1. Tư vấn chiến lược marketing từ A-Z |
2. Huấn luyện business coaching là gì? |
3. Phòng marketing thuê ngoài là gì? |
4. Doanh nghiệp B2B là gì? |
5. Marketing trung tâm tiếng anh? |
Mô hình chuỗi cung ứng của Nike dẫn đầu thị trường
Chuỗi cung ứng của Nike là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì vị thế dẫn đầu của họ trong ngành công nghiệp thể thao toàn cầu. Với hơn 500 nhà cung cấp trên toàn thế giới, Nike phải đối mặt với một mô hình cung ứng phức tạp. Đòi hỏi họ phải có sự quản lý chặt chẽ và đầu tư nhiều chất xám vào chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, Nike cũng tận dụng các cơ hội để nâng cao quy trình vận chuyển, lưu kho và đầu tư mạnh vào các chương trình đào tạo, phát triển nhà cung cấp, giúp tăng tính chuyên nghiệp trong quá trình sản xuất. Những nỗ lực này đã giúp Nike giữ vững vị trí đầu ngành và tiếp tục phát triển trong tương lai. Để có cái nhìn rõ hơn, mời bạn tham khảo thêm bài viết của Chuyên gia marketing dưới đây.
Nội Dung Chính [Ẩn]
- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NIKE
- CÁCH NIKE XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG
- PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NIKE TẠI VIỆT NAM
- ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG LOGISTIC CỦA NIKE
- BÀI HỌC TỪ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NIKE
- LỜI KẾT
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NIKE
Nike là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, được thành lập vào năm 1964. Nhãn hàng chuyên cung cấp giày và quần áo thể thao lớn nhất thế giới. Ngoài mặt hàng thời trang, họ còn đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị thể thao.
Công ty đặt trụ sở tại Beaverton, Oregon, Hoa Kỳ, nơi có nền kinh tế hiện đại và bật nhất thế giới. Dưới sự dẫn dắt từ CEO John Donahoe, Nike đã xuất hiện trên toàn thế giới và mang về cho mình 75.400 nhân viên ưu tú (2020).
Bước vào năm 2004, Công ty đã khai phá thành công dự án chuỗi cung ứng Nike (NCS). Đây là dự án tập trung vào việc di chuyển và sản xuất. Tuy ban đầu, hãng có gặp khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống ERP vì chi phí khá lớn. Tuy nhiên, với câu nói “Nếu việc đó dễ thì mọi người đều làm rồi” từ BTV Tạp chí CIO đã khiến Nike không dừng chân. Sau khi áp dụng mô hình ERP thành công, dự án đã mang lại hàng tỷ USD từ doanh số bán hàng trên toàn thế giới cho Nike.
CÁCH NIKE XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG
Mô hình cung ứng của Nike bao gồm các hoạt động sau:
-
Bước 1: Các bộ phận chuyên môn nghiên cứu thị trường và thiết kế mẫu mã sản phẩm.
-
Bước 2: Chuyển sản phẩm đến đơn vị gia công để sản xuất.
-
Bước 3: Các nhà máy sản xuất sẽ đặt mua nguyên liệu và hoàn thành sản phẩm.
-
Bước 4: Sau khi sản phẩm thông qua kiểm tra cuối cùng, chúng sẽ được chuyển về Nike và tiếp tục phân phối đến tay người tiêu dùng.
Cách xây dựng này được hiểu là “mua đứt bán đoạn” cho phép công ty tinh giảm chi phí đồng thời đáp ứng được khối lượng sản xuất lớn theo xu hướng thị trường.
Ngoài ra, để xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, Nike đã thiết lập dựa trên các nguyên tắc như sau:
-
Doanh nghiệp luôn tập trung rút thời gian giao nhận đơn hàng đến phân phối càng ngắn càng tốt. Cụ thể, họ rút thời gian từ 9 tháng xuống 6 tháng để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
-
Ngoài ra, Nike luôn cố gắng đẩy lượng tồn khi xuống khoảng 3%. Vì vậy, họ luôn đưa ra cam kết với các nhà bán lẻ trước khi sản xuất mặt hàng mới.
