1. Chuyên gia marketing là ai? |
2. Marketing thuê ngoài hiệu quả |
3. Marketing tổng thể là gì? |
4. Tổng quan marketing là gì ? |
5. Tìm hiểu marketing online từ A-Z |
Mô hình 9P trong marketing | Chiến lược Marketing hiệu quả
Mô hình 9P trong Marketing có gì khác biệt? Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vô cùng thành công Marketing 4P. Đây là quá khứ đầy tự hào nhưng cũng đặt ra cho họ nhiều thử thách khi bước ra khỏi cùng an toàn này. Bởi thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay đòi hỏi phải có những cách tiếp cận mới, toàn diện hơn tốt hơn và độc đáo hơn. Có như vậy mới giữ vững thị phần cũng đảm bảo tính chiến lược cho các kế hoạch tổng thể. Vì lẽ đó mà bước chuyển mình sang kế hoạch 9P Marketing gây không ít khó khăn cho các nhà chiến lược. Thế nhưng mô hình 9P vẫn còn khá mới mẻ đối với các Marketer tại Việt Nam. Vậy 9P trong Marketing là gì và cách áp dụng ra sao? Hãy cùng Chuyên gia Marketing khám phá ngay trong bài viết sau.
Nội Dung Chính [Ẩn]
Tìm hiểu thêm:
1. Dịch vụ marketing tổng thể tối ưu
2. Tư vấn lập kế hoạch marketing toàn diện
3. Dịch vụ Business Coaching hiệu quả
4. Dịch vụ marketing online giá rẻ
MÔ HÌNH 9P TRONG MARKETING LÀ GÌ?
Mô hình Marketing mix được giới thiệu bởi giáo sư Harvard và chuyên gia Neil Borden trong buổi tọa đàm tại Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ năm 1953. Những thuật ngữ về mô hình chiến lược này được tích hợp bởi các công cụ Marketing nhằm mục đích theo đuổi và hoàn thành mục tiêu doanh nghiệp. Việc xác định mô hình giúp doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch có tính hệ thống và đảm bảo:
- Lợi thế doanh nghiệp vượt trội hơn so với đối thủ.
- Tối ưu hóa điểm mạnh, cải thiện điểm yếu.
- Nâng cao kỹ thuật, mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa các phòng ban và đối tác bên ngoài.
- Thích ứng nhanh chóng với thị trường.
Trong một quy trình Marketing mix truyền thống chỉ bao gồm 4 yếu tố. Nhưng theo thời gian, người ta lại mở rộng và bổ sung thêm các yếu tố mới nhằm tối ưu hóa cho việc nghiên cứu và bao hàm được sự phát triển doanh nghiệp. Đến nay, mô hình 9P hoàn chỉnh với các yếu tố sau:
- Product (Sản phẩm).
- Price (Giá cả).
- Place (Phân phối).
- Promotion (Chiêu thị).
- People (Con người)
- Process (Quy trình)
- Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)
- Performance (Hiệu suất)
- Profitability (Lợi nhuận)
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ tư vấn marketing hiệu quả
2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải
3. Phòng marketing thuê ngoài chuyên nghiệp
4. Đào tạo marketing inhouse
TẠI SAO CẦN ÁP DỤNG MÔ HÌNH 9P?
Khách hàng đang ngày càng khó tính hơn trong việc quyết định xuống tiền cho một sản phẩm nào đó. Đặc biệt khi công nghệ internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Họ không khó để tiếp cận được nhiều nguồn thông tin khác nhau và tự biết so sánh đâu mới là sản phẩm tốt. Có thể thấy, khách hàng hiện giờ rất nhạy cảm với những chiêu trò quảng cáo và việc thuyết phục họ ngày càng khó khăn hơn. Mỗi doanh nghiệp cần có giải pháp dài hạn, mang tính cá nhân hóa cho từng khách hàng chứ không thể đại trà như trước. Việc nắm bắt được tâm lý khách hàng có nghĩa doanh nghiệp đã có hơn 90% cơ hội thành công. Với những ưu điểm hiện tại, mô hình 9P trong marketing sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất trong việc hoạch định chiến lược.
