Phân tích môi trường vi mô của Coca Cola toàn diện chi tiết

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 12502
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành nước giải khát như hiện nay, việc quan tâm và phân tích về môi trường vi mô của các doanh nghiệp trở nên cực kỳ quan trọng. Một tên tuổi lớn như Coca Cola không chỉ trụ vững nhờ chất lượng sản phẩm mà còn có những nghiên cứu điển hình về phương pháp quản trị chiến lược những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy môi trường vi mô của Coca Cola bao gồm các yếu tố nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

môi trường vi mô của coca cola

SƠ LƯỢC VỀ COCA COLA

Coca Cola ra mắt thị trường lần đầu tiên vào năm 1886. Sau hơn 130 hình thành và phát triển, hiện tại đây là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trong nền công nghiệp nước giải khát có gas. Tầm ảnh hưởng thương hiệu thậm chí còn được xem là biểu tượng của nước Mỹ và có mặt tại hơn 180 quốc gia trên thế giới.

  • Năm 1960, Coca Cola chính thức gia nhập đường đua tại thị trường Việt Nam.

  • Năm 2010, thương hiệu đã có hơn 50 nhà phân phối cùng mạng lưới 300.000 đại lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

  • Năm 2014, doanh thu của thương hiệu tại Việt Nam đạt trên 6000 tỷ đồng (tăng gấp 8 lần so với 2004).

  • Đến 2021, doanh nghiệp đạt hơn 8.400 tỷ đồng.

  • Tính đến hết năm 2021, tài sản ròng của thương hiệu tại Việt Nam đạt 381,5 triệu USD, tương đương khoảng 8.829 tỷ đồng.

Tìm hiểu thêm:

1. Tư vấn chiến lược marketing  tối ưu doanh thu

2. Dịch vụ marketing thuê ngoài giá rẻ

3. Business Coaching thành công

4. Chuyên gia Võ Tuấn Hải

giới thiệu về coca cola

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA COCA COLA

Việc nghiên cứu môi trường vi mô rất quan trọng và cần thiết cho hầu hết mọi doanh nghiệp, không chỉ riêng gì Coca Cola. Dưới đây là những yếu tố vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp Coca Cola, không chỉ ở Việt Nam mà cả thị trường quốc tế.

1. Môi trường nội bộ của Coca-Cola

Nội bộ doanh nghiệp Coca Cola được đánh giá là hoạt động khá tốt.

  • Phòng quản trị Marketing luôn hợp tác chặt chẽ với các đơn vị khác để tạo ra những chiến dịch thành công và chất lượng.

  • Phòng tài chính luôn quan tâm và đưa ra những quyết định đúng đắn đến vấn đề về nguồn vốn cũng như việc sử dụng vốn cần thiết trong việc triển khai các hoạt động marketing.

  • Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật thiết kế sản phẩm đảm bảo an toàn, đẹp và đưa ra các phương pháp sản xuất hiệu quả cao.

  • Phòng cung ứng vật tư luôn quan tâm đến việc đảm bảo đầy đủ số lượng và chi tiết để phục cho quá trình sản xuất sản phẩm.

  • Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất một lượng sản phẩm cần thiết.

  • Phòng kế toán theo dõi thu chi, giúp phòng quản trị marketing nắm rõ tình hình để thực hiện những mục tiêu đã đề ra trước đó.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận đã giúp Coca Cola xây dựng được hình ảnh thương hiệu không chỉ được biết đến ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Xem thêm dịch vụ:

1. Dịch vụ marketing online trọn gói

2. Dịch vụ marketing tổng thể hiệu quả

3. Tư vấn lập kế hoạch marketing chuyên nghiệp

4. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse

Xem thêm: Mô hình SWOT của Coca Cola

Môi trường nội bộ của Coca-Cola

2. Nhà cung ứng

Thị trường Việt Nam có lợi thế lớn trong việc cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ, nhân công có trình độ. Hầu hết các nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam đều có rất nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng.