-
Có được thành công như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến đội ngũ các chuyên gia. Nike đã xây dựng được đội ngũ có kiến thức chuyên sâu, luôn có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá và đưa ra được rủi ro tiềm ẩn để lập kế hoạch dự phòng tránh sản xuất gián đoạn, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.
Xem thêm: Chiến lược marketing của Nike
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NIKE TẠI VIỆT NAM
Hãy cùng Chuyên gia marketing đi sâu vào các khía cạnh dưới đây để phân tích một cách chi tiết về mô hình chuỗi cung ứng của Nike tại Việt Nam.
1. Nhà cung cấp nguyên vật liệu của Nike
Các nhà cung cấp chính của Nike đặt trên 10 nước bao gồm: Việt Nam, TQ, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc, Mexico, Honduras và Brazil. Trong đó Việt Nam (29%), Trung Quốc (35%), Indonesia (21%), Thái Lan (13%). Đây là những thị trường tiềm năng mang lại doanh thu đáng kể cho Nike. Hơn nữa, các nước này thường diễn ra các hoạt động thể thao như World Cup, Seagame. Chính vì thế, tinh thần thể thao được đặt lên hàng đầu, đồng nghĩa với nhu cầu về thời trang, thiết bị thể thao cũng sẽ được nâng cao.
Ngoài ra, Nike còn hợp đồng gia công với các nhà máy nước ngoài mà không tham gia trong quá trình gia công sản phẩm. Điều này, giúp ông lớn ngành thời trang có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong việc quản trị, sản xuất sản phẩm và chi phí thuê nhân công.
2. Mô hình Outsourcing của Nike
Giữa gia công và xây dựng nhà máy để sản xuất sản phẩm. Nike lựa chọn hình thức gia công trong nước và quốc tế. Tận dụng mọi cơ sở gia công ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả các nhà máy ở Việt Nam.
-
Thực hiện gia công tại các nước ngoài, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát sản phẩm và tình hình làm việc trong nhà máy. Đứng trước tình hình này, Nike đã cử một nhóm nhân viên từ trụ sở chính. Họ có trách nhiệm theo dõi tiến độ cũng như chất lượng các nhà máy gia công trên thế giới. Vì thế, sản phẩm đầu ra vẫn đạt chất lượng tuyệt đối.
-
Thực hiện gia công trong nước mang lại nhiều lợi thế cho Nike, ví dụ như: Dễ dàng theo dõi các hoạt động, lực lượng lao động được chính Nike tuyển chọn nên sẽ chất lượng hơn,... Điều này đồng nghĩa với việc chi phí sẽ tốn hơn là thực hiện gia công ở nước ngoài.
Chuyên gia marketing sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình Outsourcing qua ví dụ sau đây: Khi hoàn thiện thiết kế sản phẩm, Nike sẽ đem bản thiết kế đến cho các nhà máy sản xuất mẫu. Nếu mẫu đạt tiêu chuẩn, Nike sẽ gửi đến các nhà máy danh sách nguyên vật liệu cần sử dụng để sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, danh sách này phải được Nike kiểm soát để đảm bảo chất lượng và giá cả của nguyên vật liệu. Nike sử dụng mô hình Outsourcing bán đoạn, tức là nhà máy sẽ tự mua nguyên vật liệu sản xuất. Sau khi hoàn thành sản phẩm, Nike sẽ thanh toán chi phí sản xuất cộng với thù lao gia công. Sản phẩm sẽ được chuyển đến công ty Nike để tiến hành quá trình phân phối và bán hàng.
3. Khách hàng mục tiêu của Nike
Nike định vị mình là một thương hiệu dành cho vận động viên. Thế nhưng lại thu hút đông đảo người tiêu dùng chỉ bằng một lời rao đơn giản “Nếu bạn có cơ thể, bạn là một vận động viên”. Do đó, đối tượng mục tiêu của Nike thuộc độ tuổi 15 đến 45. Nike đang muốn vừa thu hút độ tuổi có thu nhập ổn định nhưng lại vừa muốn phát triển mối quan hệ với những người tiêu dùng trẻ để đảm bảo sự tăng trưởng trong tương lai.
