Chiến lược giá của Vinamilk định vị thương hiệu top đầu

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 12382
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Chiến lược về giá là một trong những mũi nhọn mà nhiều doanh nghiệp cần hướng đến nếu muốn tăng trưởng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cũng như bao thương hiệu khác, các chiến lược giá của Vinamilk áp dụng nhìn chung đều là những phương pháp quản trị cơ bản nhưng lại giúp gia tăng giá trị thương hiệu một cách đáng kể. Hãy cùng Chuyên gia Marketing phân tích rõ hơn về các chính sách giá của Vinamilk trong bài viết sau để xem cách thương hiệu chiếm lĩnh tâm trí người tiêu dùng Việt Nam.

chiến lược giá của vinamilk

TỔNG QUAN VỀ VINAMILK

Vinamilk hiện đang là một trong những doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam. Không những thống lĩnh thị trường trong nước, doanh nghiệp còn mở rộng thị phần ngoại quốc tại hơn 40 quốc gia như Nga, Mỹ, Úc, Nhật, Hàn,...

Theo thông tin mới nhất, Vinamilk hiện chiếm hơn 55% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 84,5% thị phần sữa chua, 33,9% thị phần sữa chua uống và 79,7% thị phần sữa đặc tại Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp bao gồm: chế biến, sản xuất và mua bán sữa và những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, nước giải khát và nhiều sản phẩm khác. Vinamilk luôn mang đến những sản phẩm chất lượng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và ngon miệng, tốt nhất cho sức khỏe người tiêu dùng.

Tìm hiểu thêm:

1. Tư vấn kế hoạch marketing

2. Chuyên gia Marketing Online

3. Đào tạo Marketing Inhouse

4. Business Coach là gì?

giới thiệu tổng quan về vinamilk

CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA VINAMILK

Vinamilk đã áp dụng thành công nhiều chiến lược định giá khác nhau để cân bằng nguồn doanh thu và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.

1. Chiến lược định giá hớt váng của Vinamilk (skimming pricing)

Chiến lược này được doanh nghiệp áp dụng cho dòng sản phẩm mới ra mắt trên thị trường. Trong giai đoạn đầu sẽ để sản phẩm có mức giá cao hơn bình thường nhằm tận dụng những khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá cao vì sự độc đáo, mới lạ của sản phẩm. Sau đó qua một thời gian sẽ được giảm xuống khi sản phẩm đã trở nên phổ biến và nhiều người biết tới.

Một ví dụ cụ thể chính là sữa đặc Ông thọ được ra mắt vào năm 2013 với mức giá là 35.000 đồng/ hộp 360gam. Sau đó mức giá này đã được điều chỉnh giảm dần xuống và cán mốc 27.000 đồng/ hộp 360gam ở thời điểm hiện tại.

Xem thêm: Chiến lược marketing của Vinamilk

Phương pháp định giá hớt váng của Vinamilk

2. Chiến lược định giá cạnh tranh (competitive pricing)

Để cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh trên thị trường sữa bột, Vinamilk đã áp dụng chiến lược giá cạnh tranh với việc giảm giá sản phẩm và tạo thêm nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.
Chẳng hạn như sữa bột Grow Plus+, khách hàng khi mua sản phẩm của Vinamilk sẽ được tặng kèm theo những quà tặng như gối ôm, vali kéo hoặc những phần quà hấp dẫn khác nhau tùy thời điểm.

Đây là một chiến lược định giá khá phổ biến cũng được nhiều đối thủ áp dụng trên thị trường như TH True Milk, Dutch Lady,... để thu hút khách hàng. Việc mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng thông qua quà tặng có thể giúp doanh nghiệp thu hút người dùng, gia tăng doanh số và tạo ra nhiều thế cạnh tranh hơn.

Để hình dung rõ hơn, hãy so sánh giá sữa bột Grow Plus+ với một số dòng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Sữa bột Abbott grow được xem là đối thủ mạnh nhất của Grow Plus+. Trên Tiki, Abbott có hiện có giá khoảng 365.000 đồng cho hộp khối lượng 900gam trong khi đó cũng với 900gam, sữa bột Grow Plus+ của Vinamilk chỉ khoảng 355.000 đồng, đó là chưa bao gồm giá trị các món quà tặng.

