnh đó, thương hiệu cũng triển khai kế hoạch hợp tác với Moca-một nền tảng thanh toán trực tuyến và giảm 50% khi thanh toán tại đây.

Ngoài ra, Trung Nguyên cũng không ngừng khai thác các nền tảng xã hội như Youtube, Facebook để gia tăng khả năng tiếp cận. Tập đoàn này không đẩy mạnh quảng cáo mà thay vào đó sử dụng nền tảng giá trị cốt lõi thương hiệu để PR. Chiến lược này phần nào đã giúp thương hiệu nhanh chóng tạo được ấn tượng mạnh mẽ với người dùng Việt cũng như thu hút không ít khách hàng nước ngoài.

Xem thêm: Chiến lược marketing của Highlands Coffee

Chiến lược chiêu thị của cà phê Trung Nguyên

CHIẾN LƯỢC S-T-P CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN

Chiến lược STP bao gồm 3 khía cạnh Segmentation, Targeting, Positioning) đã được tận dụng triệt để nhằm định hình những chiến lược thương hiệu cà phê Trung Nguyên thành công.

1. Phân đoạn thị trường (Segmentation)

Thị trường mục tiêu cà phê Trung Nguyên được phân định rõ ràng thông qua nhiều tiêu chí phân khúc mà chính thương hiệu đã xác định:

  • Theo nhân khẩu học: Phần lớn đối tượng khách hàng cà phê Trung Nguyên trải dài theo độ tuổi 25-45 từ giới trẻ văn phòng đến người trung niên.

  • Theo nghề nghiệp: Chủ yếu là dân văn phòng, công sở, doanh nhân, các quản lý trung-cao cấp chiếm đa số.

  • Theo mức thu nhập: Người có mức thu nhập từ trung bình-cao, có thói quen sử dụng cà phê thường xuyên, đặc biệt là cà phê đến từ những thương hiệu nổi tiếng.

  • Theo tâm lý: Gout thưởng thức cà phê người Việt Nam có phần đặc biệt hơn so với phương Tây. Phần lớn người Việt ưa chuộng vị chua nhẹ từ Robusta trong khi người châu Phi, châu Âu lại ưa thích Arabica hơn.

  • Theo thói quen: Đa số người Sài Gòn sẽ thích cà phê phin hơn trong khi người Hà Nội lại ưa chuộng cà phê hòa tan.

2. Xác định mục tiêu (Targeting)

Dựa vào những phân đoạn thị trường được xác định cụ thể, Trung Nguyên đã hướng đến phục vụ nhóm đối tượng giới trẻ đến trung niên từ 25-45 tuổi. Đây là nhóm tuổi có nhu cầu hội họp, ưa thích tiếp chuyện theo nhóm và bàn công việc với đối tác.

Ngay từ những ngày đầu, Trung Nguyên đã được biết đến là một chuỗi quán cà phê nhượng quyền. So với các thương hiệu khác, mỗi ly bán ra tại Việt Nam cà phê Trung Nguyên chỉ dao động từ 20-40.000 đồng, trong khi Starbucks, Highland lại có mức giá từ 40-65.000 đồng.

Nhờ vào khả năng lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược kinh doanh hợp lý mà Trung Nguyễn đã đưa món thức uống xa xỉ nơi trời Tây trở thành lựa chọn hằng ngày với giá thành rẻ, dễ tiếp cận và được biết đến rộng rãi.

3. Định vị (Positioning)

Cà phê Trung Nguyên ngay từ đầu đã định vị thương hiệu mình là một thương hiệu cà phê cao cấp, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong nhiều năm qua, cà phê Trung Nguyên đã vươn lên và giữ vững thị phần top đầu thị trường. Để làm được điều này, hệ thống đã nỗ lực tham gia vào hầu hết tất cả khía cạnh chuỗi giá trị cà phê và tập trung phát triển vào cốt lõi.

Tuy nhiên, sức mạnh thương hiệu thực sự của Trung Nguyên lại bắt nguồn từ bốn yếu tố mang tính chiến lược. Đó là:

  • Cà phê rang xay số 1-Trung Nguyên.

  • Chuỗi cửa hàng cà phê số 1.

  • Cà phê hòa tan số 1-Thương hiệu cà phê hòa tan G7.

  • Cà phê Lãnh đạo số 1.

