Mô hình chuỗi cung ứng của Samsung dẫn đầu thị trường 2024

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 11898
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Mô hình chuỗi cung ứng của Samsung là yếu tố quan trọng giúp hãng trở thành ông lớn trong lĩnh vực công nghệ và điện tử toàn cầu. Samsung không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm smartphone cao cấp như dòng samsung galaxy, mà còn được khen ngợi vì sự chuyên nghiệp và nỗ lực trong quá trình phát triển. Vậy Samsung đã áp dụng những chiến lược gì để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của mình? Các nhân tố như nhà máy, logistics và nhà cung cấp có vai trò như thế nào trong việc tạo ra sự khác biệt cho Samsung? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Chuyên Gia Marketing để hiểu rõ hơn!

chuỗi cung ứng của samsung

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP SAMSUNG

Samsung được thành lập vào năm 1938 tại Hàn Quốc bởi Lee Byung-chul, ban đầu là một công ty buôn bán nhỏ. Sau đó, hãng đã mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau như xây dựng, hóa chất, tài chính, bán lẻ và du lịch. Thế nhưng Samsung chỉ thực sự trở nên nổi tiếng khi bước vào ngành công nghiệp điện tử vào những năm 1960 và 1970.

Hiện nay, Samsung Electronics là công ty con lớn nhất của tập đoàn Samsung, chuyên sản xuất và kinh doanh các thiết bị điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông và thiết bị y tế. Samsung Electronics có ba mảng kinh doanh chính:

  • Điện tử tiêu dùng: Kinh doanh màn hình, thiết bị kỹ thuật số, giải pháp in ấn, kinh doanh thiết bị y tế và sức khỏe.

  • CNTT và truyền thông di động: Kinh doanh các thiết bị và mạng lưới truyền thông

  • Giải pháp thiết bị: Kinh doanh bộ nhớ, kinh doanh hệ thống mạch LST và đèn LED.

Theo công bố dự báo lợi nhuận Quý II năm 2023 của Samsung Electronics vào ngày 07/07/2023, doanh thu hợp nhất khoảng 60 nghìn tỷ Won và lợi nhuận hoạt động kinh doanh hợp nhất khoảng 0,6 nghìn tỷ Won.

Xem thêm dịch vụ:

1. Dịch vụ marketing online trọn gói

2. Dịch vụ marketing tổng thể hiệu quả

3. Tư vấn lập kế hoạch marketing chuyên nghiệp

4. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse

Giới thiệu về tập đoàn samsung

CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA SAMSUNG

Samsung có một chuỗi cung ứng toàn cầu, với sự hiện diện ở hơn 58 quốc gia và hơn 280.000 nhân viên. Samsung cũng có hơn 250 nhà máy sản xuất và hơn 2.000 đối tác nhà cung ứng. Những thành công như vậy đều đến từ thành công trong quản trị chuỗi cung ứng của samsung, cụ thể như sau:

1. Dự báo nhu cầu và lập kế hoạch

Samsung là một trong những công ty hàng đầu thế giới về công nghệ và điện tử. Để duy trì vị thế này, Samsung phải luôn nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt. 

Samsung đã chọn hệ thống Adexa để phân tích dữ liệu bán hàng, nguồn lực và năng lực sản xuất. Hệ thống này giúp ban lãnh đạo có những quyết định chính xác, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả. 

Mỗi nhà máy của Samsung đều có một module lập kế hoạch riêng biệt, cho phép Samsung sản xuất các sản phẩm đa dạng và linh hoạt theo thị trường.

Tìm hiểu thêm:

1. Tư vấn chiến lược marketing  tối ưu doanh thu

2. Dịch vụ marketing thuê ngoài giá rẻ

3. Business Coaching thành công

4. Chuyên gia marketing hàng đầu Việt Nam

Dự báo nhu cầu là điều mà Samsung luôn chú trọng

2. Nhà cung ứng của Samsung

Samsung có một mạng lưới nhà cung ứng rộng khắp, bao gồm các công ty con, công ty liên kết và công ty độc lập. Không những thế, những linh kiện mà Samsung nhập vào đều yêu cầu về chất lượng rất cao. Chính vì thế, không lấy làm lạ khi những tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp đối với Samsung là rất quan trọng. Gồm những yếu tố sau:

  • Mức giá linh kiện phải cạnh tranh và phù hợp.

  • Nguồn nhân lực trải dài từ độ tuổi, số lượng và tay nghề cao.

