1. Tư vấn chiến lược marketing từ A-Z |
2. Huấn luyện business coaching là gì? |
3. Phòng marketing thuê ngoài là gì? |
4. Doanh nghiệp B2B là gì? |
5. Marketing trung tâm tiếng anh? |
Phân tích chuỗi cung ứng của Vinamilk | Đánh giá chi tiết
Chuỗi cung ứng (Supply chain) là một hệ thống toàn diện hỗ trợ sản xuất cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp. Sự phát triển toàn diện và bền vững như hiện nay của ông trùm ngành sữa tươi Vinamilk chắc chắn phải kể đến chuỗi giá trị logistics. Đây là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phát triển chiến lược, sản xuất, lưu trữ, tồn kho. Cùng Chuyên gia Marketing tìm hiểu và phân tích rõ hơn về chuỗi cung ứng của Vinamilk trong bài viết sau.
Nội Dung Chính [Ẩn]
THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK (LOGISTICS VINAMILK)
Chuỗi cung ứng của Vinamilk là một trong những mô hình chuẩn được nhiều doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và dinh dưỡng học hỏi. Trong chuỗi này, Vinamilk đã cho thấy một cách trực quan về những thành phần được bố trí với một trình tự xuyên suốt và khoa học.
1. Mô hình chuỗi cung ứng Vinamilk
Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam. Các sản phẩm được phân phối phổ biến nhất chính là sữa tươi, sữa đặc, sữa bột, sữa chua,... Để đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất có thể, mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk tập trung chủ yếu vào 3 dòng sản phẩm chính:
-
Dòng sản phẩm sữa: sữa tươi, sữa chua, sữa đặc,...
-
Dòng tài chính.
-
Dòng thông tin.
Sơ đồ chuỗi cung ứng của Vinamilk được thể hiện một cách tổng quan qua mô hình sau đây.
Dịch vụ hot 2024:
1. Marketing thuê ngoài tiết kiệm chi phí
2. Dịch vụ tư vấn marketing chiến lược hiệu quả
3. Dịch vụ marketing online giá rẻ
4. Marketing online tổng thể 2024
Trong đó:
-
Mũi tên đỏ thể hiện luồng dịch chuyển của các dòng sản phẩm.
-
Mũi tên xanh nhạt thể hiện luồng trao đổi thông tin.
-
Mũi tên xanh đậm thể hiện hướng ra vào của dòng tài chính.
Tìm hiểu thêm:
1. Tư vấn kế hoạch marketing
2. Chuyên gia Marketing Online
3. Đào tạo Marketing Inhouse
4. Business Coach là gì?
2. Khâu sản xuất thành phẩm cho chuỗi cung ứng
Vinamilk đã đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng vốn để có thể xây dựng nhiều nhà máy tự động hóa cao. Hệ thống nhà máy sản xuất sữa cũng được trang bị dây chuyền tiệt trùng với công nghệ hàng đầu từ các nước Châu Âu và Thụy Điển. Bên cạnh đó quy trình tự động khép kín cũng được kiểm soát chặt chẽ nhờ hệ thống quản lý chất lượng ISO chứng nhận.
Tiêu biểu nhất chính là công nghệ dây chuyền sấy phun do Niro cung cấp từ Đan Mạch. Hiện tại chưa doanh nghiệp nào tại Việt Nam trang bị dòng thiết bị này ngoài Vinamilk. Hệ thống nhà máy được phân bổ đều từ trong nước đến nước ngoài để đảm bảo sự thuận lợi trong khâu vận chuyển sữa từ nguồn cung cấp đến nhà máy ngay trong ngày, nhằm đảm bảo giữ được chất lượng sữa tốt nhất trong cả nước.
Từ 2 nhà máy đầu tiên là Nhà máy Sữa Trường Thọ và Nhà máy Sữa Thống Nhất, Vinamilk đã vươn lên xây dựng 13 nhà máy sản xuất và cả siêu nhà máy tại Bình Dương. Tại nước ngoài còn có hệ thống tại Mỹ, Ba Lan và New Zealand. Hai nhà máy siêu lớn là Nhà máy sữa Việt Nam sản xuất với công suất hơn 800 triệu lít sữa mỗi năm. Thứ hai là Nhà máy sữa bột Việt Nam với lượng sản xuất gần 54.000 tấn/ năm.