Các nguyên liệu mà doanh nghiệp cần để sản xuất sản xuất bao gồm đường, caffeine, chất tạo độ chua, CO2,... hiện đang được cung cấp khá tốt. Doanh nghiệp đang hợp tác cùng nhiều nhà cung ứng nguyên vật liệu như Công ty TNHH Dynaplast cung cấp vỏ chai, công ty Cổ phần Biên Hòa cung cấp thùng carton,...

Ngoài ra Coca Cola Việt Nam cũng đã công bố thêm 8 doanh nghiệp gia nhập chuỗi cung ứng của mình, đó là Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (Sadaco), công ty Á Đông ADG, Limo Ice, M&H, Tam Phú Hưng, Nam Phương, Mai Anh Đồng Tháp và Hoàng Thiên Phúc.

Tuy nhiên nhiều yếu tố xảy ra trong môi trường cũng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nguyên liệu cho Coca Cola. Việc thiếu hụt một số nguyên liệu chế biến nước ngọt và nhiên liệu có thể dẫn đến việc không đủ nguồn cung hoặc nghiêm trọng hơn là sản phẩm lõi.

Thiếu sản phẩm đựng như chai, lon sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Thùng chứa bị hỏng cũng tác động đến khả năng vận tải và chuỗi cung ứng cũng như hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Trên thực tế, mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp đã có từ lâu nên các vấn đề không quá ảnh hưởng đến hiệu suất của thương hiệu. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong ngành còn mua nguyên vật liệu của nhau để hạn chế rủi ro.

Ban quản trị của doanh nghiệp cũng luôn chú ý, theo dõi giá bán của các mặt hàng cung ứng. Bởi việc tăng giá vật tư có thể bắt buộc tăng giá sản phẩm. Thiếu một vật tư nào đó, bãi công và các bộ phận khác cũng có thể làm rối loạn chuỗi cung ứng.

Xem thêm: Chuỗi cung ứng của Coca Cola

 Nhà cung ứng

3. Đối thủ cạnh tranh của Coca Cola

Đối thủ cạnh tranh của Coca Cola bao gồm:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đối thủ lớn nhất và mạnh nhất chính là Pepsi. Đây là cuộc chiến thương mại được quan tâm nhiều nhất trên thị trường nước giải khát.

  • Đối thủ tiềm ẩn: Bao gồm những doanh nghiệp sẽ xuất hiện trong tương lai và mới xuất hiện trên thị trường. Điều này làm tăng tính cạnh tranh nhưng không mấy ảnh hưởng đến Coca Cola vì thương hiệu đã có thị phần ổn định cùng sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

  • Sản phẩm thay thế: Trong ngành nước giải khát hiện nay có vô số những sản phẩm có thể thay thế nước ngọt có gas của thương hiệu, bao gồm cả cà phê, trà sữa, nước chanh,... Điều này ảnh hưởng không ít đến thị trường của ngành cũng như khả năng phát triển về sau.

Đối thủ cạnh tranh của Coca Cola

4. Định hướng của doanh nghiệp

Trong môi trường vi mô của Coca Cola, việc hoạch định kế hoạch cho tương lai và những dự báo về mục tiêu cần đạt được cũng như cách thức thực hiện là vô cùng quan trọng. Nhờ vào khả năng am hiểu thị trường mà doanh nghiệp đã thiết lập các chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.

  • Thâm nhập thị trường: Bằng việc phân khúc thị trường hợp lý, Coca Cola nhận thấy Việt Nam hiện đang là thị trường rất đa dạng nên đã hướng đến việc tập trung vào nhóm khách hàng trẻ tuổi với phong cách năng động, yêu thích sự sáng tạo qua những chiến lược marketing độc đáo.

  • Phát triển thị trường: Coca Cola đã có nhiều bước tiến vượt bậc nhờ các kênh truyền thông đại chúng. Nhất là khả năng xây dựng hệ thống trải dài từ Nam tới Bắc với sự điều hành và quản lý tối ưu của ban lãnh đạo cấp cao.

  • Phát triển sản phẩm: Chiến lược phát triển sản phẩm mới của Coca Cola bắt đầu từ việc đổi tên sản phẩm Coca Cola Zero sang Coca Cola Zero Sugar nhằm thể hiện một cách chính xác hơn những thông tin và đặc điểm không đường ngay trong tên gọi.