  • Có những cam kết về thời gian giao hàng như: giao đúng hẹn, đủ số lượng,...

  • Có đủ khả năng để cạnh tranh với những nhà cung cấp khác.

  • Ứng phó kịp thời với những rủi ro phát sinh.

Tính đến cuối năm 2021 có 51 doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành nhà cung ứng vendor cấp 1 của Samsung, cung cấp các linh kiện nhựa, khuôn mẫu, in ấn, bao bì,...Một số ví dụ về các vendor của Samsung là:

  • Công ty TNHH Elentec: Chuyên cung ứng các sản phẩm linh kiện cho quá trình sản xuất của Samsung. Elentec nhập nguồn từ vender cấp 2 đó là An Phát Holdings

  • Công ty TNHH Glonics Việt Nam: Cung cấp các linh kiện điện tử như loa và tai nghe trên các dòng điện thoại Galaxy của Tập đoàn Samsung

  • Công ty TNHH Điện Tử HNT: Chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại camera trước và sau dùng cho tiện ích đàm thoại hình, chụp ảnh... của điện thoại di động Samsung.

  • Công ty TNHH Điện tử Jahwa Vina: Chuyên sản xuất linh kiện điện tử cung cấp cho Công ty Samsung Electronics Việt Nam và Công ty LG Việt Nam, đầu tư và đi vào hoạt động tại KCN Khai Quang (Vĩnh Phúc) năm 2010 với tổng vốn đầu tư ban đầu 10 triệu USD

Samsung luôn duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng, thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, chia sẻ thông tin và thưởng cho những nhà cung ứng xuất sắc. Hãng cũng yêu cầu các nhà cung ứng tuân thủ các nguyên tắc về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và đạo đức kinh doanh và đánh giá nhà cung ứng qua thang điểm A,B,C,D. Trường hợp nhà cung ứng bị điểm D quá hai lần sẽ bị ngừng hợp tác từ Samsung.

Nhà cung ứng của Samsung

3. Quá trình sản xuất

Samsung có quá trình sản xuất hiện đại và tiên tiến, với việc áp dụng các công nghệ mới như robot, IoT, AI và big data. Samsung cũng sử dụng mô hình Six Sigma để kiểm soát chất lượng và giảm thiểu lỗi. Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng dựa trên việc đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm soát các quá trình sản xuất để giảm thiểu số lần xuất hiện của các sai số.

Với Six sigma để Samsung đã hãng giảm được 50 đến 60% rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Không chỉ vậy, mô hình Six sigma còn giúp Samsung tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí quản lý và động viên tinh thần làm việc của nhân viên. Nhờ vậy, Samsung đã vượt qua được nhiều khó khăn và liên tục gặt hái thành công với các sản phẩm công nghệ cao cấp.

Six Sigma là quy trình sản xuất tân tiến của Samsung

4. Lựa chọn kênh phân phối

Samsung bán hàng cho khách hàng theo hai kênh: trực tiếp và gián tiếp. Cụ thể: 

Kênh phân phối trực tiếp:

Bao gồm bán hàng qua mạng và bán hàng qua cửa hàng. Samsung có trang web riêng để khách hàng có thể mua sản phẩm trực tuyến. Hãng cũng kết hợp với các nền tảng thương mại điện tử khác như Amazon, Lazada và Shopee để mở rộng phạm vi bán hàng. 

Ngoài ra, Samsung cũng có nhiều cửa hàng và trung tâm dịch vụ trên toàn cầu để khách hàng có thể xem và mua sản phẩm của họ trực tiếp. Cung cấp và mở cửa các cửa hàng đặc biệt như Samsung Experience Store và Samsung Flagship Store để cung cấp các dịch vụ cao cấp và duy nhất cho khách hàng.

Samsung có nhiều cửa hàng trực tiếp phục vụ khách hàng

Kênh phân phối gián tiếp:

Samsung có một mạng lưới phân phối lớn, gồm các công ty liên quan, các công ty đối tác và các công ty nhỏ và vừa. Không những sở hữu hệ thống quản lý kênh phân phối để giám sát và điều chỉnh hiệu suất của các đơn vị phân phối, Samsung còn có các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các đơn vị phân phối, như giảm giá, hoa hồng, quà tặng, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.

5. Hệ thống logistics của Samsung

Samsung có một hệ thống logistics hiệu quả và linh hoạt, với việc áp dụng các công nghệ mới như IoT, AI, big data và blockchain. Samsung cũng có một mạng lưới vận chuyển toàn cầu, với việc sử dụng các phương tiện như xe tải, tàu biển, máy bay hay xe container.

