Phân tích ma trận BCG của Apple chiếm lĩnh thị phần 2024

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 11255
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Không ai có thể phủ nhận, bằng cách định hình và điều khiển các chiến lược kinh doanh dựa trên những phân tích chính xác, Apple đã thành công trong việc xây dựng tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Với ma trận BCG của Apple, thương hiệu đã hiểu rõ vị thế của mỗi đơn vị kinh doanh và phân bố nguồn tài nguyên một cách hợp lý cho các danh mục đầu tư. Việc này giúp Appletận dụng tốt lợi thế thị phần hiện có, bắt kịp tốc độ tăng trưởng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Trong bài viết sau, hãy cùng Chuyên Gia Marketing phân tích chi tiết hơn về mỗi góc phần tư trong BCG làm nên lợi thế cạnh tranh hàng đầu của thương hiệu “trái táo khuyết”.

ma trận bcg của apple

MA TRẬN BCG LÀ GÌ?

Ma trận BCG hay Boston Consulting Group là ma trận giúp mọi doanh nghiệp định hướng được chiến lược tăng trưởng thị phần thông qua việc phân tich các danh mục sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định nên loại bỏ hay tiếp tục đầu tư sản phẩm đó.

Ma trận BCG được sử dụng rất phổ biến tại Hoa Kỳ từ năm 1968, tương tự như ma trận SWOT. Nếu SWOT tập trung vào phân tích những tiềm lực nội tại của doanh nghiệp để đánh giá những cơ hội và thách thức thì BCG dùng để phân loại các sản phẩm thành nhiều nhóm khác nhau.

Một ma trận BCG hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố, tương tự 4 góc phần tư: Ngôi sao (Stats), bò sữa (Cash Cows), question marks (Dấu hỏi) và con chó (Dogs).

Tìm hiểu thêm:

1. Tư vấn kế hoạch marketing

2. Chuyên gia Marketing Online

3. Đào tạo Marketing Inhouse

4. Business Coach là gì?

1. Góc ngôi sao (Star)

Góc phần tư ngôi sao đại diện cho những dòng sản phẩm có mức độ cạnh tranh cực kỳ mạnh mẽ so với đối thủ trên thị trường. Để được xếp vào ô ngôi sao này, các sản phẩm phải đáp ứng:

  • Sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng cao, có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của dòng tiền.

  • Chiếm một thị phần đáng kể và phải mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thông thường, những sản phẩm chủ lực và có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ sẽ được xếp vào ô này. Cùng với thời gian, nếu thị trường phát triển tốt thì từ ô ngôi sao, sản phẩm sẽ dịch chuyển sang ô bò sữa và nắm giữ thị phần khổng lồ.

Chẳng hạn như điện thoại iPhone của Apple chính là dòng sản phẩm của phần tư ngôi sao khi liên tục tạo ra những kỷ lục về doanh thu, đồng thời thu hút sự chú ý của toàn thị trường mỗi khi tung ra mẫu mới.

Dịch vụ hot 2024:

1. Marketing thuê ngoài tiết kiệm chi phí

2. Dịch vụ tư vấn marketing chiến lược hiệu quả

3. Dịch vụ marketing online giá rẻ

4. Marketing online tổng thể 2024

2. Góc con bò sữa (Cash Cow)

Sản phẩm trong ô bò sữa thường đã có vị trí khá cao trên thị trường và số lượng bán ra cũng ổn định nhưng không có thêm nhiều khả năng phát triển. Đây là lúc doanh nghiệp bắt đầu chú trọng vào các hoạt động marketing và phát triển sản phẩm để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tạo ra cho sản phẩm chỗ đứng nhất định và có thêm doanh thu để đầu tư vào ô ngôi sao. Nếu sản phẩm ở ô ngôi sao có đầy triển vọng và tiềm năng phát triển thì ô bò sữa sẽ tượng trưng cho những thành tựu mà doanh nghiệp đang gặt hái từ những sản phẩm trên.

tìm hiểu ma trận bcg

3. Góc dấu chấm hỏi (Question Mark)

Những sản phẩm tại góc phần tư dấu chấm hỏi có tỷ lệ tăng trưởng khá cao nhưng thị phần vẫn đang còn hạn chế. Nguyên nhân có thể là do:

  • Nhiều đối thủ cạnh tranh có cùng tình trạng tương tự.