Xem thêm:
1. 6P Marketing hiệu quả
2. 8P trong Marketing hiện nay
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TRONG 9P MARKETING
Từng yếu tố trong mô hình đều có vai trò vô cùng quan trọng đối với chiến dịch Marketing. Việc hiểu rõ và áp dụng đúng cách các công cụ sẽ giúp mang lại hiệu quả vượt trội, đồng thời hạn chế rủi ro không đáng có.
1. Product (Sản phẩm)
Theo American Marketing Association cho biết, sản phẩm trong mô hình 9P được định nghĩa là một tập hợp bao gồm các thuộc tính như tính năng, chức năng, công dụng và lợi ích, có khả năng sử dụng hoặc trao đổi.
Sản phẩm trong 9P có mục đích thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của người dùng hoặc khiến họ tin rằng họ cần có nó và tạo ra một nhu cầu hoàn toàn mới. Sản phẩm có thể là hàng hóa, dịch vụ hay một ý tưởng hoặc là sự kết hợp cả 3 yếu tố trên. Trong 9P Marketing, sản phẩm bao gồm 3 cấp độ:
- Sản phẩm cốt lõi: chứa đựng nhiều lợi ích, công dụng có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.
- Sản phẩm hiện thực: sản phẩm được hình thành với những đặc tính cơ bản như kiểu dáng, chất lượng, bao bì, thương hiệu,... Tất cả đều mang mục đích đáp ứng những mong muốn cụ thể nhất của người tiêu dùng.
- Sản phẩm bổ sung: là những sản phẩm tạo ra các giá trị bổ sung cho sản phẩm như bảo hành, miễn phí giao hàng, dịch vụ hậu mãi,...
2. Price (Giá)
Giá cả trong 9P là chi phí mà người dùng cần trả cho một sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đến lợi nhuận và doanh thu. Vậy nên các chiến lược định giá cần được phân tích kỹ lưỡng thông qua các yếu tố như: Giá trị cảm nhận khách hàng, các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Hiện nay có 3 chiến lược định giá chính trong 9P:
- Định giá thâm nhập: Doanh nghiệp thường sử dụng để xâm nhập vào thị trường mới với mức giá thấp, giúp nhanh chóng gia tăng thị phần và tận dụng lợi thế cạnh tranh theo quy mô.
- Định giá hớt váng: Đây là chiến lược đặt giá cao nhất có thể trong một phân khúc. Đối tượng khách hàng ở đây luôn sẵn sàng chi trả một mức phí cao để sở hữu sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp có thể giảm dần giá bán để thu hút người dùng tại những phân khúc thấp hơn.
- Định giá trung lập: Chiến lược kinh doanh này duy trì mức giá trung bình thị trường và gần với mức giá đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu là để loại bỏ sự tập trung vào yếu tố giá cả của người dùng, đặc biệt là trong giai đoạn bão hòa.
3. Place (Phân phối)
Các chiến lược phân phối đề cập đến những phương thức đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng bằng cách lựa chọn đúng hệ thống tiềm năng. Đồng thời doanh nghiệp cần quản lý tốt độ bao phủ thị trường. Các chiến lược bao gồm làm việc với nhà bán lẻ, môi giới, đại lý và lựa chọn vị trí trưng bày sản phẩm sao cho thu hút nhất. Ngoài ra thương hiệu có thể cân nhắc thêm việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và chương trình truyền hình.
Từ góc nhìn khái quát nhất, để hoạch định một chiến lược phân phối hiệu quả và thành công cần trải qua 3 bước chính, bao gồm: xây dựng kênh, thiết lập chiến lược quản lý và đo lường kết quả. Một số điểm mà nhà quản trị cần cân nhắc trong giai đoạn này là:
- Làm sao để cung cấp sản phẩm đúng thời điểm, đến đúng nơi với một mức giá hợp lý nhất.
- Làm sao lựa chọn đúng kênh đến các nhóm khách hàng.
- Làm sao để thúc đẩy các kênh trong hệ thống hoạt động hiệu quả.
- Phương thức nào giúp quản lý các hoạt động vận tải, lưu kho một cách tối ưu nhất?