Samsung quản lý logistics theo ba giai đoạn: logistics đầu vào, logistics trong quá trình sản xuất và logistics đầu ra:

  • Logistics đầu vào: Samsung sử dụng nền tảng Cello để quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, theo dõi lô hàng và giảm chi phí logistics. Samsung cũng chú trọng đến việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu liên tục và bền vững.

  • Logistics trong quá trình sản xuất: Samsung áp dụng các công nghệ kỹ thuật số và IoT để tối ưu hóa quá trình sản xuất và phân phối. Hãng cũng sử dụng các thiết bị thông minh và giải pháp telematics để quản lý đội xe và thiết bị vận chuyển. Samsung cũng sử dụng nền tảng Cello Square để cung cấp các dịch vụ vận chuyển kỹ thuật số, như đặt hàng, theo dõi và thanh toán trực tuyến.

  • Logistics đầu ra: Samsung sử dụng nền tảng Cello Trust để đảm bảo tính minh bạch và an toàn của chuỗi cung ứng, sử dụng công nghệ blockchain để ghi lại và xác minh các giao dịch. Samsung cũng cung cấp các dịch vụ logistics chuyên biệt cho các lĩnh vực như thương mại điện tử, vận chuyển hàng đặc biệt và dự án lớn.

Hệ thống vận tải và logistics của Samsung rất hiệu quả

MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SAMSUNG VIỆT NAM

Samsung Việt Nam là một ví dụ về chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành điện thoại thông minh, một ngành có giá trị cao nhờ các tài sản vô hình. Riêng đối với thị trường Việt Nam, Samsung thường sẽ nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, chủ yếu là các công ty liên quan. Samsung Việt Nam sản xuất điện thoại di động và màn hình cho thị trường quốc tế, chỉ bán một phần nhỏ cho thị trường trong nước. 

Samsung luôn đẩy mạnh vận chuyển sản phẩm bằng đường biển và đường hàng không, hợp tác với các công ty logistics uy tín và áp dụng các giải pháp logistics xanh. 

Đối với thị trường Việt Nam, Samsung đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực sản xuất, nhưng vẫn còn nhiều thách thức về quy mô, chi phí, chất lượng và dịch vụ giao hàng. Ngoài ra, hãng đã tìm kiếm các đối tác tin cậy để giao hàng và bán lẻ trên thị trường nội địa, bao gồm cả kênh online, các điểm bán độc quyền và các siêu thị điện thoại di động và điện tử-điện máy lớn và nhỏ.

Vào ngày 23/12/2022, Việt Nam đã cùng chủ tịch Samsung dự lễ khánh thành Trung tâm Nghiên Cứu và phát triển (R&D) tại khu đô thị Hồ Tây, Hà Nội. Mở ra mối quan hệ hợp tác bền vững giữa Việt Nam - Samsung nói riêng và Việt Nam - Hàn Quốc nói chung.

Mô hình chuỗi cung ứng của Samsung tại Việt Nam

HẠN CHẾ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SAMSUNG

Mặc dù mô hình chuỗi cung ứng của Samsung đã mang lại nhiều thành công và lợi ích cho công ty, nhưng cũng không thể tránh khỏi một số hạn chế và thách thức, như:

  • Phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp linh kiện nước ngoài. Điều này khiến Samsung gặp khó khăn khi có sự biến động về chính trị, kinh tế hoặc thiên tai ở các quốc gia này. Ví dụ, vào năm 2017, Samsung đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng THAAD, khi Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Hàn Quốc vì việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa cao độ của Mỹ. 

  • Samsung phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cùng ngành, như Apple, Huawei và Xiaomi. Các công ty này không chỉ cạnh tranh về chất lượng và giá cả sản phẩm, mà còn về khả năng sáng tạo và đổi mới. Ví dụ, Apple đã ra mắt iPhone X vào năm 2017, là chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình OLED không viền và công nghệ nhận diện khuôn mặt Face ID. 

  • Samsung phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng và bảo vệ môi trường của các quốc gia mà hãng hoạt động. Điều này đòi hỏi Samsung phải liên tục cập nhật và điều chỉnh quy trình sản xuất và logistics để phù hợp với các yêu cầu khác nhau. Ví dụ, vào năm 2016, Samsung đã phải thu hồi hàng triệu chiếc Galaxy Note 7 do lỗi pin gây cháy nổ. 

