Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk chi tiết

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 11714
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của thị trường, việc đánh giá và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh là điều quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter từ lâu đã trở thành công cụ hữu ích giúp phân tích và đánh giá môi trường cạnh tranh của một ngành hoặc thị trường cụ thể. Trong ngữ cảnh của ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam, hãy cùng nhìn vào cách mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk để hiểu rõ hơn về cách tập đoàn này đối mặt với thách thức và tạo cơ hội trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như thế nào.

mô hình 5 áp lực cạnh tranh của vinamilk

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VINAMILK

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và những sản phẩm từ sữa. Hiện tại Vinamilk là doanh nghiệp top đầu của nền công nghiệp chế biến sữa với thị phần toàn ngành lên đến 75%.

  • Công ty: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

  • Thành lập: 1976

  • Trụ sở: Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

  • Ngành hàng: Sữa và các chế phẩm từ sữa

Doanh nghiệp hiện tại sở hữu hệ thống phân phối lớn mạnh không chỉ trong nước mà còn mở rộng quy mô sang các thị trường nước ngoài như Pháp, Mỹ, Đức, Balan,... Năm 2021, Vinamilk đánh dấu 45 năm hình thành và phát triển với danh xưng thương hiệu duy nhất tại Đông Nam Á có tên trong nhiều bảng xếp hạng toàn cầu.

Xem thêm dịch vụ:

1. Dịch vụ marketing online trọn gói

2. Dịch vụ marketing tổng thể hiệu quả

3. Tư vấn lập kế hoạch marketing chuyên nghiệp

4. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse

giới thiệu tổng quan về vinamilk

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA VINAMILK

Mô hình  áp lực cạnh tranh của Michael Porter là một trong những công cụ giúp phân tích, đánh giá về môi trường cạnh tranh của một nhóm ngành hoặc thị trường cụ thể nào đó. Áp dụng vào Vinamilk, một doanh nghiệp sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, có thể đánh giá như sau.

1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Nhìn chung trên thị trường sữa Việt hiện nay, Vinamilk đang phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh gay gắt với cả thương hiệu nội địa lẫn ngoại nhập. Trong đó cũng có không ít đối thủ có thể tạo sức ép mạnh mẽ với thương hiệu như TH True Milk, Abbott, Nestle, Mead Johnson,... Thị trường sữa trong tương lai chắc chắn sẽ tiếp tục mở rộng dẫn đến mức độ cạnh tranh hiện tại ngày một tăng cao.

Cụ thể, chỉ tính riêng ở mặt hàng sữa nước, tuy Vinamilk đã chiếm tỷ trọng khá cao nhưng vẫn phải ra sức tranh giành thị trường với những thương hiệu tầm cỡ như TH True Milk, Mộc Châu, Cô gái Hà Lan,... Những doanh nghiệp này đều có tên tuổi lớn và những chiến lược marketing ấn tượng, nguồn tài chính dồi dào để tập trung cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Ngoài danh mục sữa là dòng sản phẩm cốt lõi, Vinamilk cũng sở hữu không ít các sản phẩm khác như phomai, đường, cà phê,... chuyên phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của khách hàng. Tuy nhiên cho đến nay những sản phẩm này của Vinamilk vẫn chưa thực sự nổi trội vì ra đời muộn hơn các ông lớn khác trong ngành.

Vậy nên áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành của Vinamilk là cực kỳ cao. Khả năng cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp và chi phí chuyển đổi thấp cũng ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của Vinamilk.

Tìm hiểu thêm:

1. Tư vấn chiến lược marketing  tối ưu doanh thu

2. Dịch vụ marketing thuê ngoài giá rẻ

3. Business Coaching thành công

4. Chuyên gia marketing hàng đầu Việt Nam

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh của Vinamilk

2. Rào cản gia nhập ngành

Theo đánh giá từ các chuyên gia, rào cản gia nhập ngành sữa hiện tại đang khá cao, cụ thể:

  • Chi phí gia nhập ngành: Nhìn chung không cao nhưng phải đủ sức để duy trì những nhu cầu như tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên với đặc thù ngành sữa chua và sữa nước thì sẽ khá cao.

  • Đặc trưng hóa sản phẩm: Hầu hết những thương hiệu sữa lớn trên thế giới đều đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Trong đó có cả những hãng sữa lớn, sở hữu thị phần nhất định và ít có sự biến đổi theo thời gian. Vậy nên bất kỳ đối thủ mới nào muốn gia nhập ngành đều phải có sự đầu tư mạnh mẽ và khả năng ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu cũ của người tiêu dùng.

  • Kênh phân phối: Hiện tại các kênh phân phối của ngành sữa đều đã được các doanh nghiệp khai thác triệt để. Vậy nên đối thủ mới gia nhập ngành cần thuyết phục được những kênh này bằng việc chấp nhận đưa ra mức hoa hồng cao. Có thể thấy rằng, việc cạnh tranh với những đối thủ mới trong ngành sữa là không đáng kể. Áp lực chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành.

Rào cản gia nhập ngành

3. Sản phẩm thay thế

Để đáp ứng được nhu cầu ngày đa dạng từ người tiêu dùng, thị trường thực phẩm luôn không ngừng biến đổi và đa dạng hóa các dòng sản phẩm. Với tình này, Vinamilk không khỏi chịu áp lực từ các sản phẩm thay thế như sữa hạt, sữa chua, ngũ cốc, sữa đậu nành, nước giải khát có pha chế sữa,...

