Mô hình 5C là gì? Phân tích 5 yếu tố chính của mô hình

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 11863
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Là một chiến lược gia, bạn cần có những quyết định đúng đắn và phù hợp trong quá trình hoạch định chiến lược. Cần loại trừ những quyết định bất chợt, bản năng và những cám dỗ nhất thời bởi xu hướng thị trường mục tiêu luôn thay đổi không ngừng. Mô hình 5C chính là căn cứ được nhiều chuyên gia lựa chọn để đưa ra những phân tích cho các chiến lược quảng bá thương hiệu. Để có được những định hướng đúng đắn và áp dụng 5C vào thực tiễn doanh nghiệp, tham khảo bài viết sau đây để biết chi tiết. Chuyên gia Marketing sẽ đưa ra những dẫn chứng cụ thể nhất giúp bạn củng cố lại kiến thức xây dựng chiến lược tiếp thị của riêng mình.

mô hình 5c

Dịch vụ tham khảo:

1. Tư vấn marketing chuyên nghiệp

2. Chuyên gia marketing online hàng đầu

3. Dịch vụ marketing thuê ngoài tốt nhất

MÔ HÌNH 5C LÀ GÌ?

Mô hình 5C là một trong những mô hình phân tích phổ biến nhất do tính đơn giản nhưng lại mang đến sự phát triển vượt trội. Đồng thời đây cũng là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

5C trong Marketing được xem như một kỹ thuật phân tích tình huống, được sử dụng để các nhà chiến lược xem xét các yếu tố cốt yếu nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt. Tương tự như kiểm tra sức khỏe, 5C sẽ tập trung vào những phần quan trọng nhất trong doanh nghiệp và xác định những gì đang hoạt động tốt và những gì không. Nhờ vậy mà những chiến lược gia có thể đưa ra quyết định có lợi và sáng suốt hơn.

Các chuyên gia hàng đầu khuyên rằng, doanh nghiệp nên phân tích lại 5C mỗi năm ít nhất 1 lần. Việc này không mất nhiều thời gian mà còn giúp bạn luôn có cái nhìn đúng đắn về các yếu tố lớn nhất và ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Nhìn chung, phân tích 5C được doanh nghiệp sử dụng để giúp họ phân tích và hiểu được những thách thức tiềm ẩn mình phải đối mặt trong tương lai. Bằng cách hoàn tất quá trình phân tích này, bạn sẽ xác định được doanh nghiệp của mình đang hoạt động tốt nhất ở đâu, những điểm cần cải thiện trước khi hoạt động là gì?

Xem thêm: Đào tạo marketing inhouse chuyên nghiệp

định nghĩa mô hình 5c

PHÂN TÍCH 5 THÀNH TỐ TRONG MÔ HÌNH 5C

Đúng như tên gọi mình mô hình 5C sẽ tập trung vào 5 chữ “C” chính. Mỗi chữ “C” sẽ đại diện cho một yếu tố chính liên quan đến mô hình kinh doanh tổng thể doanh nghiệp:

  • Climate-Môi trường kinh doanh.
  • Customers-Khách hàng.
  • Collaborators-Đối tác.
  • Competitors-Đối thủ cạnh tranh.
  • Company-Công ty.

Bằng việc xem xét và nhận định những khía cạnh này, doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về kế hoạch triển khai phát triển. Bất cứ khi nào đến lúc cần đưa ra quyết định về các hoạt động tiếp thị, bạn cần có đủ minh chứng và căn cứ để lựa chọn phương pháp tốt nhất.

1. Climate (Môi trường kinh doanh)

Khi đánh giá môi trường kinh doanh, hãy tập trung vào các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến cách bạn vận hành một chu trình kinh doanh. Điều này sẽ bao gồm cả những xu hướng xã hội, xu hướng ngành, xu hướng pháp lý và những công nghệ mới. Hãy tự đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Có bất kỳ luật lệ hay quy định mới nào được đề xuất có ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay không? Nếu có thì làm sao để giải quyết?
  • Có bất kỳ xu hướng xã hội hay xu hướng kinh tế nào ảnh hưởng đến thái độ và hành vi người tiêu dùng hay không?
  • Có bất kỳ công nghệ mới nổi nào có thể thay đổi cách doanh nghiệp hoạt động hay thay đổi phương thức mua sắm người tiêu dùng hay không?
  • Những xu hướng mua sắm nào đang trở nên phổ biến và xu hướng nào lỗi thời?