Bài học dành riêng cho ngành điện tử tại Việt Nam

BÀI HỌC TỪ HỆ THỐNG LOGISTIC CỦA SAMSUNG

Samsung có một chuỗi cung ứng tiên tiến, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế. Hãng đã áp dụng các công nghệ, phương pháp và chính sách hiệu quả để tạo ra một chuỗi cung ứng linh hoạt, hiệu quả và bền vững. 

Ngành điện tử là ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm 17,8% toàn ngành công nghiệp, sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học. Quy hoạch công nghiệp Việt Nam đến năm 2030 nhằm phát triển ngành điện tử thành ngành chủ lực, hỗ trợ các ngành khác. Các doanh nghiệp điện tử, nhất là quy mô vừa và nhỏ, có thể học hỏi từ chuỗi cung ứng của Samsung những chiến lược sau:

  • Hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp để phát triển bền vững.

  • Áp dụng các nguyên tắc và mô hình hoạt động để đảm bảo độ chính xác cao và khắc phục lỗi trong sản xuất.

  • Phát triển kênh phân phối và tiếp thị online, thiết kế website mua hàng thu hút khách hàng tiêu dùng online.

  • Có giải pháp quản trị chuỗi cung ứng toàn diện, áp dụng công nghệ thông tin để cải thiện thời gian, chi phí và năng suất sản xuất. Luồng thông tin lưu chuyển thuận lợi giữa các cấp quản lý và các bộ phận để giải quyết sự cố kịp thời, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng.

  • Samsung đã tạo ra sự đa dạng trong nguồn cung cấp để bảo vệ chuỗi cung ứng khỏi những rủi ro do sự phụ thuộc vào một đối tác duy nhất. Họ đã phát triển một hệ thống nguồn cung cấp phong phú, giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu từ những khó khăn hoặc thay đổi trong thị trường. 

  • Samsung hiểu rằng việc quản lý tồn kho là yếu tố quan trọng đối với hiệu suất và lợi nhuận của họ. Doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ và hệ thống quản lý tồn kho để cải thiện việc lưu trữ và phân phối hàng hóa. 

  • Hãng không ngừng cắt giảm chi phí sản xuất và vận chuyển để nâng cao hiệu suất toàn chuỗi cung ứng. Điều này giúp đối đầu với những đối thủ cạnh tranh về giá trong thị trường. 

  • Samsung đã rèn luyện kỹ năng phản hồi nhanh chóng đối với sự cố trong chuỗi cung ứng, có thể gây ra những thiệt hại lớn. Họ đã sẵn sàng rút hàng hóa khỏi thị trường khi cần thiết để bảo đảm an toàn cho người dùng. 

  • Samsung luôn theo kịp xu hướng công nghệ mới và sáng tạo, tích hợp chúng vào sản phẩm và quy trình sản xuất của họ để giữ vững vị thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp công nghệ. Và đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng, nhất là trong việc tiêu thụ năng lượng và xử lý chất thải.

LỜI KẾT

Vừa rồi là những thông tin về chuỗi cung ứng của samsung và những bài học rút ra cho riêng ngành điện tử Việt Nam. Hy vọng bài viết mà Chuyên Gia Marketing vừa cung cấp đã hữu ích đến bạn. Chúc bạn thật thành công trên thương trường!

Đánh giá & nhận xét : Mô hình chuỗi cung ứng của Samsung dẫn đầu thị trường 2024

5/5

1 đánh giá & nhận xét

5 

1 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
Banner đăng ký trang chi tiết

Điền Đầy Đủ Thông Tin Của Bạn

Hotline: 0901 349 349
1 Tư vấn chiến lược marketing từ A-Z
2  Huấn luyện business coaching là gì?
3  Phòng marketing thuê ngoài là gì?
4. Doanh nghiệp B2B là gì?
5. Marketing trung tâm tiếng anh?
Phân Tích Case Study
VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

Chuyên gia marketing hơn 15 năm kinh nghiệm


  • PHÓ THỦ TƯỚNG & Đoàn Đại Biểu Cấp Cao Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 2014
  • Sáng lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết kế web chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Đào Tạo Marketing Online Trền Nền Giải Pháp Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Giải Pháp "Ma Trận Marketing Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
  • Giảng Viên Cao Cấp Tại Các Học Viện Digital Marketing Hàng Đầu VN
  • Nhiều Lần Xuất Hiện Trên VTV3, THVL1, THVL2, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam,..
Xem thêm về Võ Tuấn Hải

0987 087 034
Zalo: 0987087034