Ngoài ra, phòng thí nghiệm chuyên về lĩnh vực hóa sinh, nghiên cứu và cải tiến chất lượng dòng sản phẩm cũng được đầu tư. Toàn bộ hệ thống nhà máy của doanh nghiệp đều đạt chuẩn ISO 14001:2004, giúp đảm bảo tiêu chuẩn cao cấp nhất về quản lý môi trường.
Xem thêm: Chiến lược marketing của Vinamilk
3. Khâu phân phối sản phẩm đầu ra cho chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng Vinamilk cũng được đánh giá cao nhờ vào hệ thống phân phối tiện lợi trực tiếp tại các cửa hàng chính hãng, điểm bán lẻ, siêu thị cùng các cửa hàng tiện lợi trải dài khắp cả nước.
Bên cạnh đó, thương hiệu cũng tiên phong xây dựng trang thương mại giacmosuaviet.com năm 2016 và phát triển tích cực cho đến nay. Hiện tại, Vinamilk cũng đang tiếp tục tiến đến các quyết định ký kết cùng nhiều đối tác thương mại điện từ nhằm đáp ứng xu hướng mua sắm online của người dùng.
Có thể thấy, hệ thống phân phối toàn diện đã giúp thương hiệu đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm kịp thời, đầy đủ. Điều này cũng giúp tăng thêm nhận thức của người dùng về việc một thương hiệu sữa “quốc dân” có độ phủ sóng cao như thế nào.
Tại thị trường xuất ngoại, sản phẩm Vinamilk cũng thu về nhiều phản hồi tích cực tại các thị trường được đánh giá là khá khó tính. Mới đây nhất, các sản phẩm trà sữa, sữa hạt của thương hiệu bắt đầu được người dùng Hàn Quốc đón nhận và bày bán nhiều tại các cửa hàng, trung tâm thương mại lớn. Sữa bột trẻ em, sữa chua, sữa đậu nành cũng được đánh giá khá tiềm năng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Canada, Úc,...
Xem thêm: Mô hình SMART của Vinamilk
NHÀ CUNG CẤP CỦA VINAMILK LÀ AI?
Vinamilk hiện đang tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững. Vậy nên hiện tại doanh nghiệp này không chỉ tìm kiếm những nhà cung cấp uy tín trong nước, ngoài nước mà còn rất chủ động trong việc đầu tư nhiều trang trại bò sữa với quy mô cực lớn.
1. Nguồn nguyên liệu trong nước
Hệ thống chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu sữa tươi thay thế bằng việc khuyến khích mở rộng thêm các đại lý thu mua sữa, hỗ trợ nông dân. Thông qua đại lý trung gian, các hộ dân nuôi nông trại bò sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào. Sữa được mua cần phải đảm bảo tiêu chuẩn dựa trên những gì được thương thảo giữa Vinamilk và trang trại nội địa trên hợp đồng.
Ngoài ra, Vinamilk từ lâu đã bắt đầu xây dựng hệ thống trang trại bò sữa để tự chủ về nguyên liệu tươi mới. Tính đến thời điểm nay, Vinamilk đã sở hữu hơn 13 trang trại chuẩn quốc tế cùng đàn bò lên đến gần 150.000 con, có thể cung cấp hơn 1.000 tấn sữa/ ngày cho nguyên liệu đầu vào.
2. Nguồn cung ứng nguyên liệu từ nước ngoài
Song song đó, thương hiệu cũng ưu tiên lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như New Zealand, châu Âu và Mỹ. Nguyên liệu có thể được nhập khẩu trực tiếp hoặc qua trung gian đến các nhà máy sản xuất.
Xem thêm: Thị trường mục tiêu của Vinamilk
THÀNH CÔNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK
Sự thành công từ chiến lược chuỗi cung ứng của Vinamilk một phần lớn nhờ vào khâu quản trị. Vậy thì điều gì đã tác động đến hệ thống sữa nói riêng và toàn bộ danh mục sản phẩm Vinamilk nói chung?
1. Chính sách 3 Đúng
3 đúng ở đây chính là đúng sản phẩm, đúng số lượng và đúng lúc. Việc xác định được đúng những dòng sản phẩm mà thị trường đang cần giúp Vinamilk có thể đảm bảo bán được sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng ý thức được tầm quan trọng của việc cung ứng được đủ số lượng và đúng lúc, không quá nhiều cũng không quá ít, làm cho lượng cung và cầu cân bằng ở mức tốt nhất có thể để tránh tồn kho, tốn chi phí lưu trữ.