Những sản phẩm này nhìn chung vẫn có thể cung cấp dưỡng chất cần thiết, không quá béo và vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên tác động này đến Vinamilk vẫn còn yếu bởi các sản phẩm thay thế có thời gian bảo quản ngắn, không dễ sử dụng như Vinamilk và không thể thay thế hoàn toàn tính đặc thù của sản phẩm sữa truyền thống.

Xem thêm: Kế hoạch truyền thông của Vinamilk

Sản phẩm thay thế của Vinamilk

4. Quyền thương lượng từ nhà cung cấp

Đến thời điểm hiện tại, các nhà cung cấp đã không còn ảnh hưởng quá nhiều đến Vinamilk. Nguyên nhân là do bên cạnh việc tập trung phát triển chiến lược, Vinamilk còn đẩy mạnh xây dựng các trang trại bò sữa chất lượng từ Việt Nam. Điều này phần nào giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung đồng thời kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Từ khi phát triển đến nay, doanh nghiệp đã sở hữu 12 hệ thống trang trại bò sữa chuẩn quốc tế lớn nhất Châu Á cùng số lượng đàn bò lên đến 130 nghìn con.

Toàn bộ hệ thống trang trại Vinamilk được áp dụng công nghệ 4.0 trong việc quản lý và chăn nuôi. Đàn bò được nhập khẩu trực tiếp từ những quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến như New Zealand, Mỹ, Úc giúp tạo tiền đề thu được nguồn sản phẩm chất lượng nhất.

Hệ thống trang trại cũng cung cấp được từ 950 - 1000 tấn sữa mỗi ngày cho doanh nghiệp. Đặc biệt hơn, nguồn thức ăn cho bò cũng được tự chủ. Vậy nên những nhà cung cấp sữa cho doanh nghiệp đang ngày càng yếu thế dẫn đến khả năng thương lượng từ họ cũng hạn chế.

Bên cạnh việc tự chủ về nguồn cung, Vinamilk vẫn đang hợp tác với nhiều nhà cung cấp khác là những nông dân có trang trại chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên hoạt động thu mua sữa tươi dùng làm nguyên liệu gặp phải không ít khó khăn do dịch bệnh bùng phát, thức ăn có giá thành cao, khẩu phần ăn bò bị thay đổi làm ảnh hưởng chất lượng nuôi dưỡng dẫn đến việc nhiều hộ dân phải bỏ nghề vì không thể xoay sở.

Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp thu mua sữa trên thị trường mới là người nắm thế chủ động trong việc đưa giá ra thành nguyên liệu.

Quyền thương lượng từ nhà cung cấp mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

5. Áp lực từ khách hàng

Khách hàng cuối cùng mới là người có khả năng gây áp lực lớn đến doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm. Hiện tại có đa dạng các thương hiệu có thể thay thế lẫn nhau trên thị trường nên giá cả không còn là điều quan trọng nhất với các khách hàng.

Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng về hương vị, giá trị thương hiệu,... tiếp đến mới là giá cả. Đối với những sản phẩm sữa, nếu giá nguyên liệu lên cao, doanh nghiệp có thể nâng giá thành sản phẩm mà khách hàng vẫn chấp nhận được. Do đó năng lực thương lượng của người mua rất thấp.

Tuy nhiên khách hàng có thể lựa chọn việc sử dụng nhiều thương hiệu sữa khác nhau khi muốn thay đổi hương vị hoặc thử một thương hiệu mới. Hơn nữa, khách hàng hiện nay cũng đủ thông thái khi dễ dàng tìm kiếm thông tin trên Internet và so sánh sản phẩm trước khi có quyết định mua. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của Vinamilk.

Khả năng thương lượng giá bán của các khách hàng cá nhân không quá ảnh hưởng nhưng các khách hàng đại lý, phân phối mua hàng với số lượng lớn sẽ có quyền đó. Đây chính là những hệ thống có thể tác động trực tiếp đến quyết định mua sản phẩm của người tiêu dùng cuối cùng thông qua việc giới thiệu, tư vấn sản phẩm.

Áp lực từ khách hàng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

LỜI KẾT

Sự cạnh tranh không ngừng trong ngành công nghiệp sữa đặt ra thách thức nhưng cũng mang đến cơ hội cho sự phát triển và đổi mới. Với mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk, việc đánh giá khả năng thích nghi đã giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn và tiếp tục duy trì vị thế của mình trên thị trường mục tiêu

Đánh giá & nhận xét : Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk chi tiết

5/5

1 đánh giá & nhận xét

5 

1 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
Banner đăng ký trang chi tiết

Điền Đầy Đủ Thông Tin Của Bạn

Hotline: 0901 349 349
1 Tư vấn chiến lược marketing từ A-Z
2  Huấn luyện business coaching là gì?
3  Phòng marketing thuê ngoài là gì?
4. Doanh nghiệp B2B là gì?
5. Marketing trung tâm tiếng anh?
Phân Tích Case Study
VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

Chuyên gia marketing hơn 15 năm kinh nghiệm


  • PHÓ THỦ TƯỚNG & Đoàn Đại Biểu Cấp Cao Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 2014
  • Sáng lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết kế web chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Đào Tạo Marketing Online Trền Nền Giải Pháp Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Giải Pháp "Ma Trận Marketing Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
  • Giảng Viên Cao Cấp Tại Các Học Viện Digital Marketing Hàng Đầu VN
  • Nhiều Lần Xuất Hiện Trên VTV3, THVL1, THVL2, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam,..
Xem thêm về Võ Tuấn Hải

0987 087 034
Zalo: 0987087034