Xem thêm: Chiến lược marketing của mì Hảo Hảo

chiến lược stp của cà phê trung nguyên

BÀI HỌC MARKETING TỪ CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN

Từ những chiến lược marketing Trung Nguyên, không khó để các doanh nghiệp nhận ra rằng đây là một case study đáng để học hỏi và nghiên cứu dài hạn.

1. Định vị thương hiệu phát triển

Trung Nguyên đã triển khai nhiều chiến lược marketing hiệu quả nhờ tận dụng tốt tiềm năng nội lực doanh nghiệp. Đó chính là sự kết hợp giữa các giá trị văn hóa dân tộc, khát vọng nâng tầm chất lượng cà phê Việt Nam.

Năm 2018, thương hiệu Trung Nguyên Legend-Cà phê năng lượng-Cà phê đổi đời chính thức ra mắt. Với sự thay đổi này, tập đoàn Trung Nguyên Legend đã chính thức thực hiện công cuộc thay đổi một cách toàn diện từ sản phẩm-mô hình-tổ chức để hình thành một đế chế mới với sách lược “Khác biệt, đặc biệt và duy nhất”.

Bên cạnh đó phải nhìn nhận rằng, việc phát triển và xây dựng thương hiệu ở thị trường ngoại quốc cũng sẽ mất rất nhiều thời gian. Đặc biệt là trong giai đoạn đòi hỏi sự nghiên cứu, thích ứng để điều chỉnh các sản phẩm của mình phù hợp với người tiêu dùng tại địa phương.

2. Quản lý hệ thống nhượng quyền

Phương pháp chiếm lĩnh thị trường bằng hình thức chuyển nhượng tạo ra nhiều hiệu quả nhất định. Tuy nhiên việc nhượng quyền quá nhiều cũng khó tránh ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hệ thống. Đó là chưa kể đến việc còn có những ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh thương hiệu nếu một hệ thống xảy ra sai sót.

Vậy nên các doanh nghiệp cần siết chặt hơn những quy định tại hệ thống nhượng quyền cùng những biên bản cam kết chặt chẽ. Đây chính là yếu tố then chốt giúp tạo nên sự đồng nhất về hình thức trình bày, phong thái phục vụ, công thức pha chế lẫn giá cả. Từ đó, dù bất kỳ nơi đâu khách hàng cũng đều cảm nhận được phong cách riêng thương hiệu.

3. Quản trị kênh phân phối

Nhà quản trị kênh phân phối cần định hướng thường xuyên, triển khai và giám sát cách hoạt động và làm việc giữa các kênh. Bên cạnh đó, cần quản lý tốt để đảm bảo chất lượng đồng nhất giữa các bên và sự phát triển đồng đều giữa các cửa hàng để từ đó mang lại lợi nhuận cho các bên đối tác.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi, giảm giá cho khách hàng khi mua số lượng lớn. Một điểm cũng cần lưu ý nữa đó là giữa các hệ thống cần phát triển dựa theo đúng concept, đúng phong cách thương hiệu để gia tăng độ nhận diện và tạo ra sự khác biệt với các đối thủ.

bài học marketing từ cà phê trung nguyên

Lời Kết

Chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên được hoạch định vô cùng kỹ lưỡng và đúng đắn đã tạo nên lợi thế cạnh tranh hàng đầu cho doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ trên từ Chuyên Gia Marketing có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các chiến lược và có được bài học cho riêng mình!

Đánh giá & nhận xét : Tổng hợp chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên 2024

5/5

3 đánh giá & nhận xét

5 

3 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
Banner đăng ký trang chi tiết

Điền Đầy Đủ Thông Tin Của Bạn

Hotline: 0901 349 349
1 Tư vấn chiến lược marketing từ A-Z
2  Huấn luyện business coaching là gì?
3  Phòng marketing thuê ngoài là gì?
4. Doanh nghiệp B2B là gì?
5. Marketing trung tâm tiếng anh?
Phân Tích Case Study
VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

Chuyên gia marketing hơn 15 năm kinh nghiệm


  • PHÓ THỦ TƯỚNG & Đoàn Đại Biểu Cấp Cao Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 2014
  • Sáng lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết kế web chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Đào Tạo Marketing Online Trền Nền Giải Pháp Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Giải Pháp "Ma Trận Marketing Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
  • Giảng Viên Cao Cấp Tại Các Học Viện Digital Marketing Hàng Đầu VN
  • Nhiều Lần Xuất Hiện Trên VTV3, THVL1, THVL2, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam,..
Xem thêm về Võ Tuấn Hải

0987 087 034
Zalo: 0987087034