1. Tư vấn chiến lược marketing từ A-Z |
2. Huấn luyện business coaching là gì? |
3. Phòng marketing thuê ngoài là gì? |
4. Doanh nghiệp B2B là gì? |
5. Marketing trung tâm tiếng anh? |
Chiến lược marketing của Oreo chiếm lĩnh tâm trí khách hàng
Là một trong những thương hiệu bánh quy nổi tiếng toàn cầu, Oreo cùng câu thần chú “xoay bánh-Nếm kem-Chấm sữa” đã trở thành một phần quen thuộc với tuổi thơ của nhiều thế hệ người trẻ. Để thành công trong việc phát triển định vị thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần cạnh tranh trong suốt 100 năm qua, những chiến lược marketing của Oreo được hoạch định kỹ càng đã góp phần không nhỏ. Thương hiệu Oreo luôn có cho mình những chiến dịch quảng cáo thông minh, bài bản, xây dựng mối liên kết đặc biệt với đối tượng mục tiêu. Vậy doanh nghiệp đã triển khai case study này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Nội Dung Chính [Ẩn]
GIỚI THIỆU VỀ OREO
Trải qua nhiều năm phát triển, Oreo luôn ghi danh mình trong top những thương hiệu bánh quy ngon nhất thế giới. Không chỉ đơn thuần xuất phát từ chất lượng sản phẩm mà còn nhờ vào chiến lược marketing thông minh của thương hiệu.
1. Tổng quan về Oreo
Oreo là một trong những thương hiệu bánh quy được yêu thích và nổi tiếng trên toàn thế giới. Đây là thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn Mondelez International và đã tồn tại từ thập kỷ 1910. Cho đến nay, Oreo đã được xem là một biểu tượng của ngành công nghiệp bánh quy và cũng là sản phẩm bán chạy nhất của Mondelez.
Tìm hiểu thêm:
1. Tư vấn chiến lược marketing tối ưu doanh thu
2. Dịch vụ marketing thuê ngoài giá rẻ
3. Business Coaching thành công
4. Chuyên gia Võ Tuấn Hải
2. Khách hàng mục tiêu của Oreo
Khách hàng mục tiêu của Oreo có độ tuổi từ 6 đến 25 tuổi, với mọi mức thu nhập dù thấp hay cao, không phân biệt nghề nghiệp, vị trí địa lý và cả giới tính nhưng đa phần sẽ là khách hàng nữ. Khách hàng chủ yếu vẫn là học sinh sinh viên và những người trẻ với sở thích ăn bánh ngọt, nhất là ở những thành phố lớn.
Xem thêm dịch vụ:
1. Dịch vụ marketing online trọn gói
2. Dịch vụ marketing tổng thể hiệu quả
3. Tư vấn lập kế hoạch marketing chuyên nghiệp
4. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse
3. Đối thủ cạnh tranh của Oreo
Đối thủ cạnh tranh của Oreo chính là các thương hiệu bánh quy trong cùng phân khúc có mặt trên thị trường. Một số thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến như:
-
Bánh quy Nabisco: Nổi tiếng với hương vị và một số sản phẩm cũng có lớp nhân kem tương tự Oreo.
-
Bánh quy Chip Ahoy!: Thương hiệu bánh quy nổi tiếng chuyên sản xuất các loại bánh với nhiều nhân khác nhau.
-
Bánh quy Pepperidge Farm: Cũng rất nổi tiếng với nhiều loại bánh quy đa dạng, phong phú về hương vị.
-
Các doanh nghiệp bánh quy tại địa phương hoặc công ty thực phẩm lớn khác cũng có thể được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bánh quy trong một số khu vực cụ thể.
4. Thông điệp của Oreo
Thông điệp chính của Oreo là “Mang lại niềm vui và kết nối gia đình”. Thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng thông điệp về niềm vui và sự đoàn kết thông qua mỗi sản phẩm độc đáo được tung ra thị trường.
Oreo dần trở thành biểu tượng, không chỉ là chiếc bánh quy ngon miệng mà còn là phương tiện thể hiện tình cảm, kết nối giữa những người thân yêu. Hình ảnh hai lớp bánh quy ôm lấy nhân kem ở giữa thể hiện sự gắn kết hỗ trợ và tình thân.
5. Thị trường mục tiêu của Oreo tại Việt Nam
Thị trường mục tiêu của Oreo tại Việt Nam khá đa dạng, chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng sau:
-
Trẻ em và thanh thiếu niên: Oreo hướng đến đối tượng người dùng là trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam. Oreo có hương vị đa dạng, thơm ngon, hấp dẫn nên rất phù hợp với sở thích và nhu cầu của nhóm đối tượng này.
