1. Tư vấn chiến lược marketing từ A-Z |
2. Huấn luyện business coaching là gì? |
3. Phòng marketing thuê ngoài là gì? |
4. Doanh nghiệp B2B là gì? |
5. Marketing trung tâm tiếng anh? |
Phân tích mô hình SWOT của Coca Cola hoạch định chiến lược
Vì sao hơn 100 năm qua Coca Cola chưa từng mất đi ưu thế trong ngành công nghiệp nước giải khát? Có thể thấy rằng, việc kiểm soát lợi thế cạnh tranh mang tính biểu tượng thời đại một cách bền vững một phần cũng là nhờ vào mô hình SWOT của Coca Cola. Nhờ xác định tất cả điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến doanh nghiệp giúp Coca Cola đưa ra những chiến lược marketing và mục tiêu kinh doanh phù hợp nhất. Hãy cùng Chuyên Gia Marketing tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn thông qua ma trận mang tính chiến lược SWOT của thương hiệu này.
Nội Dung Chính [Ẩn]
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ COCA COLA
Coca Cola là thương hiệu nước giải khát quốc dân đã quá quen thuộc với người dùng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Được thành lập từ năm 1886, chỉ trong hai năm hoạt động, Coca Cola nhanh chóng gặt hái được những thành công đột phá, được đông đảo người dùng công nhận và vươn tầm thế giới.
Sản phẩm của Coca Cola có thể được bắt gặp ở bất kỳ đâu, từ quán ăn, nhà hàng, cửa hàng tiện lợi và ở khắp mọi nơi. Theo khảo sát, có đến hơn 94% dân số thế giới có thể nhận ra thương hiệu Coca Cola. Cũng theo thống kê này, cứ mỗi giây sẽ có hơn 10.000 sản phẩm Coca Cola được tiêu thụ. Chỉ bấy nhiêu đã đủ thấy được vị thế của Coca Cola trên thị trường quốc tế.
Tìm hiểu thêm:
1. Tư vấn chiến lược marketing tối ưu doanh thu
2. Dịch vụ marketing thuê ngoài giá rẻ
3. Business Coaching thành công
4. Chuyên gia Võ Tuấn Hải
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA COCA COLA
Ma trận SWOT của Coca Cola chính là bức tranh toàn cảnh về những lợi thế, bất lợi, cơ hội và thử thách mà doanh nghiệp phải đối mặt trên con đường chinh phục đỉnh cao danh vọng.
1. Điểm mạnh của Coca Cola Việt Nam
1.1 Thương hiệu nổi tiếng toàn cầu
Điểm mạnh lớn nhất của Coca Cola có lẽ là tính nhận diện thương hiệu được phủ sóng rộng rãi trên toàn cầu. Theo thống kê từ Business Insider, có đến hơn 94% dân số thế giới có thể nhận diện được logo của Coca Cola với nét đặc trưng là hai màu trắng và đỏ.
Nhiều người cũng biết đến Coca Cola với danh xưng thương hiệu nước giải khát có lượng tiêu thụ lớn nhất trong lịch sử của ngành đồ uống thế giới. Ngoài ra, Coca Cola cũng có giá trị thương hiệu cực kỳ lớn nhờ độ phổ biến không hề suy giảm trong suốt hơn 1 thế kỷ hoạt động.
Theo báo cáo của Interbrand vào năm 2021, Coca Cola là 1 trong 6 thương hiệu tốt nhất toàn cầu. Định giá thương hiệu đến hiện tại cũng xấp xỉ 60 tỷ đô la Mỹ. Xếp bên trên là những ông lớn vô cùng quen thuộc như Apple, Amazon, Microsoft, Google và Samsung.
Xem thêm: Ma trận BCG của Coca Cola
1.2 Lợi thế cạnh tranh
Phạm vi tiếp cận sản phẩm là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của thương hiệu này. Coca Cola có mặt tại hơn 180 quốc gia và chiếm đến 1,9 tỷ khẩu phần mỗi ngày. Tính đến nay, thương hiệu đã ra mắt hơn 500 dòng sản phẩm đến người dùng trên thế giới.
Nhờ sự đa dạng về số lượng sản phẩm cũng như hương vị, Coca Cola được đánh giá là phù hợp với mọi đối tượng, ở mọi độ tuổi và mọi phong cách sống. Chính vì vậy mà sản phẩm dễ dàng chinh phục mọi khách hàng tiêu dùng dù là khó tính nhất.
