1. Chuyên gia marketing là ai? |
2. Marketing thuê ngoài hiệu quả |
3. Marketing tổng thể là gì? |
4. Tổng quan marketing là gì ? |
5. Tìm hiểu marketing online từ A-Z |
Marketing coordinator là gì? 5 công việc điều phối viên 2024
Sales coordinator, operation coordinator, project coordinator, event coordinator, marketing coordinator là gì? Nhiều người vẫn chưa biết đến những khái niệm này. Để có thể tổ chức một sự kiện, hoạt động hay thực hiện một chiến dịch nào đó thành công thì cần sự đóng góp, cố gắng của rất nhiều người trong một tập thể. Những người này tập hợp lại thành một tổ chức với cùng một mục đích hoạt động đó là tạo nên một sự kiện, một chiến dịch thành công. Tuy nhiên, mỗi người một tính cách, một ý tưởng và cách thức làm việc khác nhau nên rất dễ dẫn đến những tranh cãi, bất đồng. Đó là lý do tại sao các công việc Coordinator ra đời. Các nhà điều phối sẽ làm gì, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Nội Dung Chính [Ẩn]
Dịch vụ tham khảo:
1. Tư vấn chiến lược marketing hiệu quả
2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải
3. Phòng marketing thuê ngoài tốt nhất
4. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse
COORDINATOR LÀ GÌ?
Coordinator là điều phối viên – người làm công việc tổ chức sự kiện hoặc các hoạt động, chiến dịch, có vai trò theo sát mọi hoạt động và làm cho nó diễn ra suôn sẻ, dễ dàng. Điều phối viên có trách nhiệm lập kế hoạch, hướng dẫn, quản lý để đảm bảo rằng mọi thành viên đều tham gia đóng góp và chuẩn bị cho sự kiện ở mức tốt nhất. Là người có nhìn bao quát nhất để có thể kết nối những mắt xích lại với nhau, tạo nên một sự kiện hoàn hảo
Bắt buộc một Coordinator cần phải có đó là cái nhìn khách quan, có lập trường trung lập để có thể điều phối quá trình hoạt động của tổ chức mà không bị tác động bởi những yếu tố xung quanh. Một điều phối viên giỏi là một người sở hữu nhiều loại kỹ năng từ giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định đến việc quản lý đội nhóm và các hoạt động truyền thông.
Một kỹ năng quan trọng là tiến trình công tác xã hội nhóm, đây là một phương pháp quản lý hoạt động của tổ chức nhằm giúp đỡ các thành viên cống hiến cách hiệu quả nhất và cùng nhau dẫn dắt sự kiện đến thành công. Sứ mệnh của Coordinator là tạo ra quy trình, môi trường thuận lợi cho tổ chức phát triển, đồng thời đưa ra những quyết định, hướng đi hiệu quả trong toàn bộ quá trình thực hiện.
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ marketing online trọn gói tốt nhất
2. Dịch vụ Business Coaching
3. Tư vấn lập kế hoạch marketing tốt nhất
4. Marketing trọn gói hiệu quả
SALES COORDINATOR LÀ GÌ?
Mỗi Coordinator sẽ có những nhiệm vụ khác nhau, hãy cùng tìm hiểu về các công việc của điều phối viên bán hàng.
1. Khái niệm
Sales Coordinator có nghĩa là nhân viên điều phối kinh doanh. Họ là người làm nhiệm vụ tìm kiếm danh sách khách hàng tiềm năng, thuyết trình bán các sản phẩm dịch vụ cho hội nhóm, tổ chức muốn tổ chức hội nghị hoặc sự kiện. Sales Coordinator thuộc bộ phận Sales và Marketing, làm việc dưới sự lãnh đạo Director of Sales
2. Nhiệm vụ sales coordinator?
Hoạt động bán hàng yêu cầu các thành viên phải có sự liên kết chặt chẽ, có sự trao đổi, thảo luận thường xuyên để điều chỉnh và đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm đạt đến mục tiêu đặt ra. Vậy điều phối viên Sales có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ đầu tiên của Sales Coordinator là gì?