-
Gia đình: Bánh quy thường được sử dụng nhiều trong các hoạt động hội họp gia đình, giúp tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ nên thương hiệu cũng nhắm đến nhóm đối tượng này.
-
Người thích ăn vặt: Oreo cũng nhắm đến nhóm đối tượng thích ăn vặt và tìm kiếm nhiều sản phẩm đồ ngọt ngon miệng, độc đáo về hương vị.
-
Người tiêu dùng trên mạng xã hội: Thương hiệu cũng chú trọng đến việc tiếp cận đối tượng khách hàng trên mạng xã hội, nơi có khả năng tiếp cận đông đảo khách hàng trẻ tuổi và có thói quen dùng mạng xã hội.
CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA OREO - 4P CỦA OREO
Mỗi chiến dịch marketing được tung ra thị trường của Ore luôn khiến thế giới phải trầm trồ. Việc thấu hiểu giá trị thương hiệu, tâm lý khách hàng cùng những thông điệp ấn tượng chính là chìa khóa giúp Oreo triển khai các ý tưởng.
1. Chiến lược sản phẩm (Product)
Oreo là thương hiệu bánh quy vô cùng nổi tiếng được hàng trăm quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Tính đến thời điểm hiện tại, thương hiệu này đã bán ra hơn 500 tỷ chiếc bánh. Sản phẩm gây ấn tượng bởi lớp kem mềm mịn được bao bọc giữa 2 lớp bánh quy giòn tan, ngọt nhưng không ngấy.
Thương hiệu cũng không ngừng cho ra mắt thị trường nhiều hương vị mới, màu sắc mới cùng những thiết kế bao bì bắt mắt. Một vài dòng sản phẩm Oreo được đánh giá là ấn tượng nhất chính là: Bánh Oreo nhí đôi, Oreo vàng, Oreo không đường, kẹo mềm Oreo, chocolate Candy Bar,...
Xem thêm: Chiến lược marketing mix của TH True Milk
2. Chiến lược giá (Price)
Về phương pháp định giá, ban đầu sản phẩm của thương hiệu được đặt ở mức giá thấp hơn so với đối thủ để tăng tính cạnh tranh. Một phần cũng là vì thương hiệu kỳ vọng về giá trị cung cấp đến người dùng và mục tiêu chiếm lĩnh thị phần thành công.
Tuy nhiên ngay sau đó, mức độ phổ biến của sản phẩm nhanh chóng tăng lên chóng mặt tại nhiều quốc gia nên đã kéo theo sự gia tăng về giá. Có thể thấy rằng, Oreo đã áp dụng phương pháp định giá dựa trên phản ứng từ thị trường, bao gồm nhân khẩu học và hạn mức tiêu dùng.
3. Chiến lược phân phối (Place)
Tận dụng mạng lưới phân phối rộng rãi của công ty mẹ Mondelez, Oreo đã thành công trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Việc xây dựng hệ thống phân phối phù hợp với nhu cầu thị trường là một phần vô cùng quan trọng trong chiến lược của Oreo.
Mỗi châu lục đều có cơ sở sản xuất riêng của thương hiệu để đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, tạp hóa, sàn thương mại điện tử,... cũng được Oreo phủ sóng.
Với tham vọng thống lĩnh thị trường toàn cầu, Oreo còn được nhiều hãng nổi tiếng toàn cầu phân phối. Chẳng hạn như McDonald’s, KFC ở Vương quốc Anh, Kraft, Bắc Ireland, Cadbury India Ấn Độ... mỗi nơi sẽ có một phiên bản Oreo khác nhau để phù hợp với nhu cầu thị trường. Điều này giúp Oreo trở thành sản phẩm được nhiều khách hàng địa phương yêu thích.
Xem thêm: Chiến lược marketing của Highlands Coffee
4. Chiến lược chiêu thị (Promotion)
Oreo đã tận dụng rất tốt mọi phương tiện để thực hiện những chiến lược marketing của thương hiệu. Oreo nhanh chóng có được nhiều tương tác trên truyền hình và mạng xã hội khi nhắm đến đối tượng là thanh thiếu niên, trẻ em cùng những gia đình. Bên cạnh những chiến dịch TVC, MV quảng cáo ấn tượng với thông điệp viral, Oreo còn triển khai những chương trình xúc tiến ngoài trời như post bán hàng, chương trình dùng thử.
Đó là chưa kể đến, thương hiệu này cũng không ngại chi tiền mạnh tay cho các chiến dịch Influencer Marketing, ra mắt sản phẩm theo những dịp đặc biệt như Tết, lễ hội, chương trình khuyến mãi,... nhằm tiếp cận lượng lớn khách hàng.
