1. Tư vấn chiến lược marketing từ A-Z |
2. Huấn luyện business coaching là gì? |
3. Phòng marketing thuê ngoài là gì? |
4. Doanh nghiệp B2B là gì? |
5. Marketing trung tâm tiếng anh? |
Phân tích ma trận IE của Vinamilk chi tiết tổng thể 2024
Tương tự như mô hình SWOT, ma trận BCG hay Space, ma trận IE cũng là một trong những công cụ hỗ trợ phân tích chiến lược có tính ứng dụng cao trong hầu hết mọi lĩnh vực. Bằng việc phân tích thông qua các yếu tố môi trường bên trong IFE và môi trường bên ngoài EFE, Vinamilk đã có được cái nhìn tổng thể về phương pháp lập kế hoạch chiến lược hiệu quả. Cùng Chuyên Gia Marketing phân tích rõ hơn về ma trận IE của Vinamilk trong bài viết sau để hiểu được cách thương hiệu này giữ vững vị thế cạnh tranh hàng đầu trên thị trường.
Nội Dung Chính [Ẩn]
MA TRẬN IE LÀ GÌ?
Ma trận IE có tên tiếng Anh là Internal-External Matrix là ma trận thường được sử dụng trong trường phái quản trị chiến lược với mục đích xác định và phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, từ đó giúp định vị được những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Ma trận IE thường được sử dụng song hành với ma trận SWOT và có khả năng đối chiếu lẫn nhau để xác định điểm nhất quán. Đây là kỹ thuật phân tích mang tính định lượng cao hơn và chính xác hơn vì vậy ngày càng trở nên phổ biến. Ma trận IE được xem là sự tiếp nối mở rộng giữa mô hình ma trận IFE và EFE.
Dịch vụ hot 2024:
1. Marketing thuê ngoài tiết kiệm chi phí
2. Dịch vụ tư vấn marketing chiến lược hiệu quả
3. Dịch vụ marketing online giá rẻ
4. Marketing online tổng thể 2024
CÁC THÀNH PHẦN CỦA MA TRẬN IE
Ma trận IE được hình thành dựa trên kết quả phân tích và thành lập ma trận của môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Trong đó, IFE là ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và EFE là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.
1. Phân tích ma trận IFE
Ma trận IFE là công cụ phổ biến thường xuyên được sử dụng để đánh giá các yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Từ đó có thể tóm tắt, phân tích và đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của từng yếu tố chi phối các hoạt động bên trong.
Tiến trình tiến hành phân tích một ma trận IFE gồm 5 bước sau:
-
Bước 1: Lập danh sách các yếu tố bên trong có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp.
-
Bước 2: Xác định mức độ và chấm điểm tầm quan trọng của các yếu tố này từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng).
-
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho các yếu tố để thấy được cách thức phản ứng với từng yếu tố đối với chiến lược hiện tại của doanh nghiệp. Trong đó: 1 là điểm yếu lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là điểm mạnh lớn nhất.
-
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi yếu tố (ở bước 2) với phân loại (ở bước 4) để xác định số điểm về mức độ quan trọng.
-
Bước 5: Cộng dồn các điểm số về mức độ quan trọng (ở bước 4) để xác định tổng số điểm.
Không kể đến ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm quan trọng (ở bước 5) có thể dao động từ 1.0 (thấp nhất) đến 4.0 (cao nhất) và trung bình thường là 2.5.
Nếu tổng số điểm quan trọng thấp hơn 2.5 cho thấy doanh nghiệp đang yếu về nội bộ và ngược lại, nếu cao hơn 2.5 thì doanh nghiệp đang có tiềm lực nội bộ rất tốt.
Xem thêm: Ma trận BCG của Vinamilk
2. Phân tích ma trận EFE
Ma trận EFE là sự lựa chọn hoàn hảo giúp doanh nghiệp dễ dàng tóm tắt, phân tích và đánh giá về những tác động của các yếu tố bên ngoài đến doanh nghiệp.
Quá trình thực hiện ma trận EFE cũng tương tự như ma trận IFE:
-
Bước 1: Xác định các yếu tố bên ngoài có khả năng tác động đến sự thành công của doanh nghiệp.
-
Bước 2: Chấm điểm tầm quan trọng cho các yếu tố từ 0.0 - 1.0 (không quan trọng - quan trọng).
-
Bước 3: Phân loại các yếu tố này từ 1 đến 4, trong đó 4 (phản ứng tốt nhất), 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là ít có phản ứng, so với chiến lược kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
-
Bước 4: Nhân trọng số quan trọng (ở bước 2) với phân loại (bước 3) để xác định số điểm quan trọng.