-
Thường xuyên làm việc với quản lý bộ phận để có cái nhìn bao quát, chính xác về mục tiêu trong kỳ, về ngân sách và kỳ vọng bán hàng. Họ có trách nhiệm thu thập thông tin, cập nhật tình trạng đơn đặt hàng từ các chi nhánh khác nhau, số lượng doanh thu đã đạt được. Từ đó đánh giá phân tích và điều chỉnh sao cho thích hợp.
-
Lưu giữ hồ sơ chính xác về số liệu bán hàng hàng tháng và hàng năm, nhằm đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng hướng, và xây dựng kế hoạch, chiến lược marketing mới trong tương lai.
-
Xây dựng bản báo cáo bán hàng chi tiết để trình bày cho các quản lý hoặc nhà đầu tư tiềm năng.
-
Sales Coordinator thường là gương mặt đại diện của một doanh nghiệp, thường xuyên liên lạc với nhà phân phối, đối tác, đại diện công ty và các khách hàng chủ chốt để giải quyết các công việc.
-
Lên kế hoạch các sự kiện quan trọng như hội chợ thương mại, hội thảo, tiệc tri ân khách hàng để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, nâng cao danh tiếng của công ty, đảm bảo nguồn đầu tư trong tương lai.
-
Đóng một vai trò quan trọng như một nhà đàm phán, phải giữ mối quan hệ làm việc hữu nghị với các nhà cung cấp hiện tại, cố gắng đảm bảo các điều khoản hợp đồng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong tương lai.
-
Làm việc với bộ phận Marketing về việc duy trì mối quan hệ giữa người tiêu dùng của công ty với việc sản xuất các chiến dịch quảng cáo. Sales và Marketing phải liên kết chặt chẽ và thường xuyên tương tác với nhau để cung cấp dữ liệu bán hàng chính xác. Cùng nhau xác định xu hướng tăng trưởng doanh thu và tùy chọn sản phẩm trên các khu vực khác nhau.
-
Quan trọng nhất Sales Coordinator phải thường xuyên xem xét-đánh giá chất lượng và thực hiện các cuộc khảo sát người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ. Để có thể đưa ra cái nhìn đúng đắn và khách quan, biết được ưu điểm-khuyết điểm của sản phẩm, dịch vụ, đóng góp ý kiến cải thiện và phát triển sản phẩm.
-
Người đưa ra quyết định cuối cùng chắc chắn là điều phối viên bán hàng trong việc theo dõi, đánh giá một sản phẩm nào đó trước khi đề bạt lên cấp trên.
3. Mức lương
Sales Coordinator có thu nhập tương đối hấp dẫn. Trung bình, họ sẽ nhận được mức lương từ 8.000.000đ đến 13.000.000đ/tháng. Tùy thuộc công ty, năng lực làm việc và tính chất công việc riêng, nhiều người còn có thể kiếm được tới mức thu nhập “khủng” lên đến 27.000.000đ/tháng.
MARKETING COORDINATOR LÀ GÌ?
Ngành marketing là một ngành hot hiện nay, Marketing Coordinator cũng là vị trí rất hấp dẫn, cùng tìm hiểu.
1. Khái niệm
Marketing Coordinator và Sales Coordinator là “cặp bài trùng”, họ có mối liên hệ mật thiết với nhau, luôn đồng hành để hoàn thành nhiệm vụ. Marketing Coordinator là điều phối viên marketing online hoặc truyền thống. Công việc của họ là nghiên cứu, đánh giá thị trường đồng thời tận dụng những công cụ như website, email, mạng xã hội… Cách hợp lý, hiệu quả để giúp ích cho doanh nghiệp.
2. Kỹ năng coordinated marketing
Muốn thành công trong vị trí Marketing Coordinator thì bạn cần hội tụ đủ các kỹ năng chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm, gồm có:
-
Kỹ năng phân tích thông tin.
-
Kỹ năng quản lý.
-
Kỹ năng làm việc nhóm.
-
Kỹ năng làm việc độc lập.
-
Kỹ năng giao tiếp.
3. Mức lương
Các Marketing Coordinator có mức thu nhập khá hấp dẫn, dao động từ 12.000.000đ đến 18.000.000đ/tháng tùy vào năng lực cá nhân, tính chất công việc và quy mô doanh nghiệp. So sánh với các vị trí khác trong ngành Marketing thì con số này không phải là quá cao nhưng cũng đã đủ thu hút đối với các ứng viên tìm việc.
OPERATION COORDINATOR LÀ GÌ?
