1. Chuyên gia marketing là ai? |
2. Marketing thuê ngoài hiệu quả |
3. Marketing tổng thể là gì? |
4. Tổng quan marketing là gì ? |
5. Tìm hiểu marketing online từ A-Z |
Triển khai Green Marketing | Xu hướng tiếp thị mới nhất 2024
Green marketing đang phát triển mang tính chất bền vững, vì tài nguyên môi trường và lợi ích con người. Các doanh nghiệp hiện nay đang nỗ lực để đưa ra những chiến lược, quy trình sản xuất “xanh” để đáp ứng nhu cầu khách hàng cách tốt nhất, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm xây dựng xã hội phát triển. Việc bán hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường cũng sẽ giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp, gia nhập phân khúc khách hàng mới và trở nên nổi bật hơn giữa các đối thủ cạnh tranh khi ngày càng nhiều người có ý thức về môi trường và ưu chuộng những ứng dụng xanh, thiết kế xanh. Hãy cùng Chuyên Gia Marketing tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu chi tiết và biết cách ứng dụng cho hoạt động kinh doanh của mình.
Nội Dung Chính [Ẩn]
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ tư vấn marketing chuyên nghiệp
2. Chuyên gia marketing online
3. Dịch vụ Business coaching là gì
4. Phòng marketing thuê ngoài tốt nhất
GREEN MARKETING LÀ GÌ?
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA) cho rằng Green Marketing là hoạt động tiếp thị sản phẩm, dịch vụ theo hướng thân thiện với môi trường. Vì vậy, Green Marketing gắn với chuỗi hoạt động tiếp thị liên quan tới việc điều chỉnh sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất, cách thức đóng gói bao bì cũng như thông điệp truyền thông.
Dễ hiểu hơn tiếp thị xanh ra đời nhằm nói đến quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nhằm đem lại lợi ích cho tự nhiên. Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp có đặc tính thân thiện với thiên nhiên hoặc quy trình sản xuất, đóng gói được thực hiện bằng phương pháp thân thiện với môi trường.
5 YẾU TỐ CỐT LÕI CỦA GREEN MARKETING
Những yếu tố cốt lõi việc tiếp thị xanh được Chuyên Gia Marketing đề cập dưới đây, bạn có thể tham khảo cho hoạt động marketing:
1. Thiết kế xanh
Thông thường, các doanh nghiệp phải đánh lạc hướng người tiêu dùng về những sản phẩm, dịch vụ liên quan vấn đề lợi ích môi trường (greenwashing).
Ví dụ:
-
Thay thế một chiếc túi nilon bằng một chiếc túi làm từ giấy nguyên chất, chứ không phải từ giấy tái chế để bảo vệ môi trường.
-
Một chiếc xe được thiết kế mang tiêu chí tiết kiệm nhiên liệu được chuyên gia đánh giá cao nhưng vẫn chứa vật liệu độc hại, thải ra khói bụi.
Chiến lược Green Marketing quan trọng nhất là phải bắt đầu với việc thiết kế ra những sản phẩm, dịch vụ thân thiện một cách thật sự.
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ Marketing inhouse
3. Tư vấn lập kế hoạch marketing
4. Marketing trọn gói tốt nhất
2. Định vị thương hiệu xanh
Doanh nghiệp quảng bá rõ ràng tính phát triển bền vững với các sản phẩm, dịch vụ là nhân tố cốt lõi, yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
3. Chiến lược giá cả thân thiện
Một công ty nên làm nổi bật vấn đề sản phẩm hoặc dịch vụ xanh có thể giúp khách hàng tiết kiệm như thế nào.
Ví dụ: Một chiếc xe máy tiết kiệm xăng trong thời buổi hiện nay có giá trí như thế nào, tiết kiệm tiền bạc, nguyên liệu, nhiên liệu, bảo vệ môi trường. Từ đó giúp họ nhận thức được rằng lựa chọn việc đầu tư vào một sản phẩm cho phép họ tiết kiệm tiền và tài nguyên trong tương lai, thay vì mua một sản phẩm có giá trị ngắn hạn.