-
Bước 5: Cộng dồn điểm quan trọng (ở bước 4) lại để xác định tổng số điểm quan trọng của mỗi doanh nghiệp.
Tổng số điểm quan trọng (bước 5) có thể dao động từ 1.0 đến 4.0, mức trung bình là 2.5. Nếu tổng số là 4.0 cho thấy doanh nghiệp có phản ứng rất tốt với những cơ hội và thách thức hiện có bên ngoài thị trường. Nói cách khác, các chiến lược đang được tận dụng rất tốt để tạo ra thêm những cơ hội mới và giả thiểu mối đe dọa của các tác động tiêu cực.
Nếu tổng số điểm là 1.0 nghĩa là những chiến lược doanh nghiệp đề ra không thể đáp ứng được với tình hình kinh doanh hiện tại, bỏ lỡ những cơ hội và đang phải đối mặt với nhiều thử thách lớn.
Tìm hiểu thêm:
1. Tư vấn kế hoạch marketing
2. Chuyên gia Marketing Online
3. Đào tạo Marketing Inhouse
4. Business Coach là gì?
PHÂN TÍCH MA TRẬN IE CỦA VINAMILK (IFE VÀ EFE CỦA VINAMILK)
Ma trận IE được hình thành dựa trên 2 yếu tố ma trận IFE và ma trận EFE. Bằng việc phân tích sâu hơn về 2 thành phần mang tính chiến lược này có thể giúp doanh nghiệp hoạch định IE một cách hiệu quả và chính xác nhất.
1. Ma trận IFE của Vinamilk 2024
Yếu tố nội bộ luôn rất quan trọng trong mỗi chiến lược kinh doanh và các mục tiêu của doanh nghiệp. Sau khi xác định đâu là lợi thế, hạn chế, nhà quản trị chiến lược có thể giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa điểm mạnh và tìm được những phương pháp cải thiện yếu điểm.
1.1 Các yếu tố điểm mạnh của thương hiệu hiện tại:
-
Quy trình sản xuất khép kín.
-
Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
-
Đầu tư vào phát triển nhà máy.
-
Tạo dựng thương hiệu trên thị trường.
-
Sản phẩm đa dạng.
-
Thực hiện nhiều khóa đào tạo về kỹ năng.
-
Quản lý rủi ro và kiểm soát nhân viên.
-
Phát triển trang trại bò sữa Tây Ninh.
-
Lượng sữa mua bên ngoài đạt chuẩn.
-
Hợp đồng mua bán sữa bò với nhiều hộ dân.
-
Ít đối thủ cạnh tranh trong nước.
Xem thêm: Mô hình SMART của Vinamilk
Điểm trọng số tổng hợp các yếu tố điểm mạnh bên trong ma trận IFE của Vinamilk đạt 3.45. Điều này cho thấy các chiến lược của doanh nghiệp đang triển khai đã xử lý, ứng phó được với những thay đổi đang diễn ra từ môi trường nội bộ.
Từ các phân tích và đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong, có thể nhận thấy những điểm mạnh chính của Vinamilk hiện tại chính là:
-
Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
-
Quản lý rủi ro và kiểm soát nhân viên.
-
Phát triển trang trại bò sữa Tây Ninh.
-
Lượng sữa mua bên ngoài đạt chuẩn.
-
Hợp đồng mua bán sữa bò với nhiều hộ dân.
1.2 Các yếu tố điểm yếu hiện tại của Vinamilk:
-
Áp lực từ các sản phẩm thay thế.
-
Marketing chưa phát triển.
-
Thị trường gặp nhiều biến động.
-
Giá thành chưa có tính cạnh tranh.
-
Chưa tạo được vị thế dẫn đầu.
-
Sữa bột vẫn cần nhập khẩu nguyên liệu.
-
Đối thủ cạnh tranh nước ngoài nhiều.
Điểm tổng hợp trọng số các yếu tố điểm yếu bên trong ma trận IFE của Vinamilk đạt mức 2.82. Có thể thấy rằng doanh nghiệp vẫn đang có khả năng kiểm soát các phát sinh nội bộ và có kế hoạch điều hướng, giải quyết ổn thỏa các vấn đề.
Những điểm yếu chín mà nội bộ doanh nghiệp hàng đầu Vinamilk đang gặp phải chính là:
-
Marketing chưa thực sự khác biệt.
-
Giá thành chưa có tính cạnh tranh.
-
Chưa tạo được vị thế dẫn đầu.
-
Sữa bột vẫn cần nhập khẩu nguyên liệu.
-
Đối thủ cạnh tranh nước ngoài nhiều.
Tìm hiểu thêm: Chiến lược marketing của Vinamilk - doanh nghiệp dẫn đầu.