Một vài nghiên cứu đặc biệt cũng đã được tiến hành để chỉ ra lợi thế cạnh tranh của thương hiệu này. Kết quả cho thấy Coca Cola được xem là thương hiệu có tính mang lại cảm giác hạnh phúc nhiều nhất tại Mỹ. Khách hàng có xu hướng vui vẻ khi nhắc đến Coca Cola và trung thành với thương hiệu.
Ngoài ra, sự phát triển bền bỉ qua hàng trăm năm của Coca Cola cũng trở thành 1 trong những lợi thế cạnh tranh của thương hiệu này. Nhiều khách hàng cho biết rất khó để tìm kiếm được sản phẩm thay thế Coca Cola bởi hương vị đã quá quen thuộc.
Xem thêm: Môi trường vi mô của Coca Cola
1.3 Chiếm lĩnh thị phần toàn ngành
Đến thời điểm hiện tại, Coca Cola là thương hiệu đồ uống không cồn lớn nhất trên thế giới, phục vụ hơn 1,9 tương đương 3,2% trong tổng số 60 tỷ khẩu phần thức uống được tiêu thụ trong ngày trên toàn thế giới. Vị thế đáng ngưỡng mộ này không chỉ duy trì tại một số quốc gia mà hầu như ở tất cả mọi nơi Coca Cola có mặt.
Ngoài sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Pepsi, công ty Coca Cola còn nắm giữ thị phần khổng lồ với nhiều sản phẩm như Sprite, Diet Coke, Fanta, Coke,...
Xem thêm dịch vụ:
1. Dịch vụ marketing online trọn gói
2. Dịch vụ marketing tổng thể hiệu quả
3. Tư vấn lập kế hoạch marketing chuyên nghiệp
4. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse
1.4 Mạng lưới phân phối rộng khắp
Nhờ mật độ xuất hiện dày đặc ở khắp mọi nơi trên thế giới, Coca Cola cũng sở hữu cho mình hệ thống phân phối toàn diện và hiệu quả nhất trong ngành công nghiệp nước giải khát.
Theo thống kê mới nhất, doanh nghiệp đã hợp tác với 225 đối tác trong việc đóng chai và gần 900 nhà máy đóng chai toàn cầu.
1.5 Khả năng thâm nhập thị trường
Nước giải khát từ lâu vốn đã được xem là một thị trường khổng lồ với tiềm năng phát triển rộng lớn. Với thương hiệu có tiềm lực mạnh mẽ như Coca Cola, việc thâm nhập vào một thị trường mới là điều không hề khó khăn.
Đó là chưa kể đến, chính sách mua lại của doanh nghiệp cũng giúp mở rộng thị trường dễ dàng hơn. Thương hiệu này có một danh sách dài những thương vụ được mua lại và mang về lợi nhuận khổng lồ, bao gồm cả Fuze Tea, Costa,...
2. Điểm yếu của Coca Cola
2.1 Cạnh tranh trực tiếp với Pepsi
Cuộc chiến muôn thuở giữa 2 ông lớn trong ngành Coca Cola và Pepsi vẫn mãi chưa có được đáp án về kẻ chiến thắng thực sự. Bởi lẽ, hai thương hiệu này có quá nhiều điểm tương đồng nên khả năng cạnh tranh trên thị trường là như nhau.
Cả thế giới đều công nhận rằng Pepsi chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Coca Cola. Nếu không có sự tồn tại của Pepsi, có lẽ thời điểm hiện tại Coca Cola đã đạt đến ngưỡng có khả năng chi phối toàn bộ thị trường nước giải khát trên thế giới.
Khách quan mà nói Pepsi vẫn chưa sánh được ngang hàng với Coca Cola nhưng điểm ngáng đường mang tên Pepsi này chính là điểm yếu lớn nhất cho thương hiệu.
2.2 Đa dạng hóa sản phẩm
Việc đa dạng hóa sản phẩm chính là con dao hai lưỡi khi vừa mang lại ưu thế nhưng cũng gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Lý do là vì hiện tại doanh nghiệp chỉ dừng ở việc đa dạng hóa sản phẩm ở hạng mục nước giải khát.
Với đa dạng sản phẩm nước giải khát, Coca Cola chính là cái tên đầu ngành, nhưng mức độ đa dạng hóa lại khá thấp. Nguyên nhân là Pepsi đã lấn sân sang thị trường thức ăn nhẹ khi phát triển Kurkure và Lays, trong khi Coca Cola vẫn loay hoay chưa biết nên rẽ thêm nhánh nào để có được định vị rõ ràng nhất.