4. Promotion (Quảng bá-xúc tiến)
Sự phát triển nhanh chóng công nghệ dẫn đến sự ra đời nhiều phương thức truyền thông mới. Điều này đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận với khách hàng. Do đó các nhà tiếp thị đã phải tận dụng tối đa nguồn lực các công cụ truyền thông từ truyền thống đến hiện đại.
Mục tiêu chính các kế hoạch quảng bá là cung cấp đến khách hàng những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, đồng thời tạo sự nhận biết, xây dựng niềm tin và thúc đẩy hành vi mua hàng của họ.
Trong thời đại Digital, các nhà tiếp thị nội dung có xu hướng kết hợp cả 2 yếu tố Promotion và Place giúp tiếp cận tiềm năng mạnh mẽ hơn. Nói tóm lại, Promotion sẽ là đáp án giúp người tiêu dùng hiểu được lý do tại sao họ nên trả một mức giá nhất định để có được sản phẩm.
5. People (Con người)
Có nhiều lý do khiến nhân lực trở thành yếu tố cốt lõi nhất trong một chiến lược. Hiển nhiên nhất vì dịch vụ là hoạt động kinh tế trao đổi lợi ích giữa người với người. Khác xa với những sản phẩm được bày bán trên tủ kệ, dịch vụ thường vô hình và không có tính đồng nhất về chất lượng. Yếu tố con người ở đây bao gồm cả khách hàng lẫn nhân viên. Đây là mối quan hệ có vừa có tính tương trợ vừa có tính đối lập. Thông thường, yêu cầu khách hàng và chi phí mà họ bỏ ra phải tỉ lệ thuận với khả năng doanh nghiệp và hệ thống nhân viên.
Quá trình chuyển giao giá trị từ doanh nghiệp đến khách hàng thường gặp không ít khó khăn và khoảng cách. Càng nhiều khoảng cách thì khách hàng càng không hài lòng với chất lượng dịch vụ. Có 6 loại khoảng cách mà doanh nghiệp cần xác định để khắc phục chính là: kiến thức, quy trình, chính sách, giao tiếp, kỳ vọng và nhận thức. Đầu tư vào dịch vụ sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng.
6. Process (Quy trình)
Những tiến trình diễn ra trong 9P đề cập đến quy trình mà doanh nghiệp sẽ cung cấp dịch vụ đến người dùng. Đồng thời, quá trình sau khi khách hàng hoàn tất đơn hàng cũng được bổ sung vào hệ thống. Trong quá trình kinh doanh, một tổ chức cần có các quy trình cho nhiều công việc khác nhau.
- Dịch vụ khách hàng: Những quy trình và hệ thống để cung cấp dịch vụ đến khách hàng.
- Giao hàng tận nơi: Quy trình giúp khách hàng có được sản phẩm một cách thuận tiện nhất có thể. Cho dù được mua tại cửa hàng, đặt trực tuyến, giao chuyển phát nhanh hay tải xuống từ trang web.
- Phân phối từ đầu đến cuối: Các quy trình cần được tối ưu nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng từ việc phân phối đến việc giao nhận tận tay. Đồng thời các biện pháp bảo vệ sản phẩm và giải quyết mọi vấn đề tiềm ẩn trong quá trình cũng cần được đề xuất thỏa đáng.
- Phản hồi: Quy trình thu thập những phản hồi khách hàng và tận dụng những đề xuất tích cực để cải tiến dịch vụ và sản phẩm.
- Điều khoản dịch vụ: Bao gồm tất cả các điều kiện áp dụng cho khách hàng khi thực hiện mua hàng. Cách này sẽ giúp hạn chế rủi ro khi có sự cố không may xảy ra và đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên.
7. Physical Evidence (Trải nghiệm thực tế)
Các trải nghiệm thực tế của khách hàng là dữ liệu quan trọng cần được thu thập bởi sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình vận hành sản phẩm trong tương lai. Chữ P này đặc biệt hữu ích khi khách hàng chưa từng mua hàng của doanh nghiệp trước đây nhưng cần thông tin để tìm hiểu trước khi quyết định trả tiền cho sản phẩm.