Tìm hiểu chi tiết về Operation Coordinator, một công việc thú vị, thu hút hiện nay.
1. Khái niệm
Operation Coordinator là gì? Operation Coordinator là điều phối tất cả hoạt động của doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ operation coordinator?
Họ là người cho phối hợp, và vận hành các hoạt động của doanh nghiệp, nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Nhiệm vụ của họ là lập kế hoạch, giao việc cho các bộ phận, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện và cuối cùng là đánh giá hiệu quả đạt được của công việc.
3. Mức lương
Có thể thấy, các đầu việc mà một Operation Coordinator phải đảm nhiệm khá là đa dạng và phức tạp. Vị trí này phải đảm nhiệm ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đảm bảo cho mọi hoạt động vận hành trong doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nhất. Cũng chính vì thế mà mức lương của Operation Coordinator khá cao. Rơi vào khoảng 20 – 50 triệu đồng/tháng tùy vào lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Chi tiết phòng marketing gồm những bộ phận nào?
2. Tìm hiểu trưởng phòng marketing làm gì?
3. Tìm hiểu marketing intern là gì?
4. Kỹ năng marketing online hiệu quả
PROJECT COORDINATOR LÀ GÌ?
Project Coordinator còn khá lạ với rất nhiều người, cùng tìm hiểu nếu bạn yêu thích và có định hướng theo công việc này.
1. Khái niệm
Project Coordinator là điều phối viên dự án.
2. Nhiệm vụ project coordinator?
Nhiệm vụ chính là giám sát các giai đoạn của dự án để dự án được hoàn thành đúng hạn và đem lại kết quả tốt. Họ cũng đảm nhiệm luôn mảng hành chính, việc phân phối tài liệu, thu thập thông tin thị trường, làm báo cáo và hỗ trợ về mặt truyền thông quảng cáo. Cũng vì lý do đó mà Project Coordinator cần trang bị cho mình nhiều loại kỹ năng đặc biệt như: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quản lý quỹ thời gian; khả năng phát triển và duy trì các mối quan hệ đối tác…
3. Mức lương
Thu nhập trung bình của các điều phối viên dự án khoảng từ 13.000.000đ đến 20.000.000đ/tháng.
EVENT COORDINATOR LÀ GÌ?
Event Coordinator một công việc được cho là khá vất vả, nhưng cũng hợp với những người có đam mê và tố chất, và rất thú vị, thử tìm hiểu xem bạn có phù hợp hay không nhé!
1. Khái niệm
Event Coordinator là gì? Là người điều phối viên sự kiện.
2. Nhiệm vụ event coordinator?
-
Nhiệm vụ của họ là làm việc với khách hàng, lập kế hoạch thực hiện sự kiện RP Marketing tại nhà hàng khách sạn, tài chính chi tiêu, liên kết các nhà cung cấp, triển khai ý tưởng và rất nhiều việc liên quan khác.
-
Họ phải thỏa thuận và làm việc với các đối tác gồm: Công ty âm thanh ánh sáng, nhà hàng khách sạn, nhà cung cấp hoa tươi, đội thiết kế, đội triển khai…
-
Họ cần quản lý các hạng mục các công việc cần chuẩn bị một cách kỹ càng bao gồm từ khăn trải bàn, loại hoa sử dụng, thiết kế layout, thiết kế hệ thống âm thanh ánh sáng, backdrop, các chi tiết handmade trang trí… Tại nơi tổ chức như nhà hàng khách sạn.
3. Mức lương
Thu nhập trung bình của các điều phối viên sự kiện khoảng từ 12.000.000đ đến 18.000.000đ/tháng.
Kết luận
Chuyengiamarketing đã làm rõ khái niệm marketing coordinator là gì? Sales coordinator là gì?, operation, project, event coordinator, ngoài ra còn có f&b coordinator,... Trong một tổ chức người đứng đầu nắm một vị trí hết sức quan trọng. Coordinator là một ngành hot hiện nay và được rất nhiều các bạn trẻ theo đuổi, học hỏi. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã thu được những kiến thức bổ ích về công việc này một cách chi tiết và cái nhìn rõ ràng về nhiệm vụ của một người điều phối viên . Chúc bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Kpi marketing là gì?
2. Kỹ năng kiến thức quản lý