2.3 Phụ thuộc vào thị trường đồ uống giải khát
Do mức độ đa dạng hóa sản phẩm thấp nên Coca Cola buộc phải phụ thuộc phần lớn vào thị trường đồ uống giải khát. Việc tập trung vào mỗi thị trường nước giải khát sẽ giúp thương hiệu có thể chú tâm vào việc đầu tư, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên điều này cũng khiến doanh nghiệp bị bỏ lại phía sau ở những dòng sản phẩm khác mà Coca Cola có thể đầu tư.'
2.4 Rủi ro về tỷ giá ngoại tệ
Hầu hết các doanh nghiệp đa quốc gia, có thị phần lớn bao phủ toàn cầu đều phải đối mặt với rủi ro về tỷ giá ngoại tệ. Tương tự, mô hình SWOT của Coca Cola tại Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động bất lợi. Những biến động đó có thể khiến doanh thu của doanh nghiệp giảm sút.
Với Coca Cola, rủi ro tỷ giá ngoại tệ diễn ra khi mua nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh được trả bằng ngoại tệ hoặc bán sản phẩm và thu hồi tiền ngoại tệ. Đây là điều khó tránh khỏi khi hoạt động tại hơn 180 quốc gia, việc trả tiền cho người lao động và doanh thu thu về khác với đồng tiền tại quốc gia có trụ sở sẽ khiến mức độ nhạy cảm về tỷ giá tăng cao. Lúc này, chi phí bỏ ra sản xuất và giá thành cũng sẽ biến động theo hướng tiêu cực, trở thành điểm yếu của Coca Cola.
2.5 Các vấn đề liên quan đến sức khỏe
Các loại nước giải khát có gas nói chung đều sẽ khiến người dùng cảm thấy quan ngại về vấn đề sức khỏe và Coca Cola cũng không ngoại lệ. Nếu dung nạp quá nhiều lượng đường vào cơ thể, người dùng có thể gặp vấn đề về tiểu đường, béo phì.
Các chuyên gia y tế đều khuyến cáo không nên sử dụng nhiều các loại nước ngọt và điều này khiến Coca Cola bị ảnh hưởng khá lớn. Tuy nhiên đến hiện tại, doanh nghiệp vẫn chưa đưa ra được giải pháp hợp lý nào cho vấn đề này.
Bên cạnh những yếu tố trực tiếp, Coca Cola cũng là một trong bốn thương hiệu góp phần vào nguyên nhân nóng lên trên toàn cầu với lượng khí thải do sản xuất nhiều chai nhựa. Dù Coca Cola đã cố gắng kêu gọi việc tái sử dụng sản phẩm chai nhựa này nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả thực tế như mong muốn.
3. Cơ hội của Coca Cola
3.1 Đổi mới liên tục
Khả năng chuyển đổi và phát triển nhanh chóng của xã hội dẫn đến thói quen tiêu dùng cũng theo đó mà thay đổi theo xu hướng. Vậy nên cách tốt nhất để một doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng chính là liên tục đổi mới và cập nhật xu hướng.
Những thay đổi rõ rệt nhất của thương hiệu nước giải khát Coca Cola nằm ở bao bì sản phẩm và những chiến dịch marketing, truyền thông độc đáo và khác biệt. Các chiến dịch marketing của Coca Cola chính là đòn bẩy giúp các sản phẩm tưởng chừng đã cũ trụ vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Minh chứng cụ thể nhất là vào cuối năm 2021, Coca Cola tại Mỹ đã hợp tác cùng TikTok cho ra mắt thử thách thú vị. Hoặc giữa thời điểm dịch bệnh căng thẳng, thương hiệu vẫn thành công khi kết hợp cùng Amee trong chương trình giải trí 4PM Show - Bừng hứng khởi cùng Amee.
3.2 Khai thác thị trường ở các quốc gia đang phát triển
Điểm chung của nhiều quốc gia đang phát triển chính là có thời tiết khá nóng. Vậy nên nhu cầu tiêu thụ nước giải khát tại đây là vô cùng lớn. Với vị thế sẵn có, Coca Cola không gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác các thị trường tiềm năng này để gia tăng thị phần.
Có thể kể đến thị trường châu Phi và Trung Đông khi thương hiệu Coca Cola ngay từ khi mới gia nhập đã vô cùng thành công và hiện tại vẫn đang dẫn đầu về doanh số và mức độ trải nghiệm sản phẩm sao với những đối thủ cùng ngành nước giải khát.