Ngoài ra, Oreo cũng triển khai quan hệ hợp tác với Cadbury nhằm đảm bảo tính kết nối lâu dài cũng như khả năng giữ chân khách hàng mục tiêu. Hơn nữa, Oreo cũng thường xuyên tham gia và tổ chức nhiều sự kiện khác lớn nhỏ khác nhau, vừa mang đến những thay đổi tích cực cho cộng đồng vừa ghi điểm với khách hàng.
CHIẾN DỊCH MARKETING “CÁ NHÂN HÓA” CỦA OREO
Để người dùng có được những trải nghiệm một cách trọn vẹn và chân thực nhất, Oreo luôn đề cao sự cá nhân hóa trong mỗi chiến dịch.
1. Cho ra mắt Oreo ID
Oreo đã cho ra mắt thị trường website OreoID để người tiêu dùng có thể thỏa sức thể hiện cá tính và sự sáng tạo của bản thân. Từ đó, Oreo có thể nâng tầm những trải nghiệm này và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của khách hàng. Chiến dịch thông minh này được lượng lớn người dùng hưởng ứng và thành công rực rỡ.
Theo nghiên cứu của Dassault Systemes and CITE Research, khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả số tiền cao hơn 25% cho những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ. Theo Marketing Epsilon, hơn 80% lượt phản hồi cho biết họ sẵn sàng lựa chọn những doanh nghiệp triển khai trải nghiệm thú vị này.
Thông qua OreoID, thương hiệu có thể lưu trữ lại những dữ liệu cá nhân của khách hàng về sản phẩm mà họ yêu thích. Từ đó có thể nghiên cứu và phân tích insights, hành vi tiêu dùng của họ để phục vụ cho những hoạt động marketing sau này.
Thay vì tập trung vào việc làm sao để đẩy mạnh doanh thu bằng những chương trình giảm giá hay khuyến mãi, Oreo lựa chọn việc tạo ra những chương trình sáng tạo nâng cao có tính lan tỏa và cung cấp những giá trị về sản phẩm và thương hiệu đến người dùng.
2. Hương vị mới đậm tính “cá nhân hóa”
Thời gian gần đây các chiến dịch áp dụng công nghệ số được giới trẻ đón nhận ngày một nhiều. Thông điệp từ các hương vị mới của Oreo được ra mắt thị thị trường thời gian này đều hướng đến một bộ phận cụ thể, từ đó giúp mở rộng khả năng tiếp cận của thương hiệu.
Điển hình nhất chính là chiến dịch hưởng ứng cộng đồng LGBT, Oreo tung ra gói bánh được phủ màu sắc cầu vồng tượng trưng cho lá cờ Pride-biểu tượng cho cộng đồng LGBT. Ngoài ra, thương hiệu còn cho phát hành phim ngắn độ dài 3 phút với tựa đề “Proud Parent” gửi gắm thông điệp ý nghĩa đến bậc cha mẹ, những người có con thuộc cộng đồng LGBT.
Trước khi bùng phát đại dịch Covid 19, Oreo cũng tổ chức nhiều mini game rút thăm trúng thưởng hấp dẫn. Trong số đó, người chơi sẽ bình chọn cho loại kem mà họ yêu thích nhất, sau đó gắn thẻ hashtag liên quan đến nhãn hiệu. Đồng thời thể hiện sự yêu thích của mình trên TikTok. Còn gì tuyệt vời hơn khi thương hiệu nhận được sự quảng bá của người tiêu dùng từ chính những trải nghiệm của riêng họ.
3. #OreoPeople: Khi ăn bánh cũng là cách thể hiện cá tính
Từ khi nhận ra đã bỏ quên một nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng đó là giới trẻ Việt Nam, Oreo đã lập tức tung ra chiến dịch hướng đến đối tượng này. Oreo đã kết hợp thành công chất tươi trẻ, năng động của thế hệ trẻ và giữ nguyên bản sắc gần gũi của gia định Việt Nam.
Chiến dịch #OreoPeople tại Việt Nam có tên là #ĐộiOreo, đây là chiến dịch đầu tiên thương hiệu sử dụng Brand Ambassador và nam ca sĩ Sơn Tùng MTP chính là người được chọn mặt gửi vàng.
Chiến dịch kick off với hàng loạt video độ dài 6s nhắc đi nhắc lại hình thức ăn bánh Oreo đạt hơn 5 triệu lượt xem trên Facebook và Youtube, hơn 5 nghìn lượt chia sẻ. Kế đến video ăn bánh Oreo của Sơn Tùng cũng thu hút hơn 3 triệu lượt xem chỉ sau 1 tháng với dance move do chính nam ca sĩ sáng tạo ra. Chiến dịch cũng được nhiều KOLs và Influencers hưởng ứng nhiệt tình với nhiều video tham gia cuộc thi.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA OREO
Oreo đã có những định hướng rất riêng trong mỗi chiến lược marketing của mình. Dưới đây là những gì có thể học hỏi từ câu chuyện mang tính cá nhân hóa của Oreo.