2. Tốc độ
Thời gian là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp ngành thực phẩm nói chung và ngành sữa nói riêng. Mỗi nhà sản xuất đều hiểu rõ vấn đề này và Vinamilk cũng vậy. Giữa từng công đoạn trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp luôn cố gắng tận dụng tối đa thời gian, hạn chế mức thấp nhất quỹ thời gian chết, tối ưu hóa quy trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh.
3. Phân tán rủi ro
Vinamilk đã và đang không ngừng xây dựng nhiều trang trại bò sữa được đầu tư về cả quy mô lẫn công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo luôn có đủ nguồn sữa tươi nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy hoạt động.
Điều này giúp doanh nghiệp chủ động phần nào trong quá trình sản xuất khi có tình trạng khan hiếm nguyên liệu hoặc sự cố bất ngờ nào đó xảy ra, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh sản xuất.
4. Đảm bảo song hành dòng thông tin và dòng sản phẩm
Dòng thông tin và dòng sản phẩm tồn tại dựa vào nhau và cũng hỗ trợ nhau. Các sản phẩm khi hoàn thiện và cho ra mắt thị trường được thông tin đến các đơn vị có liên quan và người tiêu dùng. Các thông tin từ phía thị trường và cả nội bộ sẽ định hướng cho quá trình sản xuất và cung ứng.
Hầu hết mọi doanh nghiệp đều hiểu được tâm quan trọng của thông tin nhưng lại có khá ít nơi dám đầu tư một hệ thống thông tin hoàn thiện như Vinamilk. Cũng chính vì lẽ đó mà có rất ít doanh nghiệp có thể đạt được ngưỡng thành công như Vinamilk hiện tại.
RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK
Bên cạnh những thành công đáng có, chuỗi cung ứng của Vinamilk cũng phải đối diện với không ít rủi ro.
1. Rủi ro khâu cung ứng đầu vào
Nguồn nguyên liệu khi nhập khẩu khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro như:
-
Giá thành sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động của thế giới. Giá nguyên liệu sữa đầu vào có thể tăng mạnh rồi lại giảm đột ngột với nhiều biến động khó dự đoán trước được.
-
Thời gian qua, các scandal về sữa có Melamine, có chất thuốc súng khiến cho hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn.
-
Theo như cam kết gia nhập WTO, mức nhập khẩu sữa bột thành phẩm phải ở mức 25% nhưng hiện nay vẫn còn thấp hơn cam kết này khiến nhiều dòng sản phẩm sữa nhập khẩu cạnh tranh mạnh với doanh nghiệp nội địa.
Nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ dân cũng mang lại không ít thách thức với Vinamilk:
-
Những đàn bò và sức khỏe yếu khiến chất lượng nguồn sữa bị giảm mạnh,
-
Người nuôi không quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần đàn bò, sử dụng tiêm thuốc kích thích.
-
Môi trường xung quanh trang trại ô nhiễm, không hợp vệ sinh.
-
Bệnh dịch khiến đàn bò không đạt chuẩn để lấy sữa.
-
Công nghệ kỹ thuật yếu kém khiến bò nhiễm trùng, bị bệnh trong quá trình làm ra sữa và lấy sữa.
2. Rủi ro khâu sản xuất
Các rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình sản xuất như:
-
Rủi ro hợp đồng giữa trang trại và trung tâm thu mua nguyên liệu.
-
Rủi ro về chất lượng sản phẩm.
-
Bảo quản sản phẩm không hợp quy cách.
-
Cháy, ngập, ẩm mốc trong kho lưu trữ.
-
Quy trình xét nghiệm mẫu sữa không hợp quy cách.
-
Quy trình bị gián đoạn, không tiệt trùng, không khép kín.
-
Định lượng không đúng với công thức.
-
Thiên tai nhân họa.
-
Đóng gói không đúng quy cách khiến sản phẩm méo mó, rách.
-
Quá trình xử lý nước thải không đúng quy định.
3. Rủi ro khâu phân phối đầu ra
Các rủi ro có thể mắc phải trong quá trình phân phối có thể kể đến như:
-
Không đủ nguồn cung.
-
Hiệu quả marketing không tốt, nhiều hàng tồn kho.
-
Việc quản lý cửa hàng không chặt chẽ.
-
Xảy ra tranh chấp hợp đồng.