Với những câu hỏi này, doanh nghiệp không phải đang cố gắng dự đoán trước tương lai hay xu hướng ngành. Đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần cảm nhận được hướng đi thị trường như thế nào.

Xem thêm: Dịch vụ marketing online trọn gói giá rẻ

Môi trường kinh doanh

2. Customers (Khách hàng)

Khách là hàng yếu tố cốt yếu nhất trong 5C. Bằng việc hiểu rõ khách hàng là ai, họ đang cần gì và sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ như thế nào, quá trình cung cấp đến họ sẽ được tối ưu hơn.

Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị tốt hơn về những nỗ lực tiếp thị của mình. Không chỉ quảng cáo đến đúng đối tượng mà còn biết được hình ảnh, thông điệp nào là phù hợp nhất với khách hàng tiềm năng.

Cuối cùng, phân tích khách hàng cũng là cách tốt nhất để hiểu hơn về sản phẩm và doanh nghiệp. Bằng cách tìm ra những gì khách hàng yêu thích và không thích sẽ có cái nhìn sâu sắc và trực tiếp hơn về những yếu tố này.

Hãy bắt đầu phân tích khách hàng với những câu hỏi sau:

  • SP bạn phù hợp với những KH như thế nào?
  • Những ai hiện đang mua?
  • Loại SP nào được bán nhiều nhất và ít nhất?
  • Sản phẩm được cho là tốt hay xấu, hay không có bài nhận xét nào?
  • KH tìm thấy SP hoặc trang web của bạn bằng cách nào?
  • KH tổng thể đang tăng hay giảm?
  • KH thực hiện bao nhiêu lần mua hàng lặp lại?
  • KH có nghiên cứu cẩn thận trước khi mua hay mua hàng một cách bốc đồng?
  • Điều gì kích thích họ mua hàng (giá cả, chất lượng, lợi ích độc đáo, sự tiện lợi,...)?
  • KH đi đâu để tìm hiểu thêm về sản phẩm?
  • Các kênh giao tiếp doanh nghiệp với KH là gì?

Khách hàng

3. Collaborators (Đối tác)

Trong phần này, hãy liệt kê tổng thể các doanh nghiệp đối tác hay khách mà doanh nghiệp đang hợp tác. Hãy phân tích xem có mối liên hệ hỗ trợ nào từ họ hay không. Chẳng hạn như khi nhà cung cấp trễ đơn hàng, có thể liên hệ ai để khắc phục nhanh chóng vấn đề này. Đối với mỗi đối tượng, hãy ghi nhớ những thông tin liên hệ như địa chỉ email, số điện thoại.

Dưới đây là những câu hỏi và ví dụ về vấn đề cộng tác phổ biến nhất:

  • Doanh nghiệp có đối tác nào giúp điều hành công ty hay không?
  • Ai là người tạo ra và cung cấp các sản phẩm mà doanh nghiệp bán?
  • Đơn vị vận chuyển doanh nghiệp là ai?
  • Doanh nghiệp sử dụng các nền tảng thương mại điện tử nào?
  • Ai xử lý hàng tồn kho và các hoạt động liên quan đến kho hàng?
  • Doanh nghiệp có đối tác hỗ trợ tiếp thị nội dung hay không?
  • Doanh nghiệp có nhà phân phối hoặc đơn vị bán sản phẩm hay không?
  • Doanh nghiệp có đối tác hỗ trợ điều hành, quản lý các tài khoản truyền thông xã hội hay không?

Sau khi hoàn tất các đề mục này, có thể nhận ra rằng bạn cần nhiều người hơn để điều hành một doanh nghiệp so với dự kiến ban đầu. Hãy liệt kê tất cả để nắm rõ những ai đang đảm nhận công việc gì. Đây cũng là cơ sở để bạn biết rõ mình nên tìm đến ai khi có vấn đề phát sinh. Điều này giúp các hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra theo đúng quy trình và đạt kết quả cao hơn.