  • Thị trường chung đang có dấu hiệu phát triển nhưng nhiều nhà cung cấp có cùng loại sản phẩm.

  • Nguồn lực doanh nghiệp hạn chế, chưa cung cấp được lượng lớn sản phẩm ra thị trường.

Mục đích chính của góc dấu hỏi là để doanh nghiệp đánh giá có nên tiếp tục đầu tư vào sản phẩm hay âm thầm giảm thiểu lại để tiết kiệm nguồn vốn. Nếu ô ngôi sao là sản phẩm có nhiều tiềm năng thì dấu chấm hỏi sẽ là những dòng có khả năng cạnh tranh tốt mà doanh nghiệp có thể cân nhắc đầu tư.

Xem thêm: Ma trận BCG

4. Góc con chó (Dogs)

Góc phần tư con chó là những sản phẩm có thị phần nhỏ và tốc độ tăng trưởng trên thị trường cũng rất thấp. Đây là ô tập trung những sản phẩm dù đã được đầu tư đáng kể nhưng vẫn không mang lại lợi nhuận gì cho doanh nghiệp, thậm chí còn gây thâm hụt ngân sách nặng nề.

Ngoài ra, sản phẩm ở ô con chó cũng tượng trưng cho sự suy thoái thị trường nói chung về dòng sản phẩm đó. Đa số sản phẩm ở ô bò sữa sẽ “gồng lỗ” cho ô con chó. Chính vì vậy khi đưa danh mục nào đó vào ô con chó nghĩa là doanh nghiệp đang cân nhắc thu hẹp và loại bỏ khỏi chiến lược kinh doanh.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM MA TRẬN BCG

Việc hiểu rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của BCG giúp doanh nghiệp vận dụng và triển khai được hiệu quả hơn.

1. Ưu điểm

Những lợi thế hàng đầu của ma trận BCG có thể kể đến như:

  • Dễ áp dụng: Nhà hoạch định có thể hiểu và áp dụng được ngay mô hình BCG nhờ sơ đồ phân tích đơn giản. Không mất quá nhiều thời gian nghiên cứu vì ma trận này tập trung chủ yếu vào sản phẩm của doanh nghiệp.

  • Xác định hiệu quả: Sử dụng BCG là biện pháp tiện lợi giúp doanh nghiệp xác định được đâu là lĩnh vực tiềm năng. Từ đó tập trung phát triển để mang lại hiệu quả doanh thu tốt hơn.

  • Tối ưu đầu tư: Sau khi xác định được đâu là những danh mục cần loại bỏ, doanh nghiệp có thể tập trung vào những danh mục có tiềm năng phát triển, giúp thu được dòng tiền lớn với chi phí đầu tư tối thiểu.

2. Nhược điểm

Ngoài những ưu thế kể trên, BCG cũng tồn tại vài nhược điểm nhất định:

  • Phạm vi đánh giá: Điểm hạn chế lớn nhất của BCG chính là bỏ qua các khía cạnh kinh doanh khác mà chỉ tập trung vào hiệu quả hiện tại mà danh mục đó mang lại cho doanh nghiệp.

  • Không phù hợp với mô hình kinh doanh phức tạp: Việc áp dụng BCG không thực sự mang lại hiệu quả cho các mô hình kinh doanh phức tạp. Vì BCG chủ yếu chỉ xét đến 3 tiêu chí là thị phần, tốc độ tăng trưởng và dòng tiền nên không đưa ra được giải pháp tối ưu cho nhiều trường hợp khác nhau.

ưu điểm và nhược điểm ma trận bcg

PHÂN TÍCH MA TRẬN BCG CỦA APPLE

BCG của Apple được phân tích chi tiết dựa trên danh mục sản phẩm mà thương hiệu đang cung cấp trên thị trường hiện nay. Để từ đó, Apple đưa ra được những chiến lược phát triển phù hợp nhất.

1. Góc ngôi sao của Apple (Stars)

Kể từ khi ra mắt, dòng điện thoại iPhone của Apple luôn không ngừng xô đổ hàng loạt kỷ lục về độ hot cũng như doanh thu do chính phiên bản trước của mình làm ra. Đây là sản phẩm tiêu biểu nhất ở góc phần tư ngôi sao của thương hiệu. Đồng hành cùng iPhone chính là iPad và Apple Watch cũng đang làm mưa làm gió trên thị trường.