Với một nhà hàng, khách sạn thì bằng chức thực tế có thể ở dưới dạng môi trường xung quanh, đánh giá trực tuyến, hệ thống nhân viên phục vụ để chỉ ra những trải nghiệm có thể mong đợi.
Đối với những dịch vụ hữu hình được cung cấp thông qua nền tảng trực tuyến, bằng chứng tốt nhất chính là những chỉ số nói lên kết quả. Các yếu tố như lượt tương tác, lưu lượng truy cập website, thời gian ở lại trang web,... đều nói lên chất lượng của những trải nghiệm của người dùng tại đây.
8. Performance (Hiệu suất)
Hiệu suất một thương hiệu cần được đảm bảo bởi khả năng mang lại trải nghiệm tốt ở 2 cấp độ. Thứ nhất là cấp độ sản phẩm, thứ hai là cấp độ trải nghiệm.
Ở cấp độ sản phẩm, cần đảm bảo hoàn thiện các yếu tố từ kiểu dáng, thiết kế, chi tiết tinh xảo, chất lượng vật liệu, độ bền, độ chính xác cho đến công nghệ sáng tạo.
Ngoài việc đảm bảo công năng vật lý, sản phẩm cần đảm bảo mang lại cả công năng trải nghiệm. Tức là mang lại những trải nghiệm tốt về tâm lý và tình cảm cho người dùng, vượt khỏi chức năng một sản phẩm đơn thuần.
9. Profitability (Lợi nhuận)
Tỷ suất lợi nhuận là yếu tố phản ánh tỷ suất sinh lời, thường được dùng để đánh giá mức độ kiếm tiền, khả năng tăng trưởng cũng như xác định các chi phí không cần thiết doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận thể hiện phần trăm doanh thu thuần, cái đã được chuyển đổi thành lợi nhuận sau khi trừ đó tất cả chi phí như chi phí quản lý, bán hàng, lãi vay, khấu hao và thuế.
Thông thường, các doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh sẽ có tỷ suất lợi nhuận âm. Sau đó khi việc kinh doanh dần có kết quả và đạt điểm hòa vốn, tỷ suất mới bắt đầu dương.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận cụ thể như sau:
Tỷ suất lợi nhuận = (Tổng doanh thu thuần - Tổng chi phí) / Tổng doanh thu thuần
Giữa các ngành hàng khác nhau, tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ khác nhau. Các chuỗi bán hàng lớn có thể có tỷ suất thấp hơn do khối lượng đơn hàng nhiều. Ngược lại, những doanh nghiệp nhỏ và độc lập cần tỷ suất cao để trang trải các khoản phí.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔ HÌNH 9P TRONG MARKETING
Việc áp dụng mô hình 9P cần thiết và quan trọng như thế nào? Không chỉ mang đến lợi ích cho toàn bộ doanh nghiệp mà 9P trong Marketing còn hỗ trợ khách hàng tối ưu hơn trong việc tìm kiếm và sử dụng sản phẩm.
1. Đối với doanh nghiệp
Việc kinh doanh một doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc xây dựng ý tưởng, triển khai sản xuất và cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Mô hình 9P trong Marketing đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến từng giai đoạn trên. Vậy nên việc nghiên cứu và thiết lập từng chiến lược trong 9P là cần thiết giúp giữ vững thị trường, tăng tỷ lệ thành công và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Không chỉ kết nối doanh nghiệp với thị trường, mô hình 9P còn giúp xác định các biến số ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nhu cầu khách hàng cũng như các thay đổi nhanh chóng của thị trường. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những biện pháp thích ứng kịp thời. Chẳng hạn như cải tiến sản phẩm, cung cấp sản phẩm mới hay thay đổi mức giá linh hoạt phù hợp với khả năng người dùng.
Hơn nữa, 9P còn là công cụ hữu ích để các nhà quản trị xác định mục tiêu marketing cụ thể. Từ đó giúp doanh nghiệp có đủ căn cứ để thiết lập các hoạt động tiếp thị và phân phối sao cho hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.