3.3 Mang hệ thống chuỗi cung ứng tiên tiến
Hiện tại toàn bộ hệ thống kinh doanh của thương hiệu đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chuỗi cung ứng và hệ thống phân phối. Ngoài ra, chi phí cho cơ sở vận tải và nguyên liệu luôn có xu hướng tăng. Khó khăn này cũng giúp mở ra thêm cho thương hiệu cơ hội ứng dụng một hệ thống hiện đại hơn vào chuỗi cung ứng.
3.4 Đa dạng hóa sản phẩm
Đa dạng hóa sản phẩm vừa là điểm yếu, điểm mạnh nhưng cũng là cơ hội cho thương hiệu nước giải khát hàng đầu này. Việc dẫn đầu và có khả năng chi phối một ngạch hàng và chịu thua thiệt ở một ngành hàng có chủ đích thực chất vẫn là cơ hội lớn cho Coca Cola.
Bởi chưa có một thương hiệu nào có khả năng thống lĩnh được thị phần như cách Coca Cola làm được ở thị trường nước giải khát. Các thương hiệu khác vẫn còn đang phân chia thị phần nhỏ lẻ và không có nhiều thế mạnh vượt trội, ví dụ như Pepsi dù đã lấn sân sang thị trường đồ ăn nhẹ với bánh Lays.
3.5 Tập trung vào đồ uống có lợi cho sức khỏe
Điểm yếu của thương hiệu là những sản phẩm nhiều đường, không có lợi cho sức khỏe. Nhưng đây cũng là cơ hội để Coca Cola phát triển thêm dòng đồ uống tốt cho sức khỏe. Tương tự Pepsi, ma trận SWOT của Coca Cola cũng nên tập trung vào phân khúc thức uống mới này. Nếu có chiến lược phù hợp thì việc gia nhập ngành hàng này có thể mang lại nhiều lợi thế về doanh thu cũng như làm mới hình ảnh thương hiệu.
Theo báo cáo thường niên mới nhất của Coca Cola, thương hiệu này đã giảm thiểu lượng lượng trong đồ uống và đầu tư hơn 28% sản lượng bán ra không chứa calo hoặc rất ít calo. Thị trường này sẽ còn mang lại nhiều lợi thế hơn nữa cho Coca Cola nếu đầu tư đường dài, khi mà xu hướng tiêu dùng đang hướng đến lối sống lành mạnh.
4. Thách thức của Coca Cola Việt Nam
4.1 Mối đe dọa cạnh tranh rất cao
Thách thức lớn nhất trong mô hình SWOT của Coca Cola có thể nhận thấy rõ nhất chính là danh sách các đối thủ cùng ngành. Mặc dù đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Pepsi mới là người có sức ảnh hưởng lớn hơn cả nhưng không thể phủ nhận việc càng ngày càng có nhiều công ty nhỏ tham gia vào cuộc đua giành thị phần với Coca Cola.
Tropicana, nước hoa quả Lipton, Nescafe hay Starbucks đều là những thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và có được thị phần đáng kể. Điều này chính là thách thức khá lớn và tác động trực tiếp đến vị thế của Coca Cola.
4.2 Nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với sức khỏe
Xã hội hiện đại ngày càng phát triển thì người dùng sẽ càng có ý thức về sức khỏe cao hơn trong việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe của mình. Điều này đã hình thành nên xu hướng né tránh các sản phẩm gây hại, ví dụ như những thức uống có lượng đường quá cao.
Khi người dùng bỏ hẳn thói quen sử dụng nước giải khát có gas hay thậm chí chỉ là dịch chuyển sang dòng thức uống khác cũng sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu của Coca Cola. Đây có thể là điểm chí mạng của thương hiệu phụ thuộc quá nhiều vào một dòng sản phẩm như Coca Cola.
Xem thêm: Mô hình PESTEL của Coca Cola
4.3 Nhiều sản phẩm đã lỗi thời
Nếu cơ hội đổi mới, cập nhật xu hướng liên tục giúp Coca Cola theo kịp thị trường thì mặt ngược lại chính là khó khăn, thách thức của Coca Cola. Có đến hơn 130 năm tuổi đời thương hiệu và được biết đến rộng rãi với sản phẩm nước ngọt Coca Cola chủ đạo, rất khó để thương hiệu tránh được việc khách hàng cảm thấy các sản phẩm đã lỗi thời.
LỜI KẾT
Từ những phân tích chi tiết về mô hình SWOT của Coca Cola trong bài viết trên, có thể thấy rằng thương hiệu có lợi thế vô cùng to lớn trong ngành công nghiệp nước giải khát. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên có thể giúp bạn triển khai ma trận SWOT cho doanh nghiệp hiệu quả