Với thị hiếu người dùng cũng như mức độ tăng trưởng hiện tại, bộ ba sản phẩm này đang rất được kỳ vọng trở thành nhân tố chủ chốt ở phần tư bò sữa. Từ đó sẽ giúp tăng trưởng doanh thu và mang về thị phần ổn định nhất dành cho Apple.

Với việc trở thành nhân tố chủ chốt của thương hiệu, Apple đang không ngừng đầu tư nhiều nguồn lực vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Nhờ vậy mà mỗi thiết kế được tung ra lại càng cao cấp hơn cả về thiết kế lẫn tính năng. Điển hình như iPhone 14 là bản nâng cấp hơn so với iPhone 13 trước đó.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện ngày một nhiều của các đối thủ cạnh tranh cùng những dòng sản phẩm đột phá như điện thoại màn hình gập của Samsung, thiết kế độc đáo như Nothing Phone, tốc độ tăng trưởng của dòng iPhone hiện nay không còn chắc chắn như thời điểm trước đây.

Xem thêm: Chuỗi cung ứng của Apple

phân tích chi tiết ma trận bcg của apple

2. Góc con bò sữa Apple (Cash Cow)

Góc phần tư bò sữa sẽ là những danh mục chiếm thị phần cao trên thị trường nhưng có tốc độ tăng trưởng thấp. Apple cũng có 3 dòng sản phẩm được xếp vào nhóm này chính là iMac, iTunes và MacBook. Tập đoàn cũng đã tạo ra những dấu ấn thương hiệu cực kỳ khác biệt và chất lượng nhờ những sản phẩm có định vị hợp lý.

Trong những năm gần đây, cả 3 danh mục này đều được đánh giá là nguồn tăng dòng tiền liên tục cho công ty và luôn giữ vững được thị trường vốn có của mình. Nhờ vậy mà tính tới thời điểm hiện tại, Apple đã có riêng cho mình một tệp khách hàng trung thành, chỉ thích sử dụng và sưu tầm đầy đủ các sản phẩm của thương hiệu. Trong đó có cả Macbook, iTunes và iMac.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng các sản phẩm mang tính tiện lợi ngày càng cao nên những chiếc điện thoại thông minh có tích hợp nhiều tiện ích đang dần thay thế cho Macbook và iMac. Không khó để thấy được rằng, thị trường các dòng máy tính xách tay hiện nay đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

bcg của apple hiệu quả như thế nào?

3. Góc dấu chấm hỏi (Question Mark)

Ô phần tư dấu chấm hỏi đề cập đến những danh mục có thị phần và vị thế cạnh tranh khá thấp của Apple. Điển hình là trong thời gian gần đây, Apple đã chính thức trình làng sản phẩm phương tiện truyền trực tuyến giúp kết nối với TV với tên gọi Apple Smart TV. Thời điểm hiện tại, Smart TV được đánh giá có thể trở thành dấu chấm hỏi lớn nhất của thương hiệu. Lý do có lẽ đến từ việc tiềm năng và giá trị sản phẩm khá cao nhưng doanh thu nhận về lại không mấy ấn tượng.

Tuy nhiên theo nhiều đánh giá, việc Apple hợp tác với các nhà sản xuất TV lớn trên toàn cầu như Sony, Samsung, LG và tích hợp nhiều tính năng vượt trội như HomeKit, Airplay 2, thậm chí cả iTunes vào TV sẽ khiến Smart TV trở thành một ngôi sao tiềm năng trong tương lai.

Ngoài ra, những khách hàng đang sử dụng các sản phẩm khác của khách hàng cũng sẽ thuận tiện hơn trong việc sử dụng Apple TV. Bởi nếu có iPhone, Apple TV sẽ dễ dàng kết nối và điều khiển hơn hẳn. Các dịch vụ chơi game, tập thể thao của Apple cũng được tích hợp. Apple TV cũng cho phép sử dụng HomePod, HomePod mini làm loa TV.

Với việc thuộc góc phần tư dấu chấm hỏi, trong tương lai Apple có thể tiến hành một cuộc nghiên cứu, đánh giá xem có nên tiếp tục đầu tư vào danh mục này hay chỉ kinh doanh chớp nhoáng thu hồi vốn và rút khỏi phân khúc này hay không.

Xem thêm: Ma trận BCG của Vinamilk

apple sử dụng mô hình bcg hiệu quả

4. Góc con chó (Dogs)

Thuộc góc phần tư con chó trong ma trận BCG của Apple chính là iPod. Trong thời gian gần đây, iPod thực sự chưa từng có sức hút cao cũng như tiềm năng phát triển cũng thấp do sự cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu khách hàng thấp.