Đối tác

4. Competitors (Đối thủ cạnh tranh)

Hiểu được đối thủ cạnh tranh cũng quan trọng như việc bạn hiểu chính doanh nghiệp của mình. Hãy theo dõi những yếu tố sau để phân tích đối thủ một cách toàn diện nhất:

  • Đối thủ chính thức của doanh nghiệp là ai?
  • Đâu là lợi thế và điểm yếu lớn nhất của họ.
  • Họ sử dụng chiến lược gì để tiếp cận khách hàng mục tiêu?
  • Có những điều gì họ đã làm được trong khi doanh nghiệp bạn thì không?
  • Đâu là những điều doanh nghiệp với bạn có thể làm được nhưng họ thì không?
  • Họ nhắm đến đối tượng mục tiêu nào?
  • Mỗi đối thủ đang sản xuất những nội dung nào?
  • Mỗi đối thủ có độ nhận diện như ra sao trên mạng xã hội?

Biết được vị thế tổng thể, điểm mạnh, điểm yếu đối thủ sẽ mang lại cho bạn lợi thế vô cùng to lớn. Xét cho cùng, bạn không thể cạnh tranh tốt nếu không biết họ thực sự là ai.

Đối thủ cạnh tranh trong 5c

5. Company (Công ty)

Để hiểu hơn về chính doanh nghiệp, hãy bắt đầu tự hỏi bản thân những câu hỏi liên quan nhất đến công việc kinh doanh riêng bạn:

  • Doanh nghiệp đang kinh doanh những gì? Hãy liệt kê các dòng sản phẩm chính.
  • Có gì khác so với đối thủ hay không?
  • Doanh nghiệp đang có những lợi thế cạnh tranh gì?
  • Điều gì làm cho thương hiệu trở nên đáng nhớ và độc đáo hơn?
  • Doanh nghiệp có thể làm được những gì tốt hơn so với đối thủ?
  • Làm sao để khách hàng tiếp cận được doanh nghiệp?
  • Nếu có thêm một khoản đầu tư lớn, bạn sẽ đầu tư số tiền đó vào đâu?
  • Nếu đột nhiên phải cắt giảm 10% ngân sách, bạn sẽ thực hiện cắt giảm ở những hạng mục nào?
  • Mục tiêu trong 1, 3, 5 năm tới doanh nghiệp là gì?

Nếu cảm thấy khó khăn trong việc trả lời những câu hỏi trên, hãy cân nhắc bắt đầu với việc phân tích SWOT. Mặc dù không hữu ích và chi tiết như mô hình 5C nhưng đây sẽ là điểm khởi đầu tốt để bạn hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm:

1. Dịch vụ marketing tổng thể chuyên nghiệp

2. Tư vấn lập kế hoạch marketing

 

Công ty trong 5c

MÔ HÌNH 5C TRONG TÍN DỤNG

Trong lĩnh vực tín dụng, 5C là một nguyên tắc được bên cho vay đánh giá khả năng trả được nợ của người đi vay. Mô hình này sẽ cân nhắc các điều kiện của khoản vay và đặc điểm người đi vay. Đồng thời cố gắng ước tính được những tổn thất tài chính và nguy cơ vợ của họ. Nguyên tắc này trong tín dụng sẽ bao gồm 5 yếu tố:

  • Character (Uy tín người vay).
  • Capacity (Năng lực người vay).
  • Capital (Vốn).
  • Collateral (Tài sản đảm bảo).
  • Conditions (Các điều kiện khác).

Nguyên tắc 5C này sẽ cung cấp khuôn khổ tổng quát mà các ngân hàng, hiệp hội tín dụng xác định xem người vay có đủ điều kiện hồi vốn không. Từ đó tạo ra những tác động lớn đến quá trình phê duyệt khoản vay.

Xem thêm: 3C là gì?