Phân khúc khách hàng nam giới vẫn lớn nhất. Cụ thể chiếm hơn một nửa doanh thu bán buôn trên toàn thế giới vào năm 2021. Tuy nhiên, Nike vẫn tập trung đầu tư vào các dòng sản phẩm dành cho nữ như quần legging, áo lót thể thao và athleisure.
Bên cạnh đó, để giữ chân các khách hàng trung thành, họ còn có dịch vụ thu hồi giày đã qua sử dụng để tái sản xuất thành các sân bóng hay đường đóng góp cho xã hội. Tạo hình ảnh tốt đẹp trong mắt các khách hàng mục tiêu.
4. Kênh phân phối của Nike
Chuỗi cung ứng của Nike làm việc với mạng lưới hơn 20 trung tâm phân phối, hàng nghìn tài khoản và hơn 100.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới bao gồm:
-
2 trung tâm lớn nhất đặt tại Nhật Bản và Laakdal, Mỹ.
-
3 trung tâm phân phối tại Mỹ.
-
14 trung tâm phân phối phủ rộng nhiều nơi trên thế giới.
Các trung tâm phân phối không chỉ đơn thuần là nơi tiếp nhận và quản lý đơn hàng của Nike mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và quản lý hàng hóa. Các trung tâm này thường hợp tác với các công ty Logistics và vận tải lớn như UPS, FedEx, Maersk để đảm bảo việc phân phối sản phẩm của Nike đến mọi nơi trên thế giới. Từ đó, Nike có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nike có nhiều dạng cửa hàng bán lẻ khác nhau, trong đó:
-
Factory Outlet Store. Đây là loại cửa hàng có quy mô vừa, chủ yếu để thanh lý hàng tồn kho hoặc bán những sản phẩm đã lỗi thời. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo và được đầu tư đúng mức, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Tại đây, khách hàng có thể mua được nhiều mặt hàng phù hợp với mình với mức giá giảm từ 20-80% so với giá niêm yết ban đầu.
-
Nike Clearance Store: là một trong những dạng cửa hàng bán lẻ thuộc Nike. Tại đây, khách hàng có thể mua sản phẩm với giá giảm tương tự như Factory Outlet. Tuy nhiên, những sản phẩm tại đây thường bị lỗi trong quá trình sản xuất. Ví dụ như vết rách hay logo bị lộn xộn. Dạng này thường thuộc loại mới nhất và số lượng kích cỡ có thể hạn chế hơn.
-
Nike Retail Store: là loại cửa hàng bán lẻ lớn nhất của Nike trên toàn cầu. Các cửa hàng này bán sản phẩm với giá chính thức của Nike và được kiểm soát trực tiếp bởi hãng. Sản phẩm tại đây đều là hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng và dịch vụ được chuẩn hóa theo yêu cầu của Nike.
-
Nike Town: là một tổ hợp cửa hàng lớn của Nike, chuyên cung cấp các sản phẩm mới nhất và đột phá, có giá cao và khó tìm thấy ở các cửa hàng khác. Tại Nike Town, khách hàng có thể tìm thấy các khu vực riêng biệt dành cho từng nhóm thể thao, giới thiệu về các sản phẩm mới nhất và hình ảnh của các vận động viên nổi tiếng đại diện cho thương hiệu Nike, những lời khuyên và các hoạt động giải trí trong các môn thể thao, các studio và triển lãm.
Đặc biệt, khách hàng được phép thoải mái thử các sản phẩm trước khi quyết định mua, giúp tăng cường sự tin tưởng và khẳng định chất lượng sản phẩm của Nike. Ngoài ra, Nike Town còn là nơi để hãng quảng bá các sản phẩm mới nhất, đồng thời tạo ra sự gắn kết gần gũi với khách hàng và phát triển thương hiệu Nike.
Tuy nhiên, Nike Town không cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng bán lẻ khác của Nike, đóng vai trò bổ sung và tăng cường giá trị cho mạng lưới bán lẻ của hãng.
-
Nike Employee - Only Store: Đây là món quà Nike dành riêng cho nhân viên của họ, Tại đây, nhân viên sẽ được mua hàng với mức giá giảm đến 50%.