2. Đối với người tiêu dùng
Không chỉ giúp doanh nghiệp thực thi các chiến lược hiệu quả, 9P còn mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Trong quá trình xây dựng kế hoạch theo 9P, doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu và xác định nhu cầu khách hàng mục tiêu. Vậy nên có thể nói, 9P sẽ phản ánh một cách chi tiết và chân thực nhất những mong muốn khách hàng. Và khi đó, sản phẩm, dịch vụ được tạo ra sẽ đáp ứng nhu cầu người dùng một cách toàn diện. Có như vậy khách hàng mới cảm thấy số tiền họ bỏ ra cho sản phẩm là xứng đáng và sẽ có được những trải nghiệm tốt nhất.
Nhìn chung, mỗi một chiến lược trong 9P đều có vai trò rất quan trọng. Với doanh nghiệp sẽ giúp phối hợp các yếu tố phù hợp với định hướng và nguồn lực, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Với khách hàng, 9P như chiếc gương phản chiếu chính xác nhu cầu của họ. Dựa vào đó mà sản phẩm có lợi ích kinh tế cao hơn, thỏa mãn lòng mong đợi của khách hàng.
LƯU Ý KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH 9P
Để thiết lập thành công một chiến lược 9P Marketing, doanh nghiệp cần đánh giá và xem xét nhiều yếu tố. Tuy nhiên vẫn có vài lưu ý cần chú trọng nếu muốn hạn chế tối đa các rủi ro:
- Thời điểm là tất cả: Các chiến lược trong 9P cần truyền tải thông điệp và tạo ra những trải nghiệm cần thiết vào đúng thời điểm khách hàng quan tâm sản phẩm.
- Luôn cập nhật xu hướng thị trường để điều chỉnh kịp thời hoạt động cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường.
- Quan tâm đến các yếu tố bên trong doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực và chi phí.
- Không ngừng nâng cao công nghệ kỹ thuật.
- Đừng ngại cải tiến quy trình nếu nó thực sự cần thiết, tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi các chiến lược gia phải có sự am hiểu sâu rộng về môi trường bên trong lẫn thị trường bên ngoài.
VÍ DỤ MÔ HÌNH 9P CỦA VIETRAVEL
Vietravel là một trong những công ty du lịch hàng đầu thị trường hiện nay. Những chiến lược Marketing Vietravel thực ra cũng không có gì phức tạp, bởi doanh nghiệp đã áp dụng khá nhiều chiến lược Marketing mix, trong đó có 9P. Đúng với các mục tiêu này, kế hoạch Marketing của doanh nghiệp được chia thành 9 yếu tố khác nhau.
1. Product (Chiến lược sản phẩm)
Vietravel có 3 nhóm sản phẩm chính, bao gồm: dịch vụ trung gian, chương trình du lịch trọn gói, hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp. Ưu điểm chiến lược sản phẩm doanh nghiệp chính là đa dạng hóa sản phẩm và có thể đáp ứng được nhiều sự lựa chọn của khách hàng. Vietravel cung cấp đến người dùng các dịch vụ từ du lịch trong nước, ngoài nước, phục vụ du khách quốc tế cho đến những tour đặc biệt, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phát triển thêm các mảng du lịch theo xu thế ở những địa điểm nổi tiếng để đánh vào tâm lý tò mò khách hàng. Tất cả đều nằm trong danh mục sản phẩm và dịch vụ Vietravel.
2. Price (Chiến lược giá)
Trong kinh doanh, giá luôn là yếu tố quan trọng bởi nó quyết định doanh thu cho công ty. Đó là chưa kể đến, giá thành còn là yếu tố được người dùng cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm.
Vietravel luôn hướng đến mục tiêu chất lượng dịch vụ tương xứng giá tiền. Ngoài ra, Vietravel còn xây dựng cách xác định giá chương trình du lịch, tạo thêm niềm tin cho khách hàng. Cơ sở xác định giá của Vietravel dựa trên 3 yếu tố chính:
- Chi phí.
- Khách hàng.
- Đối thủ.
3. Place (Phân phối)
Chiến lược phân phối có đôi chút khác biệt do sản phẩm có tính vô hình. Vậy nên Vietravel bao gồm như sau:
- Trụ sở chính.
- Chi nhánh.
- Văn phòng đại diện.
- Phòng đăng ký du lịch.
- Online.