Đồng thời, thiết kế sản phẩm là sự kết hợp giữa sắc đỏ truyền thống phối đen nổi bậc. Mặc dù 2021 đã đổi bao bì sang nền đỏ đen nhưng vẫn thể hiện nam giới mới là tệp khách hàng mà thương hiệu hướng tới. Bên cạnh đó, công thức của Zero Sugar hầu như vẫn giữ nguyên vị của Zero nhưng bao bì được nâng cấp thêm dạng chai 1,75 lít thuận tiện hơn khi sử dụng.

Định hướng của doanh nghiệp

5. Các trung gian

Có thể nói, Coca Cola đã có tác động to lớn đến mặt hàng nước giải khát tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp sản phẩm của thương hiệu này ở bất cứ đâu. Trong môi trường vi mô của Coca Cola, thương hiệu đã xây dựng một hệ thống môi giới trung gian vô cùng rộng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối các sản phẩm đến mọi nơi trên thế giới.

  • Kênh bán lẻ: Thông qua các kênh bán lẻ như tạp hóa nhỏ lẻ, Coca dễ dàng tiếp cận mọi đối tượng tiềm năng. Thói quen mua sắm ở khu vực nông thôn thông qua hệ thống bán lẻ lớn hơn nhiều so với thương mại điện tử hay siêu thị.

  • Kênh đại lý, siêu thị: Ưu điểm của kênh trung gian nay là không phải vận chuyển và quản lý phức tạp. Không gian trưng bày đẹp mắt cũng thu hút khách hàng dễ dàng hơn. Đây cũng là những kênh thường xuyên có chương trình khuyến mãi hấp dẫn, từ đó kích thích nhu cầu mua sản phẩm của người tiêu dùng.

  • Kênh nhà hàng, khách sạn: Đây là kênh trung gian được Coca Cola khá chú trọng trong việc đầu tư xây dựng mối quan hệ nhờ khả năng kết hợp sản phẩm vào mỗi thực đơn để thúc đẩy lượt mua của khách hàng.

Các trung gian

6. Khách hàng của Coca Cola

Không giống các thương hiệu khác chỉ tập trung vào một hoặc một nhóm đối tượng khách hàng, Coca Cola luôn cố gắng hoàn thiện hệ thống chiến lược để tiếp cận được nhiều đối tượng nhất có thể:

  • Thị trường người tiêu dùng: Đây là nhóm khách hàng mua và sử dụng cho cá nhân.

  • Thị trường nhà sản xuất: Các tổ chức mua sản phẩm để sử dụng trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

  • Thị trường nhà mua bán trung gian: Các tổ chức mua sản phẩm và sau đó bán lại kiếm lời.

  • Thị trường các cơ quan nhà nước: Những tổ chức mua hàng sau đó sử dụng cho dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao cho những người cần sử dụng.

Coca Cola luôn đầu tư những chiến lược quảng cáo chú trọng vào khách hàng. Trong các chiến dịch marketing của Coca Cola, khách hàng luôn là “thượng đế”. Hãng đã có nhiều chiến lược khác nhau để người dùng thực sự cảm nhận được hương vị của Coca Cola.

Hai phân đoạn thị trường mà thương hiệu luôn tập trung để tìm kiếm khách hàng chính là:

  • Về địa lý: Tại Việt Nam, Coca Cola luôn cố gắng phân phối sản phẩm với mật độ dày đặc từ thành thị cho đến nông thôn. Tuy nhiên vẫn chú trọng hướng đến những thành phố đông dân, có nhiều nhà hàng, quán ăn, khu du lịch,...

  • Về dân số học: Thương hiệu tập trung vào nhóm người trẻ năng động như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, người lao động,... với độ tuổi từ 10-50 tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở nhóm 15-30 tuổi. Sản phẩm có giá thành rẻ nên phù hợp với mọi mức thu nhập.