4. Hoạt động logistic xanh
Ngoài một sản phẩm thân thiện hoặc dịch vụ xanh, bao bì và đóng gói bên ngoài cũng phải thân thiện. Bao bì là thứ đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy, do vậy nếu nó không phải là chất liệu thân thiện, bảo vệ môi trường thì có khả năng khách hàng sẽ không mua sản phẩm doanh nghiệp.
5. Vòng đời sản phẩm phải thân thiện với môi trường
Toàn bộ vòng đời sản phẩm phải có ý nghĩa bảo vệ môi trường, thương mại cộng đồng: Từ sản xuất sản phẩm đến xử lý chất thải, mọi thứ không được tổn hại tới tự nhiên. Tuyệt đối không sử dụng hoạt động tiêu hủy không bền vững và gây nguy hiểm cho thiên nhiên, động vật, nguồn nước,... Và sức khỏe con người.
MỤC TIÊU CỦA TIẾP THỊ XANH
Ngoài những mục tiêu marketing chính về bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu mới, mục tiêu marketing xanh còn bao gồm:
-
Thực hiện phương thức kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp
-
Thể hiện trách nhiệm đối với xã hội
-
Giảm chi phí đóng gói, bao bì, vận chuyển,…
-
Chứng minh sản phẩm, dịch vụ an toàn đảm bảo.
Green Marketing bao gồm một vài hoạt động sau: Các thương hiệu ra mắt sản phẩm thân thiện, sản xuất những sản phẩm có thể tái chế, dùng năng lượng xanh để sản xuất, thiết kế các mặt hàng từ vật liệu tái chế để giảm thiểu chất thải, bán hàng tại nơi sản xuất nhằm giảm chi phí và nhiên liệu cho việc vận chuyển…
Các thương hiệu cũng thường xuyên tham gia vào chương trình tái sử dụng, nghiêm túc hơn về việc xử lý chất thải, đóng góp cho các “phong trào xanh” khác nhau và không quên thông tin tới khách hàng về những gì họ làm để bảo vệ trái đất, nhằm lan tỏa thông điệp.
GIÁ TRỊ GREEN MARKETING ĐEM LẠI
Green marketing sẽ mang lại nhiều điều hữu ích sau đây:
-
Tham gia vào phân khúc khách hàng mới.
-
Nổi bật hơn đối thủ.
-
Giảm tác động tiêu cực.
-
Thể hiện trách nhiệm với xã hội CSP với khách hàng.
-
Tối ưu hóa doanh thu và nâng cao hiệu quả marketing.
-
Tác động tích cực đến sức khỏe người tiêu dùng.
-
Gia tăng thiện cảm đối với thương hiệu.
TRIỂN KHAI GREEN MARKETING
Dưới đây là những gợi ý giúp bạn triển khai Green Marketing thành công:
1. Hạn chế đồ nhựa, có thể tái chế và dùng đồ tái chế
Đồ nhựa là thứ rác thải lâu phân hủy nhất, vì thế chúng được coi là loại rác thải độc hại nhất. Ngoài ra, nó còn gây hại trực tiếp cho sức khỏe người tiêu dùng, nếu sử dụng để đựng thực phẩm còn nóng.
Doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mà người tiêu dùng có thể tái chế. Hoặc tiếp tục sử dụng lại sản phẩm
Ví dụ: Túi giấy đựng sản phẩm có thể xếp thành hộp giấy để sử dụng vào việc khác
Sản xuất sản phẩm từ vật liệu tái chế: Làm giảm thiểu đáng kể ảnh hưởng đến môi trường, doanh nghiệp có thể tận dụng rác thải để tạo ra sản phẩm khác.
Ví dụ: Công ty sản xuất nước ép trái cây, có thể tận dụng vỏ trái cây để tạo ra sản phẩm tẩy rửa hữu cơ.