5c trong tín dụng

MÔ HÌNH 5C TRONG MARKETING

Có thể thấy, những thông điệp truyền thông, Marketing, PR là phương tiện truyền tải kế hoạch định vị một doanh nghiệp đến với nhận thức người dùng. Nhờ vậy mà thương hiệu có thể chiếm lĩnh được tâm trí và trái tim khách hàng. Các yếu tố 5C trong Marketing được hình thành dựa trên:

  • Credibility (Uy tín nguồn thông điệp).
  • Contex (Phạm vi truyền tải thông điệp).
  • Channel (Lựa chọn kênh truyền thông).
  • Content (Nội dung thông điệp).
  • Capability (Khả năng tiếp nhận và hiểu được thông điệp).

Tham khảo: Dịch vụ Business Coaching

5c trong marketing

MÔ HÌNH 5C ĐIỂN HÌNH CỦA APPLE

Apple là một trong những doanh nghiệp thực hiện thành công nhất mô hình 5C tại Việt Nam. Dưới đây là các yếu tố làm nên sự thành công chiến lược.

1. Company (Công ty)

Khi tập trung vào phân tích doanh nghiệp, có thể thấy những yếu tố làm nên lợi thế cạnh tranh hàng đầu của Apple bao gồm văn hóa, công nghệ và tầm nhìn.

2. Customers (Khách hàng)

Apple hiện có hơn 1 tỷ khách hàng và hơn 1,4 tỷ thiết bị đang được hoạt động trên toàn cầu. Điều này cho thấy thị trường mục tiêu của họ vô cùng rộng lớn. Đa phần khách thương hiệu này đều trung thành. Trong đó có nhiều cá nhân “cuồng” Apple đến nỗi bất kỳ mẫu nào mới ra mắt họ đều sẽ mua mà không hề quan tâm đến giá bán. Khảo sát Kunst cho thấy, 50% khách hàng hài lòng với dịch vụ của Apple, 38% số người hài lòng và chưa đến 3% là không hài lòng.

Chân dung khách hàng Apple được xác định như sau:

  • Những đối tượng chú trọng nhiều đến thẩm mỹ và phong cách sống.
  • Những người cần thiết bị có hiệu suất cao để làm việc.
  • Những người yêu thích xu hướng.
  • Những người yêu thích sự mới lạ và khám phá.

3. Competitors (Đối thủ cạnh tranh)

Các đối thủ cạnh tranh Apple có thể kể đến như Xiaomi, Samsung,... Các đối thủ trên thị trường máy tính có thể là HP Inc, Dell, Lenovo và Asus.

4. Collaborators (Đối tác)

Danh sách đối tác chiến lược của Apple rất lớn và phần lớn họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Những nhà cung cấp nổi bật đáng chú ý chính là Sky Solution Inc, Qorvo ở Hoa Kỳ, Broadcom Incm Foxconn Đài Loan, NXP Semiconductors Hà Lan, Luxshare và Goertek Trung Quốc và Murata Nhật Bản. Có thể nói, thương hiệu Apple xây dựng một chiến lược phân phối tốt nhất trên thế giới hiện nay.

5. Climate (Môi trường kinh doanh)

Mặc dù là một thương hiệu hàng đầu thế giới nhưng Apple cũng khó tránh việc chịu sự tác động các yếu tố vĩ mô như chiến lược kinh doanh, chính sách các quốc gia. Chẳng hạn như cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động Appletại Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng lớn đến sức mua người dùng tại đất nước tỷ dân. Nhưng ngược lại, sự phát triển ổn định tại các quốc gia khác có thể giúp Apple gia tăng doanh số.

Tại Việt Nam, người dùng vẫn chuộng việc mua di động tại các cửa hàng ngoại tuyến và Apple vẫn chưa có Apple Store nào tại đây. Vậy nên theo chuyên gia từ Counterpoint Research, việc phát triển và mở rộng những chuỗi cửa hàng độc quyền thương hiệu là điều cần được thúc đẩy sớm.

5c của apple

MÔ HÌNH 5C CỦA TESCO

Để có cái nhìn tổng quan hơn về 5C khi áp dụng vào thực tiễn, hãy cùng Chuyên gia Marketing phân tích rõ hơn về mô hình 5C Tesco-Hệ thống công ty bán lẻ khổng lồ của Anh.