Xem thêm: Thị trường của Coca Cola tại Việt Nam

Khách hàng của Coca Cola

7. Giới công chúng

Coca Cola là tập đoàn đa quốc gia, gặt hái được vô số thành công và đánh bại mọi đối thủ cạnh tranh. Song chưa vì thế mà doanh nghiệp tìm cách đút lót, dù tham nhũng đang là vấn nạn tại nhiều nước đang phát triển. Doanh nghiệp rất chú ý đến cách thức tiếp cận thị trường, cách chọn đối tác kinh doanh trong khu vực và cách thức hoạt động tại nước ngoài. Và trung thực là mấu chốt trong cách tiếp cận của hãng.

Coca Cola luôn nỗ lực trong việc công khai các hợp đồng của mình để có được sự ủng hộ từ công chúng cũng như phát triển thế mạnh từ công chúng, làm các cấp lãnh đạo không dễ dàng tiếp nhận đút lót từ tập đoàn đồ uống khổng lồ này. Hãng cũng từng tuyên bố thà rút khỏi đất nước đó còn là là đút lót khoản tiền lớn cho vị đứng đầu nhà nước.

Trên thực tế, hãng luôn cố gắng tăng cơ hội ở các thị trường đang phát triển ở Đông và Trung Âu cũng như các nước đang phát triển. Coca Cola cố gắng được khách hàng nhìn nhận như một thương hiệu thật thà, trung thành và lâu dài. Điều này đã gây được ấn tượng tốt với chính phủ sở tại, người tiêu dùng, nhà cung cấp và công chúng nói chung.

Và hiện tại, Coca Cola đang ngày càng tiến xa hơn trong việc đóng vai trò toàn diện ở hầu hết các quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động, ủng hộ giáo dục, nghệ thuật cùng nhiều dịch vụ và hoạt động xã hội.

Giới công chúng

GIẢI PHÁP CỦA COCA COLA

Coca Cola luôn tập trung vào dòng sản phẩm chủ lực và thị trường chủ chốt, không cần đầu tư dàn trải nhưng lại không thu được lợi nhuận gì trong năm. Doanh nghiệp cũng cần thực hiện thêm các thương vụ thu mua trong lĩnh vực đồ uống nhằm tăng cường sự hiện diện của mình trong phân khúc thị trường đang đi lên.

Các chiến dịch marketing cũng cần có tính bao quát rộng hơn, những điểm liên quan đến người tiêu dùng như sử dụng công cụ tiếp thị mới từ hình thức 3D sang chương trình khách hàng lâu dài trực tuyến giúp kết nối với khách hàng, thu hút khách hàng tuổi teen-đối tượng khách hàng tiềm năng chính để duy trì tính bền vững của doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp có thể tiến hành nâng cấp nhân sự nhằm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp đa quốc gia về lao động tại chỗ. Trong cơ cấu nên sử dụng lao động Việt Nam trong công cuộc chinh phục người dùng Việt.

LỜI KẾT

Môi trường vi mô của Coca Cola chính là đòn bẩy hiệu quả giúp doanh nghiệp nhận thức rõ ràng về các yếu tố xung quanh và đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn, phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích. 

Đánh giá & nhận xét : Phân tích môi trường vi mô của Coca Cola toàn diện chi tiết

5/5

2 đánh giá & nhận xét

5 

2 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
Banner đăng ký trang chi tiết

Điền Đầy Đủ Thông Tin Của Bạn

Hotline: 0901 349 349
1 Tư vấn chiến lược marketing từ A-Z
2  Huấn luyện business coaching là gì?
3  Phòng marketing thuê ngoài là gì?
4. Doanh nghiệp B2B là gì?
5. Marketing trung tâm tiếng anh?
Phân Tích Case Study
VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

Chuyên gia marketing hơn 15 năm kinh nghiệm


  • PHÓ THỦ TƯỚNG & Đoàn Đại Biểu Cấp Cao Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 2014
  • Sáng lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết kế web chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Đào Tạo Marketing Online Trền Nền Giải Pháp Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Giải Pháp "Ma Trận Marketing Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
  • Giảng Viên Cao Cấp Tại Các Học Viện Digital Marketing Hàng Đầu VN
  • Nhiều Lần Xuất Hiện Trên VTV3, THVL1, THVL2, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam,..
Xem thêm về Võ Tuấn Hải

0987 087 034
Zalo: 0987087034