Thời gian đầu khi tung ra thị trường, sản phẩm đã tạo được cơn sốt mới nhưng do sự cạnh tranh mạnh mẽ nên doanh số mang lại thực sự không cao. Lý do là vì các đối thủ cùng ngành không ngừng đưa ra các dòng tai nghe Bluetooth có mức giá vô cùng thấp. Bên cạnh đó, Apple cũng không đầu tư quá nhiều vào dòng sản phẩm này.

Với tốc độ phát triển như hiện tại, iPod hiện đang là phân khúc góp phần duy trì lợi nhuận cho Apple, không có quá nhiều đóng góp nổi bật về cả doanh thu lẫn thị phần chiếm giữ. Tập đoàn này vẫn đang sử dụng nguồn thu chính từ iPhone để cứu nguy cho iPod nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên thị trường.

chi tiết mô hình bcg của apple

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ BCG CỦA APPLE

Dựa trên các phân tích chi tiết về cách triển khai BCG của Apple, các doanh nghiệp hiện thời có thể tự rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:

  • Sao lưu dòng sản phẩm ngôi sao: Apple đã tạo ra không ít dòng sản phẩm thành công liên tục dù không phải quá mới mẻ, đơn cử như iPhone. Vậy nên việc duy trì sức hút của danh mục sản phẩm ngôi sao cùng sự cải tiến không ngừng có thể giúp sản phẩm giữ vững lợi thế cạnh tranh cực kỳ mạnh mẽ.

  • Đổi mới và nâng cấp sản phẩm: Rõ ràng, việc nỗ lực tạo ra sản phẩm được ưa chuộng rộng rãi sau đó cải tiến liên tục để duy trì sức hấp dẫn sẽ dễ thành công hơn nhiều so với việc tạo ra các danh mục mới hoàn toàn. Mỗi phiên bản nâng cấp của điện thoại iPhone chính là minh chứng điển hình nhất.

  • Đầu tư nguồn lực tương lai: Việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực hoạt động và tạo ra nhiều cơ hội mới.

  • Quản lý nguồn lỗ không hiệu quả: Bên cạnh những dòng sản phẩm dẫn đầu thị trường như iPhone, thương hiệu vẫn có những danh mục không mấy nổi trội như iPod, Apple TV. Tuy nhiên, việc quản lý tốt nguồn hàng và nhạy bén trong việc phân bổ ngân sách đầu tư đã giúp Apple giảm tải khả năng tiêu tốn nguồn lực.

  • Đa dạng hóa danh mục sản phẩm: Apple không ngừng mở rộng danh mục của mình bằng cách phát triển nhiều dịch vụ độc lập như iCloud, Apple Pay. Có thể thấy rằng việc phát triển, mở rộng sản phẩm dịch vụ có thể giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng sinh lời và tạo ra thêm nhiều nguồn thu nhập mới.

Lời Kết

Trên đây là những thông tin tổng hợp giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ma trận BCG của Apple. Hy vọng bài viết có thể cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích.

Đánh giá & nhận xét : Phân tích ma trận BCG của Apple chiếm lĩnh thị phần 2024

5/5

2 đánh giá & nhận xét

5 

2 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
Banner đăng ký trang chi tiết

Điền Đầy Đủ Thông Tin Của Bạn

Hotline: 0901 349 349
1 Tư vấn chiến lược marketing từ A-Z
2  Huấn luyện business coaching là gì?
3  Phòng marketing thuê ngoài là gì?
4. Doanh nghiệp B2B là gì?
5. Marketing trung tâm tiếng anh?
Phân Tích Case Study
VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

Chuyên gia marketing hơn 15 năm kinh nghiệm


  • PHÓ THỦ TƯỚNG & Đoàn Đại Biểu Cấp Cao Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 2014
  • Sáng lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết kế web chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Đào Tạo Marketing Online Trền Nền Giải Pháp Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Giải Pháp "Ma Trận Marketing Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
  • Giảng Viên Cao Cấp Tại Các Học Viện Digital Marketing Hàng Đầu VN
  • Nhiều Lần Xuất Hiện Trên VTV3, THVL1, THVL2, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam,..
Xem thêm về Võ Tuấn Hải

0987 087 034
Zalo: 0987087034