2. Ma trận EFE của Vinamilk 2024
Ma trận EFE hỗ trợ Vinamilk xác định và phân tích mô trường kinh doanh bên ngoài. Qua đó giúp doanh nghiệp xác định mức độ phản ứng của mình với các cơ hội, nguy cơ và thách thức hiện có.
2.1 Các yếu tố cơ hội từ môi trường bên ngoài ma trận EFE của Vinamilk tác động đến doanh nghiệp:
-
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
-
Giá cước vận tải đang giảm mạnh
-
Gia nhập TPP, AEC.
-
Chỉ số tiêu dùng cao.
-
Ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng cao.
-
Tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng.
-
Tỉ lệ dân số thành thị cao hơn nông thôn.
-
Cần thiết cho trẻ em trong giai đoạn thôi bú sữa mẹ.
-
Nhu cầu làm đẹp tăng cao.
-
Tình hình chính trị ổn định.
-
Chính sách khuyến khích dùng sữa trong trường học.
-
Thuế dành cho các sản phẩm sữa nhập khẩu thấp.
-
Khoa học công nghệ tiên tiến.
Tổng điểm trọng số của từ các cơ hội bên ngoài ma trận EFE của Vinamilk đạt 2.37. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng tốt nhất những cơ hội hiện có để tạo thêm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.
Từ những phân tích trên có thể thấy, Vinamilk được đánh giá cao trong việc kết hợp những cơ hội sau vào sản xuất và phát triển:
-
Chỉ số tiêu dùng cao.
-
Tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng.
-
Cần thiết cho trẻ em trong giai đoạn thôi bú sữa mẹ.
-
Chính sách khuyến khích dùng sữa trong trường học.
-
Khoa học công nghệ tiên tiến.
2.2 Các yếu tố đe dọa từ ma trận EFE của Vinamilk tác động lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp có thể kể đến như:
-
Nhân dân tệ giảm mạnh ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.
-
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
-
Nhu cầu sử dụng sữa ngoại tăng.
-
Gia nhập AEC, TPP.
-
Nhà nước không quản lý được giá sữa.
-
Thuế cho các sản phẩm sữa nhập khẩu thấp.
-
Khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng đến chất lượng dòng sữa bò.
-
Nhiều dịch bệnh, ảnh hưởng đến đàn bò.
-
Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng nhiều.
-
Thị trường sữa thế giới có nhiều biến động.
Tổng điểm từ các yếu tố đe dọa tác động đến doanh nghiệp là 1,66. Rõ ràng, việc ứng phó với những bất cập từ môi trường bên ngoài từ phía Vinamilk còn khá hạn chế và không thực sự hiệu quả. Điều này cũng dễ lý giải vì các yếu tố chính có tác động lớn nhất đều rất khó kiểm soát:
-
Khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng chất lượng dòng sữa bò.
-
Nhiều dịch bệnh, ảnh hưởng đến đàn bò.
-
Đối thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước ngày càng nhiều.
ĐÁNH GIÁ MA TRẬN IE CỦA VINAMILK
Nhu cầu tăng cũng đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh trên thị trường sữa Việt ngày càng trở nên gay gắt. Việc giảm thuế nhập khẩu sữa ngoại quốc phần nào cũng mang lại không ít rủi ro tiềm tàng khi có thể làm gia tăng thêm các đối thủ quốc tế trong tương lai gần.
Một trong những điểm yếu lớn nhất của thương hiệu chính là chưa thể tự chủ 100% nguồn nguyên liệu đầu vào. Nếu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu sẽ khiến Vinamilk không thể chủ động trong việc điều phối sản xuất. Đồng thời nguồn chi phí cũng không được tối ưu hiệu quả.
Bên cạnh đó khả năng và cách thức phản ứng của Vinamilk với những yếu tố tác động tiêu cực vẫn chỉ ở mức trung trở xuống. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của thương hiệu vẫn rất ổn định và có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, với cương vị là một thương hiệu sữa hàng đầu tại thị trường Việt Nam thì các chiến lược này vẫn chưa thực sự ấn tượng.
Trong thời gian tới, Vinamilk có thể tận dụng những lợi thế sẵn có như công nghệ hiện đại, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, sức mạnh thương hiệu,... để gia tăng doanh thu và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, việc xây dựng và tìm kiếm các giải pháp mới giúp khắc phục những khó khăn hiện tại như nguồn cung ứng, chiến lược marketing,... để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Lời Kết
Với những phân tích và đánh giá về ma trận IE của Vinamilk được chia sẻ trên đây, hy vọng bạn sẽ có cho mình những kiến thức hữu ích.