-
Sự cố phát sinh trong quá trình vận chuyển, giao hàng.
-
Khách hàng không hài lòng với thái độ làm việc của nhân viên.
-
Khách phàn nàn, khiếu nại về doanh nghiệp.
-
Thị hiếu người dùng thay đổi.
ĐÁNH GIÁ VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VINAMILK
Quy trình chuỗi cung ứng Vinamilk được xây dựng bài bản từ lâu đã là mô hình chuẩn nhất được nhiều doanh nghiệp ứng dụng và học hỏi. Dù thuộc bất kỳ ngành nghề nào, đây cũng chính là những khía cạnh mà bạn nên khai thác.
1. Nâng cao nhận thức chuỗi cung ứng Logistic
Với cương vị là nhà quản trị chuỗi cung ứng, bạn cần hiểu được rằng chuỗi cung ứng không chỉ là chức năng đơn thuần mà từ lâu đã trở thành bộ phận chiến lược vô cùng quan trọng tồn tại trong mỗi doanh nghiệp.
Vinamilk đã từng bước xây dựng chuỗi cung ứng theo một trình tự khoa học, tinh giản gọn nhẹ từng khâu đến hoàn thiện nhất. Nhờ vậy mà tốc độ chốt đơn hàng, đóng gói đến khi giao tận tay người dùng được đẩy nhanh và tối ưu hết mức nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.
Xem thêm: Mô hình Pestel của Vinamilk
2. Hoàn thiện hệ thống thông tin
Việc ứng dụng công nghệ cao trong khâu lưu trữ, truyền tải, xử lý thông tin nhanh và chuẩn xác là nền tảng vững chắc, thúc đẩy sự xuyên suốt trong một chuỗi cung ứng hoàn thiện nhất. Tại Vinamilk, tiêu chuẩn thông tin chính là phải đúng nhất, nhanh nhất, dễ hiểu nhất, rõ ràng nhất và phục vụ đắc lực nhất theo chuẩn yêu cầu dữ liệu mà từng khâu trong chuỗi cần đến.
3. Chú trọng các mối quan hệ
Bản thân Vinamilk không thể quán xuyến được hơn trăm nhà máy sản xuất và hơn 19000 điểm bán lẻ trên toàn cầu. Vậy nên việc kết nối hiệu quả giữa nhà sản xuất và đơn vị bán lẻ luôn được doanh nghiệp đề cao.
Do đó quy trình chọn lựa nhà cung cấp, nhà phân phối được Vinamilk thiết lập vô cùng chặt chẽ, đảm bảo được quyền lợi, trách nhiệm một cách minh bạch, rõ ràng cho cả 2 bên, Vinamilk và đối tác.
4. Giảm thiểu rủi ro
Việc thuê ngoài các dịch vụ quản trị doanh nghiệp và nhân sự giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần nào chi phí đào tạo, chủ động hơn trong việc lựa chọn nguồn nhân lực giỏi. Tuy nhiên những rủi ro trong việc thiếu sự nhất quán trong công tác quản lý và làm việc cũng đi kèm với đó.
Vậy nên Vinamilk đã áp dụng chương trình “liên tục kinh doanh” nhằm áp dụng các nhóm biện pháp giúp phòng tránh rủi ro và phục hồi kinh doanh một cách nhanh chóng nếu có mối đe dọa nào đó bất ngờ xuất hiện. Chẳng hạn như việc mất đi nhà cung cấp có thể ảnh hưởng đến tần suất và khả năng hoạt động của nhà máy thế nào.
5. Lan tỏa hình ảnh tích cực
Những hoạt động hướng đến cộng đồng như chăm sóc sức khỏe trẻ em, tài trợ học bổng, các chương trình từ thiện luôn được Vinamilk chú trọng quan tâm đến. Từ đó thông điệp về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp luôn được lan tỏa rộng rãi giúp hình ảnh thương hiệu nhận được nhiều thiện cảm từ phía người dùng, hiệu quả kinh doanh tốt hơn, niềm tin và thị hiếu tiêu dùng cũng được nâng cao đáng kể.
LỜI KẾT
Thành công Vinamilk có thể nói là quá lớn, không hẳn doanh nghiệp nào hay bất cứ ai có thể chinh phục được. Tuy nhiên thông qua những phân tích về chuỗi cung ứng của Vinamilk trong bài viết trên, hy vọng bạn có thể có cho mình những kiến thức hữu ích áp dụng vào thực tiễn.