2. Hỗ trợ cộng đồng trong các chiến dịch bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp tham gia và khuyến khích tham gia bằng những hoạt động gây quỹ bảo vệ môi trường, thu gom rác thải, nhận rác để quy ra tiền quyên góp,...
3. Hạn chế các ấn phẩm quảng cáo bằng giấy
Việc hạn chế đồ nhựa, xử lý chất thải đúng quy trình đã hạn chế việc gây tổn hại đến môi trường. Nhưng còn thiên nhiên thì sao? Các ấn phẩm quảng cáo được in tràn lan, rải đầy đường phố, kết quả mang lại thấp, nhưng hậu quả thì rất nguy hiểm.
Giấy được làm từ cây, gỗ,... Nên việc giảm thiểu ấn phẩm quảng cáo không cần thiết cũng góp phần không nhỏ cho việc thực thi chiến dịch
4. Xử lý chất thải
Việc xử lý chất thải đúng cách, đúng quy trình, đảm bảo chất thải đẩy ra không gây hại là điều phải lưu ý. Việc này chứng tỏ cho doanh nghiệp thấy bạn thật sự để tâm đến môi trường và con người, xây dựng niềm tin khách hàng cách tốt nhất trong chiến dịch green marketing.
5. Nâng cấp trang thiết bị
Nâng cấp trang thiết bị về lâu dài không những tối đa hóa được lợi nhuận cho công ty, mà còn góp phần bảo vệ môi trường rất tốt. Bởi vì trang thiết bị tiết kiệm nhiên liệu thì sẽ tiết kiệm kinh phí, thiết bị ít khói thải thì bạn không phải tốn nhiều công sức cho việc xử lý khí thải.
LƯU Ý KHI THỰC HIỆN MARKETING XANH
Tiến hành chiến lược maketing xanh cần phải đảm bảo tính bền vững, vì một khi đã mất đi niềm tin từ khách hàng thì rất khó để có lại được. Cần lưu ý những yếu tố sau đây:
-
Tính minh bạch và trung thực: Phải đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ làm đúng với những thông điệp mà mình đã truyền tải trước đó, nếu không những nghi ngại về tính trung thực của công ty sẽ khiến cho danh tiếng công ty bị ảnh hưởng cách tiêu cực, phản tác dụng hoàn toàn so với những gì đã đề ra trong chiến dịch.
-
Tính đồng bộ: Các sản phẩm-hoạt động-truyền thông trong green marketing phải có liên kết chặt chẽ với nhau. Tránh truyền tải các thông điệp rất mạnh mẽ, truyền thông hiệu quả nhưng sản phẩm lại không mang tính bảo vệ môi trường, cũng như không có hoạt động nào thể hiện sự thân thiện với môi trường.
-
Cân nhắc chi phí: Các sản phẩm thân thiện thường sẽ làm thay đổi chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm có thể sẽ tăng cao, tuy nhiên hầu hết người tiêu dùng hiện nay sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho sản phẩm xanh và sạch.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Ma trận sbu là gì?
2. Tìm hiểu marketing du kích
3. Khóa học ma trận marketing
4. Giải pháp marketing online
3 CASE STUDY THÀNH CÔNG VỀ MARKETING XANH
Những chiến dịch Green Marketing được nhắc đến dưới đây đã thể hiện trách nhiệm với xã hội và thúc đẩy giá trị cốt lõi bền vững. Chúng vượt qua những tiêu chuẩn việc làm marketing online, truyền thống và đem lại kết quả về giáo dục tiêu dùng có ý thức cho khách hàng.
1. Starbucks
Starbucks đã nhận chứng nhận LEED – là chứng nhận đánh giá và thẩm định những công trình kiến trúc xanh trên thế giới từ năm 2005.
Năm 2020 Starbucks đã bắt đầu tiến xa hơn thông qua kế hoạch tiếp thị xanh, loại bỏ tất cả ống hút nhựa và có kế hoạch mở ra 10.000 cửa hàng thân thiện vào năm 2025.