1. Khả năng bắt trend
“Newsjacking” và “Culture-jacking” là hai phương thức thú vị được Oro tận dụng hiệu quả trong mỗi chiến dịch marketing. “Culture-jacking” tập trung vào sự nổi bật trong khi “Newsjacking” hướng đến việc cập nhật những câu chuyện tin tức hằng ngày. Sự thành công của 2 chiến dịch cho thấy sự hiệu quả của khả năng cập nhật tin tức nhanh nhạy từng giây.
Chẳng hạn như thương hiệu cho ra mắt phiên bản bánh màu đỏ, trắng và xanh kỷ niệm ngày Bastille, phiên bản kem xanh quảng bá cho hoạt hình “Rio 2011”, hình ảnh bánh Oreo với vết cắn để quảng bá trong “Tuần lễ Cá mập” trên kênh Discovery”,...
Đúng nơi, đúng lúc chính là chìa khóa giúp thương hiệu nâng tầm hiệu quả của mỗi chiến dịch. Điều này cho thấy khả năng bắt trend cực nhanh của đội ngũ marketing Oreo, từ đó đảm bảo khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng.
2. Xây dựng nền tảng xã hội vững chắc
Xu hướng quảng bá tận dụng Digital Marketing là không thể thiếu trong thời đại hiện nay. Các chiến lược marketing Oreo đa số luôn gắn liền với các nền tảng mạng xã hội. Phương pháp này đã giúp thương hiệu gặt hái được không ít thành công. Chưa kể đội ngũ thương hiệu luôn đầu tư chăm sóc tốt cho mọi nền tảng.
Nhờ việc thường xuyên đăng tải nội dung lên mạng cùng lượng theo dõi ổn định nên những quảng cáo tại sân Super Bowl mới có thể tiếp cận được đến hơn 500 triệu người xem. Hiện Oreo cũng là một cái tên nổi danh trên các trang mạng khi sở hữu hơn 32 triệu lượt yêu thích trang trên Facebook, 82 nghìn lượt theo dõi trên Twitter, 87 nghìn lượt theo dõi Instagram và 14 triệu lượt theo dõi Youtube.
Trước và trong giai đoạn Super Bowl diễn ra, Oreo đã tạo dựng một hiệu ứng vững chắc với hơn 5000 tweet. Oreo cũng hình thành thói quen theo dõi và cập nhật liên tục tin tức hằng ngày trong 100 ngày. Do đó, bên cạnh việc tận dụng nhiều nền tảng, cũng cần phải duy trì tương tác để đảm bảo khả năng ảnh hưởng vững chắc.
3. Lồng ghép yếu tố vui nhộn
Vì đối tượng khách hàng chủ yếu vẫn là trẻ em nên các chiến lược marketing Oreo luôn mang tính hài hước, lồng ghép các yếu tố vui nhộn trong mỗi quảng cáo của mình. Mỗi hình ảnh đáng yêu, ngôn từ dí dỏm gần gũi khiến người xem không khỏi thích thú. Đặc biệt sức lan tỏa vô cùng tốt nên người tiêu dùng dần có thiện cảm nhiều hơn với thương hiệu này.
4. Nội dung, hình ảnh đơn giản
Nội dung dễ hiểu, đơn giản là những điều có thể nhìn thấy rõ ràng trong các chiến lược của Oreo. Điều này vừa giúp tối ưu chi phí đầu tư vừa đảm bảo khả năng truyền tải hiệu quả hơn. Đây cũng chính là một trong những điểm tạo nên sự độc đáo và thành công của Oreo.
Các câu slogan, hình ảnh cũng hết sức ngắn gọn và đơn giản nhưng vẫn đủ sự tinh tế, sức lôi cuốn thể hiện được giá trị của thương hiệu. Chẳng hạn như chiến dịch 100 ngày twist, đội ngũ marketing của Oreo đã thiết kế đủ 100 hình ảnh mẫu bánh quy khác nhau. Điều này thể hiện khả năng sáng tạo không giới hạn trong hoạt động hằng ngày.
LỜI KẾT
Có thể thấy rằng, mọi chiến lược marketing của Oreo luôn có sự thông minh và ứng biến linh hoạt theo mỗi thời điểm để có được thành công như hôm nay. Không chỉ mang đến cho người dùng những trải nghiệm độc đáo mà còn giúp thương hiệu có được một nguồn dữ liệu khách hàng đáng giá. Qua những phân tích chi tiết trên hy vọng bạn sẽ có cho mình những kiến thức hữu ích nhất.