Vietravel đã áp dụng chiến lược phân phối rộng rãi với hơn 16 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn và có đến 5 năm văn phòng đại diện tại nước ngoài. Đó là chưa nói đến 3 kênh mạng bán tour khác nhau, mỗi kênh phục vụ cho một mục tiêu.
4. Promotion (Chiến lược tiếp thị)
Nhằm đưa hình ảnh thương hiệu đến với đông đảo khách hàng, doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ và internet vào 2 phiên bản bán tour trực tiếp là máy tính và điện thoại di động.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn tạo ra 2 hình thức quảng cáo mới mang tên Presstrip và Famtrip. Trong đó, Presstrip là các chuyến đi khảo sát du lịch dành cho các nhà báo, vừa quảng bá địa danh, vừa quảng bá hình ảnh thương hiệu. Còn Famtrip là những chuyến đi chủ yếu cho khách nước ngoài đến và trải nghiệm cuộc sống của nông dân Việt Nam.
Dĩ nhiên các chiến dịch tiếp thị cũng đẩy mạnh vào các chương trình tri ân và khuyến mãi khách hàng. Có thể kể đến như giảm giá tour theo %, tặng quà hiện vật giá trị.
5. Physical Evidence (Cơ sở vật chất)
Nhờ độ phủ sóng rộng khắp của 16 chi nhánh mà sự hiện diện của Vietravel được đông đảo khách hàng biết đến và tiếp nhận nhanh chóng. Doanh nghiệp còn sở hữu hệ thống phương tiện vận chuyển tiện nghi và đa dạng. Ngoài ra, Vietravel còn tự hào là một trong những đại lý bán vé máy bay chính thức của tất cả hãng hàng không có mặt tại Việt Nam.
6. People (Chiến lược con người)
Ban lãnh đạo luôn có những chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực một cách hợp lý nhất. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn cao, tận tình và thông thạo ngoại ngữ. Tất cả đều mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thoải mái nhất tới du khách trong mọi chuyến đi. Ngoài ra, Vietravel cũng tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên được tập huấn kỹ năng và đào tạo nâng cao chuyên môn.
7. Process (Quy trình thực hiện)
Khi một doanh nghiệp muốn kinh doanh được trơn tru thì họ cần phải thiết lập một quy trình chuyên nghiệp và bài bản. Với một doanh nghiệp lâu đời như Vietravel, ban lãnh đạo đã xây dựng cho công ty một quy trình chuẩn chỉ, có vai trò như kim chỉ nam để nhân viên theo dõi và thực hành. Điều này cũng có lợi hơn cho khách hàng bởi họ sẽ biết cách xử lý các vấn đề mỗi khi có thắc mắc hay khiếu nại. Quy trình tại Vietravel hiện nay có 3 bước là quy trình thiết kế tour, quy trình cung cấp dịch vụ và quy trình giải quyết khiếu nại.
8. Performance (Hiệu suất)
Mỗi năm, hệ thống Vietravel đón tiếp hàng triệu khách hàng đến những điểm du lịch trên khắp đất nước và cả nước ngoài. Đồng thời, khả năng làm việc độc lập, kết nối thêm nhiều hệ thống dịch vụ cũng như danh tiếng ngày một đi lên chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển toàn hệ thống.
9. Profitability (Lợi nhuận)
Theo thông báo mới nhất, quý 4/2022 Vietravel đạt doanh thu hơn 1.133 tỷ đồng và lãi hơn 229 tỷ đồng sau thuế. So với cùng kỳ năm ngoái là 2021 thì tỷ suất doanh thu tăng đến hơn 600%.
Tính chung, Vietravel trong năm 2022 đã đạt mức doanh thu lên đến 3.814 tỷ đồng, tăng hơn 6 lần so với 2021 và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Điều này phần nào giúp doanh nghiệp thoát được tình trạng lỗ vốn sau 2 năm covid. Vietravel cũng nhận định rằng thị trường du lịch đang quay trở lại và hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội thành công hơn trong tương lai.
LỜI KẾT
Bài viết trên đã tổng hợp những yếu tố cốt lõi hình thành mô hình 9P trong Marketing. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích bạn trong quá trình hoạch định chiến lược thành công