Starbucks đã thay đổi thiết kế nắp ly từ loại nắp phẳng sang loại ly có nắp nhô lên có thể uống trực tiếp, không cần dùng ống hút. Những chiếc ống hút nhựa màu xanh của Starbucks dần được loại bỏ hoặc được thay thế bằng ống hút làm bằng giấy, bột gỗ. Với sự thay đổi này của Starbucks, ước tính giúp giảm được hơn 1 triệu ống hút nhựa thải ra mỗi năm.
Nằm trong dự án Cửa hàng Xanh, thương hiệu cũng có kế hoạch giảm thiểu chất thải và sử dụng ít hơn 30% nước, 25% điện trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, Starbucks còn cam kết tham gia vào quá trình tái chế và xây dựng xanh, hỗ trợ nông dân và cộng đồng xã hội trong các vấn đề môi trường, và tích cực truyền tải thông điệp xanh.
2. IKEA
IKEA là một trong những thương hiệu làm green marketing rất tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường và đã nhận được rất nhiều giải thưởng cho những hoạt động xanh.
IKEA đầu tư nhiều cho các ý tưởng xanh, 90% tòa nhà có lắp đặt pin mặt trời, sử dụng trang trại gió để tạo ra năng lượng tự nhiên, trồng hàng triệu cây xanh và chỉ thải ra 15% chất thải đến bãi chôn lấp.
3. Coca-Cola
Các chiến lược và hành động Coca-Cola đều hướng tới tương lai xã hội. Coca-Cola đã làm một chiến lược kinh doanh green marketing có trách nhiệm, tạo ra các ý tưởng hay về việc đổi mới trên toàn thế giới.
Về mặt thiết kế sản phẩm:
-
Mục tiêu đến năm 2025, 100% bao bì sản phẩm có thể tái chế trên toàn cầu.
-
Năm 2030 sẽ sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong bao bì.
-
Tại thị trường Việt Nam, màng co nhựa nắp chai đã được gỡ bỏ và thay thế bằng 100% nhựa tái chế cho dòng sản phẩm nước đóng chai Dasani-Coca-Cola.
Về mặt thu gom:
Tỷ lệ thu gom chất thải bao bì hiện nay đã đạt 60%, đến năm 2030 mục tiêu công ty đặt ra là sẽ thu thập, tái chế 100% từng lon và chai nhựa đã bán ra thị trường.
Về mặt hợp tác:
Coca-Cola đã mở rộng hợp tác với nhiều đơn vị thực hiện chương trình khuyến khích lối sống lành mạnh, xây dựng thói quen thu gom rác thải cho cộng đồng, phân loại rác thải.
4. Thương hiệu Patagonia
Patagonia là thương hiệu tiên phong, bản lĩnh trong ngành thời trang. Patagonia có những tôn chỉ kinh doanh mà đến thương hiệu lớn thường xuyên “học theo” cũng sẽ không có đủ sức mạnh và sự can đảm để làm được.
Từ năm 1985, Patagonia đã cam kết dành 1% doanh thu cho việc bảo tồn, phục hồi tự nhiên toàn cầu. Tặng 90 triệu đô la cho các nhóm hoạt động vì môi trường để tạo ra ảnh hưởng tốt trong cộng đồng. Thương hiệu cũng khuyến khích doanh nghiệp khác tham gia cùng với mục tiêu với họ, nhằm mục đích tạo ra mục đích tốt đẹp chung.
Kết luận
Green Marketing không những đem lại lợi ích về kinh doanh mà còn thể hiện trách nhiệm mỗi con người đối với cộng đồng, xã hội. Hy vọng bài viết trên có thể đóng góp cho bạn những kiến thức hữu ích, giúp mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều có thể mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho cộng đồng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Chiến dịch digital marketing
2. Tìm hiểu mô hình aida trong marketing
3. Chiến lược b2b là gì?