1. Company (Công ty)

Tesco chủ yếu cung cấp tạp hóa nhưng đa dạng hơn nhiều nhờ số lượng mặt hàng khổng lồ. Tesco đã hoạt động hơn 100 năm cho đến nay và đối với người dân Anh, cái tên Tesco đồng nghĩa với cửa hàng tạp hóa.

Tesco đã sớm áp dụng những điều mới nhất và tích cực mở rộng hệ thống cửa hàng. Tesco luôn tìm cách cải thiện sự hiện diện tại các thị trường lớn và trên nền tảng kỹ thuật số.

2. Collaborators (Đối tác)

Tesco hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp và nhà cung cấp thực phẩm, kể cả những nhà sản xuất tên tuổi nhất. Đồng thời, họ cũng quản lý toàn bộ hệ thống nhân viên nội bộ cùng hệ thống đối tác bên ngoài.

3. Customers (Khách hàng)

Khách hàng của Tesco chủ yếu là ở Anh trong thời gian đầu và đến nay họ đã phục vụ từ khắp nơi trên thế giới. Tesco luôn tự đặt cho mình những mục tiêu to lớn trong dịch vụ, họ luôn nỗ lực gia tăng sự hài lòng chứ không ở mức đảm bảo mức độ hài lòng. Do đó, các giá trị và chất lượng dịch vụ mà khách nhận được từ Tesco luôn được đánh giá rất cao. Họ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để đổi lấy sự an tâm và hài lòng.

4. Competitors (Đối thủ cạnh tranh)

Những đối thủ cạnh tranh chính Tesco có thể kể đến như Asda, Morrisons và Sainsbury. Tất cả cùng cạnh tranh để giành được vị trí chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất Vương quốc Anh.

Asda thuộc công ty con Walmart và được hưởng rất nhiều lợi ích từ việc định giá thâm nhập. Sainsbury thì có số lượng lớn cửa hàng nhiều hơn những đối thủ khác nhưng lại hoạt động chủ yếu ở thị trường cửa hàng tiện lợi thay vị thị trường tạp hóa chính yếu. Morrison được hưởng lợi nhờ chuỗi cửa hàng cung ứng tích hợp theo chiều dọc và sản xuất nhiều sản phẩm, cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ.

5. Climate (Môi trường)

Với xu hướng mua sắm trực tuyến hiện nay, Tesco đang không ngừng nỗ lực gia tăng sự hiện diện trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến và đa dạng hóa các dịch vụ khác. Việc tăng cường sử dụng thêm các ứng dụng mua hàng và giới thiệu hình thức bán lẻ “không cần thu ngân” cũng đang vô tình tạo ra áp lực buộc doanh nghiệp phải sớm áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới.

5c của tesco

LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về mô hình 5C và những yếu tố giúp thiết lập chiến lược Marketing hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được bạn trong quá trình nghiên cứu và xây dựng kế hoạch cho chính doanh nghiệp của mình.

Đánh giá & nhận xét : Mô hình 5C là gì? Phân tích 5 yếu tố chính của mô hình

5/5

1 đánh giá & nhận xét

5 

1 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
Banner đăng ký trang chi tiết

Điền Đầy Đủ Thông Tin Của Bạn

Hotline: 0901 349 349
1.  Chuyên gia marketing là ai?
2.  Marketing thuê ngoài hiệu quả
3.  Marketing tổng thể là gì?
4. Tổng quan marketing là gì ?
5. Tìm hiểu  marketing online từ A-Z
Kiến Thức Marketing
VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

Chuyên gia marketing hơn 15 năm kinh nghiệm


  • PHÓ THỦ TƯỚNG & Đoàn Đại Biểu Cấp Cao Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 2014
  • Sáng lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết kế web chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Đào Tạo Marketing Online Trền Nền Giải Pháp Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Giải Pháp "Ma Trận Marketing Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
  • Giảng Viên Cao Cấp Tại Các Học Viện Digital Marketing Hàng Đầu VN
  • Nhiều Lần Xuất Hiện Trên VTV3, THVL1, THVL2, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam,..
Xem thêm về Võ Tuấn Hải

0987 087 034
Zalo: 0987087034