Dịch vụ hot 2024:

1. Marketing thuê ngoài tiết kiệm chi phí

2. Dịch vụ tư vấn marketing chiến lược hiệu quả

3. Dịch vụ marketing online giá rẻ

4. Marketing online tổng thể 2024

Chiến lược định giá cạnh tranh

3. Chiến lược định giá tối đa (premium pricing)

Chiến lược định giá tối đa được Vinamilk sử dụng cho các sản phẩm cao cấp như bơ, sữa tươi UHT (Ultra High Temperature),... Thông thường, giá của các danh mục này sẽ cao hơn rõ rệt so với đối thủ có sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Ví dụ, dòng sữa tươi UHT của thương hiệu có mức giá từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng/ lít. Trong khi những sản phẩm tương tự của TH True Milk hay Dutch Lady thường chỏ từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/ lít. Tương tự như vậy, sản phẩm bơ của Vinamilk có mức giá 140.000 đồng/ kg trong khi đối thủ Lurpak chỉ có giá 100.000 đồng/ 1kg.

Trên thực tế, việc định giá cao hơn rõ rệt so với đối thủ là điều cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi nếu làm không tốt sẽ rất dễ khiến khách hàng quay lưng với thương hiệu. Nắm rõ tâm lý này, Vinamilk chỉ áp dụng phương pháp này đối với một số sản phẩm ở phân khúc cao cấp.

Đôi lúc, việc định giá cao một sản phẩm có thể mang đến ấn tượng về chất lượng hoặc giá trị sản phẩm cao hơn bình thường. Vậy nên đây là phương pháp có thể áp dụng giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp và uy tín cho Vinamilk.

Xem thêm: Chiến lược phát triển sản phẩm của Vinamilk

Chiến lược định giá tối đa của Vinamilk

4. Chiến lược định giá tầm trung (midrange pricing)

Chiến lược định giá tầm trung của Vinamilk thường được áp dụng cho các sản phẩm có mức giá trung bình như sữa chua đổi vị, sữa chua tách béo. Với chiến lược này, các sản phẩm sẽ được định giá ở mức trung bình so với các đối thủ trên thị trường. Mức giá này có thể vừa đảm bảo được chất lượng sản phẩm lại vừa đáp ứng được túi tiền của đại đa số người tiêu dùng.

So với nhiều sản phẩm cùng loại, Vinamilk có thể không phải là thương hiệu có mức giá rẻ nhất nhưng cũng không phải quá đắt. Chẳng hạn như một hộp sữa chua đổi của Vinamilk có khối lượng 180 gam và có giá 13.000 đồng. Trong khi đó đối thủ Frieslandcampina cũng có dòng sản phẩm tương tự với 12.500 đồng. Tuy nhiên, một vài đối thủ như TH True Milk lại định giá cao hơn.

Với phương pháp định giá tầm trung, Vinamilk hướng đến việc thu hút khách hàng đa dạng lứa tuổi, đa dạng nguồn thu nhập. Đồng thời chiến lược này cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng cạnh tranh hơn trong mọi phân khúc sản phẩm.

Xem thêm: Thị trường mục tiêu của Vinamilk

Chiến lược định giá tầm trung của Vinamilk

5. Chiến lược định giá linh hoạt (flexible pricing)

Chiến lược định giá linh hoạt giúp doanh nghiệp tinh chỉnh mức giá tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện hiện tại bên trong doanh nghiệp và bên ngoài thị trường. Với phương pháp này, Vinamilk có thể thay đổi mức giá linh hoạt tùy theo nhiều yếu tố khác nhau như thời gian, địa điểm, đối tượng khách hàng,...

Cụ thể hơn, sản phẩm sữa tươi của Vinamilk tại Việt Nam có giá 15.000 đồng/ hộp nhưng Thái Lan sẽ có giá 20.000 đồng/ hộp, cao hơn 33$ so với giá bán tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên đây là mức giá vẫn được cho là rất hợp lý ở thị trường Thái Lan nếu so sánh với các đối thủ khác trong ngành.

Nhìn chung, chiến lược giá linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp tinh chỉnh giá cả phù hợp tùy theo nhu cầu của thị trường, giúp doanh nghiệp đưa ra mức giá hợp lý và nâng cao vị thế cạnh tranh trong mọi thị trường.

Chiến lược định giá linh hoạt của Vinamilk

6. Chiến lược chi phí thấp của Vinamilk (penetration pricing)

Với chiến lược định giá thấp, những sản phẩm của thương hiệu dù đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn có mức giá thấp hơn nhiều so với những dòng sữa ngoại nhập. Chẳng hạn như sữa bột dành cho trẻ em của Vinamilk có giá chỉ ⅓ những thương hiệu khác trên thị trường.

Với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu thương hiệu tăng giá lên bằng nửa của các hãng khác thì thị phần của doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những biến đổi tiêu cực. Doanh nghiệp đã rất cẩn trọng trong việc tăng giá sản phẩm vì điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định tiêu dùng vì thu nhập người Việt chưa thể so được với quốc tế.

Bằng việc cơ cấu lại nhãn hàng, tối ưu chi phí sản xuất, kiểm soát tốt các điểm bán lẻ để doanh số không quá phụ thuộc vào nhà phân phối bán sỉ, Vinamilk đã tiết kiệm được nhiều khoản phí dành cho khuyến mãi. Hiện tượng ôm hàng, xả hàng, cạnh tranh giá, nhờ lợi thế khuyến mãi của nhiều đại lý đã được giải quyết phần nào.

Chiến lược chi phí thấp của Vinamilk không những mang lại hiệu quả hoạt động cho công ty mà còn giúp bình ổn giá cả và mang về nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng. Dòng sản phẩm sữa “giá Việt” được trao đến tận tay người dùng Việt. Thông qua các tụ điểm bán lẻ, Vinamilk nhanh chóng nắm bắt kịp thời những phản hồi của khách hàng để thay đổi, đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh nhất, tốt nhất.

Chiến lược chi phí thấp của Vinamilk

7. Chiến lược giá theo gói (bundle pricing)

Chiến lược giá theo gói là chiến lược định giá mà sản phẩm sẽ được bán kèm với một sản phẩm khác với một mức giá hợp lý hơn so với việc mua lẻ từng sản phẩm. Chẳng hạn như khí mua 1 lốc sữa sẽ được tặng kèm một hộp sữa cùng loại.

Vinamilk đã tung ra thị trường bộ sưu tập sữa tươi chất lượng cao bao gồm sữa tươi không đường, sữa tươi nguyên chất và sữa tươi có đường. Giá bán lẻ cho từng sản phẩm sẽ là:

  • Sữa tươi nguyên chất: 19.000 đồng/ chai 180ml.

  • Sữa tươi không đường: 18.000 đồng/ chai 180ml.

  • Sữa tươi có đường: 18.000 đồng/ chai 180ml.

Như vậy để mua được 3 chai có 3 hương vị khác nhau, khách hàng sẽ phải trả 55.000 đồng. Trong khi đó nếu mua cả combo 3 loại thì mức giá chỉ là 49.000 đồng, tiết kiệm khoảng 6.000 đồng cho mỗi combo. Mức giá vô cùng hợp lý và khách hàng sẽ tiết kiệm được không ít nếu mua số lượng lớn.

Với phương pháp này, doanh nghiệp đã thu hút thành công những khách hàng muốn thưởng thức cùng lúc nhiều hương vị khác nhau nhưng lại không muốn mất thời gian tìm kiếm và mua lẻ từng sản phẩm. Đồng thời, phương pháp định giá này đã giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số hiệu quả bằng việc khuyến khích người dùng mua nhiều sản phẩm hơn trong một lần mua.

Chiến lược giá theo gói của Vinamilk

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỦA VINAMILK

Việc định giá sản phẩm của Vinamilk chịu sự chi phối của nhiều yếu tố.

1. Mục tiêu kinh doanh

Hiện tại, mục tiêu chủ lực của Vinamilk là tối đa hóa giá trị lợi nhuận của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh. Và khi đó giá bán sẽ được điều chỉnh sao cho có thể mang về doanh thu và lợi nhuận tối đa.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá của Vinamilk 2023

2. Công nghệ dây chuyền sản xuất

Khoa học công nghệ sản xuất hiện đại không những đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo ra ưu thế cạnh tranh. Vinamilk đã sử dụng nhiều loại công nghệ hiện đại trên thế giới với chi phí đầu tư cao, đội giá thành như công nghệ tiệt trùng nhiệt độ cao UHT để sản xuất sữa nước, công nghệ bảo quản sữa hộp bằng nito, công nghệ chiết rót và đóng gói chân không, công nghệ cô đặc sữa chân không,...

3. Chi phí nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu vào của Vinamilk không chỉ có nguồn sữa tươi trong nước mà còn phải kể đến những thành phần nhập khẩu 100% từ nước ngoài. Việc phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu đã khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi giá đột ngột tăng mạnh rồi lại giảm sâu, biến động khó lường.

Do mức tiêu thụ sữa ngày càng cao nên nên Vinamilk đã giảm bớt tỷ lệ sữa bột nhập khẩu và tăng cường cung cấp các nguồn sữa tươi. Tuy nhiên đợt tăng giá mạnh từ 20 lên 30% mới đây đã ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, chi phí đầu vào cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá của Vinamilk 2023 chi tiết

4. Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng thường chiếm từ 5 đến 27% giá vốn, trong đó tiền chi cho dịch vụ quảng cáo, khuyến mãi từ 1 đến 19,2%. Thương hiệu uy tín ngành sữa lại được xây dựng chủ yếu từ quảng cáo. Vậy nên mức độ dày đặc của quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng khiến chi phí tăng cao hơn mức khống chế là 10%, trong đó Vinamilk lại vượt 12,9%, điều này có khả năng đẩy giá sữa lên cao.

5. Nhu cầu, tâm lý tiêu dùng

Bên cạnh những yếu tố cấu thành giá sản phẩm như giá nguyên liệu, chi phí sản xuất, đóng gói, lợi nhuận của nhà chế biến, nhà phân phối và các chính sách thuế, thì thị hiếu, tâm lý gắn liền giữa gia bán với chất lượng sản phẩm cũng góp phần làm tăng giá sản phẩm sữa. Khách hàng khi đứng trước những quyết định mua sữa, họ sẽ luôn tự đặt câu hỏi rằng loại sữa nào tốt nhất, sữa nào đảm bảo chất lượng, giá như thế nào là phù hợp?,...

Vậy nên khi định giá, Vinamilk đã phải tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng về khách hàng mục tiêu của sản phẩm, đảm bảo tính thích ứng giữa giá cả và khả năng chấp nhận giá của người dùng. Ngoài ra còn cần chú ý tính toán những tác động vào tâm lý và phản ứng của người dùng.

6. Giá của đối thủ

Tuy thương hiệu sữa Việt của Vinamilk đã được xây dựng vô cùng chắc chắn nhưng  cũng sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hàng loạt đối thủ như Dutch Lady, Nestle, Mộc Châu,... Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu nhiều hơn về chi phí, giá thành, giá bán và chất lượng sản phẩm của đối thủ bởi người dùng thường so sánh mức giá của sản phẩm cùng loại trước khi đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá của Vinamilk 2023 chi tiết

ĐÁNH GIÁ PHƯƠN PHÁP ĐỊNH GIÁ CỦA VINAMILK

Cho đến thời điểm hiện tại, Vinamilk vẫn là doanh nghiệp hàng đầu tiên phong trong việc áp dụng các chiến lược định giá nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mỗi chiến lược đã mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, nhưng để tối ưu hiệu quả hơn, Vinamilk cần cân nhắc cải thiện thêm các nhược điểm.

1. Ưu điểm

  • Việc áp dụng chiến lược giá giảm dần giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn từ khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá cao cho sản phẩm mới.

  • Sản phẩm có định giá hợp lý và cạnh tranh tốt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, giúp tăng doanh số và thu hút khách hàng.

  • Chiến lược giá theo gói giúp người tiêu dùng tiết kiệm được nhiều chi phí hơn, giúp tăng cường trải nghiệm khách hàng.

  • Chiến lược giá linh hoạt giúp Vinamilk tùy chỉnh giá cả để phù hợp với từng thị trường, giúp tối ưu hóa doanh thu và tăng cường khả năng cạnh tranh.

2. Nhược điểm

  • Việc áp dụng nhiều chiến lược định giá có thể gây nhầm lẫn và khó hiểu cho người dùng, gây khó khăn trong việc quản lý và hạn chế tính linh hoạt trong việc điều chỉnh giá.

  • Việc sử dụng phương pháp định giá thấp nhằm tăng cường thị phần nếu sử dụng dài hạn có thể gây áp lực đến động lực sản xuất và lợi nhuận doanh nghiệp.

  • Trong thời gian gần đây chưa có sự đổi mới đáng kể về chiến lược định giá, gây khó khăn trong việc cạnh tranh với đối thủ.

LỜI KẾT

Chiến lược giá của Vinamilk áp dụng nhiều phương thức định giá cơ bản nhưng mỗi giai đoạn đều được nghiên cứu và đầu tư kỹ lưỡng để tối ưu hóa lợi nhuận và cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng. Những phân tích trên hy vọng có thể cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích.

Đánh giá & nhận xét : Chiến lược giá của Vinamilk định vị thương hiệu top đầu

5/5

2 đánh giá & nhận xét

5 

2 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
Banner đăng ký trang chi tiết

Điền Đầy Đủ Thông Tin Của Bạn

Hotline: 0901 349 349
1 Tư vấn chiến lược marketing từ A-Z
2  Huấn luyện business coaching là gì?
3  Phòng marketing thuê ngoài là gì?
4. Doanh nghiệp B2B là gì?
5. Marketing trung tâm tiếng anh?
Phân Tích Case Study
VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

Chuyên gia marketing hơn 15 năm kinh nghiệm


  • PHÓ THỦ TƯỚNG & Đoàn Đại Biểu Cấp Cao Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 2014
  • Sáng lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết kế web chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Đào Tạo Marketing Online Trền Nền Giải Pháp Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Giải Pháp "Ma Trận Marketing Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
  • Giảng Viên Cao Cấp Tại Các Học Viện Digital Marketing Hàng Đầu VN
  • Nhiều Lần Xuất Hiện Trên VTV3, THVL1, THVL2, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam,..
Xem thêm về Võ Tuấn Hải

0987 087 034
Zalo: 0987087034