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG LOGISTIC CỦA NIKE
Về mạng lưới vận chuyển, Nike đã xây dựng một mạng lưới vận chuyển toàn cầu để đưa sản phẩm của họ đến khắp nơi trên thế giới. Để đánh giá hiệu quả của hệ thống logistic, chúng ta có thể bắt đầu bằng việc khám phá những hành trình phiêu lưu từ các nhà máy sản xuất đến các kho hàng, rồi từ đó đưa sản phẩm đến các cửa hàng bán lẻ và khách hàng cuối cùng.
-
Thời gian giao hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thống logistic của Nike. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Nike cần đảm bảo sản phẩm được giao đúng thời gian và đúng địa điểm. Điều này đòi hỏi một quy trình vận chuyển chặt chẽ và đảm bảo họ có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong mọi tình huống, từ những đợt mua sắm lớn đến những đợt mua sắm bất ngờ.
-
Việc quản lý tồn kho là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống logistic, Nike cần phải duy trì một quản lý kho hàng chặt chẽ, đảm bảo rằng số lượng sản phẩm được lưu trữ không quá nhiều hoặc quá ít. Để giải quyết vấn đề, Nike cần phải có một quản lý tồn kho thông minh, sử dụng các công nghệ tiên tiến để dự báo và ước tính nhu cầu của thị trường, từ đó điều chỉnh sản xuất và phân phối sản phẩm một cách chính xác.
-
Sử dụng công nghệ và tự động hóa là một trong những phương tiện tối ưu hóa quy trình vận chuyển và quản lý tồn kho của Nike. Các công nghệ tiên tiến như IoT (Internet of Things), AI (Artificial Intelligence) và blockchain giúp Nike theo dõi chính xác các hoạt động trong quá trình vận chuyển và quản lý tồn kho, từ đó giảm thiểu lượng lỗi và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nike cần chú ý đến việc giảm thiểu tác động của hệ thống logistic đối với môi trường. Để đạt được mục tiêu, Nike có thể sử dụng các vật liệu tái chế hoặc thay thế bao bì bằng các giải pháp khác, như sử dụng hệ thống đóng gói thông minh. Việc giảm thiểu tác động của hệ thống logistic đối với môi trường không chỉ giúp Nike bảo vệ môi trường và tạo dựng hình ảnh tích cực với khách hàng, mà còn giúp họ tuân thủ các quy định và luật pháp về môi trường của các quốc gia mà họ hoạt động.
BÀI HỌC TỪ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NIKE
Từ những phân tích trên, một số yếu tố kinh nghiệm từ Nike mà các doanh nghiệp có thể học hỏi như sau:
-
Đầu tiên, Nike xác định được yếu tố cơ bản để cạnh tranh trên thị trường hiện nay chính là chuỗi cung ứng. Do đó, họ luôn tập trung đầu tư vào hoạt động của chuỗi và cải thiện để đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh nhất.
-
Thứ hai, họ đã xây dựng hệ thống thông tin liền mạch để phục vụ cho quá trình cung ứng liên tục. Để xây dựng được Nike phải chi một khoản ngân sách 500 triệu USD để có thể nâng cấp hệ thống. Việc đầu tư đã đem lại cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận đáng kể và tối ưu các thiết kế sản xuất.
-
Thứ ba, giữ mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Hợp tác dựa trên sự minh bạch, rõ ràng. Một số đối tác lớn của Nike như HP, IKEA, Mattel,... Tổ hợp này hoạt động với mục tiêu củng cố hoạt động Logistic bền vững, an toàn trên toàn cầu.
-
Thứ tư, ngày nay khách hàng có xu hướng dành nhiều sự tin tưởng hơn cho những nơi có dịch vụ đổi trả hàng. Nắm được tâm lý này, Nike đã tích hợp dịch vụ đổi trả hàng. Điều này đã làm tăng sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
-
Thứ năm, đội ngũ sản xuất cho Nike chủ yếu là thuê ngoài để giảm thiểu chi phí và áp lực quản lý. Nếu mô hình này gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình kinh doanh. Thế nên, doanh nghiệp cần chủ động và dự trù nguồn nhân lực để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.
LỜI KẾT
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng của Nike. Đồng thời, khám phá các cơ hội mới mà thị trường thể thao Việt Nam đang mang lại cho Nike và cách công ty này có thể tận dụng chúng để tăng doanh thu và tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành.