1. Chuyên gia marketing là ai? |
2. Marketing thuê ngoài hiệu quả |
3. Marketing tổng thể là gì? |
4. Tổng quan marketing là gì ? |
5. Tìm hiểu marketing online từ A-Z |
Truyền thông là gì? Chiến lược truyền thông hiệu quả 2024
Truyền thông là gì? Là một trong những khái niệm được nhắc đến và sử dụng phổ biến trong hoạt động truyền bá, quảng cáo. Đặc biệt, thời đại công nghệ bùng nổ thông tin hiện nay thì truyền thông nắm một vai trò vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về truyền thông và cách truyền thông hãy cùng Chuyengiamarketing nhau tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính [Ẩn]
KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG
Có rất nhiều khái niệm về truyền thông có thể bạn chưa biết đến. Cùng tìm hiểu các khái niệm truyền thông dưới đây!
1. Truyền thông là gì?
Truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi và tương tác các thông tin giữa hai hoặc nhiều người với nhau để tăng sự hiểu biết, và nhận thức. Có thể hiểu truyền thông chính là sản phẩm do con người tạo ra, là động thực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Theo lý thuyết thì truyền thông là quá trình trao đổi cảm xúc, thái độ, ngôn ngữ bằng cách truyền đạt thông tin. Truyền thông đơn giản như quá trình áp dụng ngôn ngữ, chữ viết, hình ảnh để tạo ra nhiều màu sắc, tác động trực tiếp tới tư duy của đối tượng truyền thông hướng tới.
2. Kênh truyền thông?
Thuật ngữ kênh trong trường hợp này là các công cụ được sử dụng cho Truyền thông đại chúng. Do đó, các kênh trong Truyền thông biểu thị phương tiện truyền thông đại chúng. Các phương tiện thông tin truyền thống như đài phát thanh, truyền hình; báo, sách, tài liệu quảng cáo, truyền bá thông điệp với tốc độ nhanh chóng và rộng khắp.
3. Ngôn ngữ truyền thông?
Ngôn ngữ báo chí, truyền thông là nói tới những sản phẩm bằng ngôn ngữ được thể hiện qua: Báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử...
4. Giới truyền thông?
Giới truyền thông là các cá nhân, hay tổ chức làm công tác thông tin, nhiệm vụ là truyền tải thông tin đến người đọc, họ có thể là những nhà báo, nhà sản xuất hay chủ bút, phóng viên, hay thậm chí là các trang báo mạng, ấn phẩm.
5. Đại sứ truyền thông là gì?
Đại sứ truyền thông là những người có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội và được doanh nghiệp tuyển dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến khách hàng.
6. Đối tác truyền thông là gì?
Đối tác truyền thông là các cơ quan truyền thông có thể kết hợp, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau thông qua việc truyền thông trên nền tảng của đối tác. Để có thể hợp tác lâu dài, mối quan hệ cần có sự win – win về lợi ích hai bên.
7. Truyền thông tài chính?
Truyền thông tài chính là thông tin chuyên về tài chính trên báo, tạp chí hoặc phương tiện truyền thông khác. Nổi bật nhất gồm có: Bloomberg và Financial Times. Truyền thông tài chính rất quan trọng đối với cả toàn bộ lĩnh vực tài chính, một số công ty thường công bố báo cáo tài chính trong một vài ấn phẩm định kỳ để phổ biến đến nhiều đối tượng quan tâm nhất có thể.
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG
-
Giáo dục: Phương tiện truyền thông giáo dục đại chúng. Với sự trợ giúp từ các chương trình truyền hình, đài phát thanh, mọi người sẽ học thêm nhiều kiến thức về vấn đề sức khỏe, bảo vệ môi trường và còn các chủ đề khác.
-
Cập nhật: Phương tiện truyền thông ngày nay phát triển, mọi người có thể nhận tin tức ngay trong ngày. Khoảng cách không còn là rào cản trong truyền tải thông tin từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Con người có thể cập nhật tin tức hàng ngày về những xu hướng và diễn biến trên toàn thế giới.
-
Khai phá tiềm năng: Truyền thông khuyến khích thể hiện tài năng qua các phương tiện truyền thông, giúp họ thể hiện kỹ năng: Hài kịch, biểu diễn, ca hát, ngâm thơ,…
-
Thu thập kiến thức: Giúp nâng cao kiến thức về các lĩnh vực khác nhau. Mọi người cũng có thể tự trao đổi thông tin với nhau thông qua truyền thông để nâng cao tầm hiểu biết.
-
Thúc đẩy sản xuất: Một công cụ tuyệt vời trong việc quảng bá các sản phẩm tiêu dùng, giúp tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
-
Giải trí: Truyền thông đóng vai trò là một nguồn giải trí tốt. Mọi người giải trí thông qua âm nhạc và chương trình truyền hình.
-
Giảm chi phí: Lan truyền thông tin trên phương tiện online, giảm chi phí sản xuất trên phương tiện offline và lan tỏa tới nhiều người hơn.
-
Hòa mình vào văn hóa: Truyền bá nền văn hóa đa dạng từ nhiều vùng miền, giúp mọi người trau dồi kiến thức, thấu hiểu sự khác biệt các nước trên thế giới.
Xem thêm: Quảng cáo là gì?
9 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ
Việc lập kế hoạch cụ thể sẽ giúp cho bạn có một lộ trình rõ ràng, có các phương án dự phòng, ngăn ngừa rủi ro và có thể ứng phó kịp thời. Tham khảo các bước Chuyengiamarkting đề xuất:
1. Xác định mục tiêu dự án rõ ràng cụ thể
Đặt cho mình mục tiêu cụ thể là bước cơ bản đầu tiên để sau một thời gian xác định có thể đo lường mục tiêu mà mình đặt ra ban đầu thực hiện được hay không, đã đạt được bao nhiêu phần. Có mục tiêu dự án thì mới có thể đặt ra mục tiêu truyền thông. Đây là bước đầu tiên, cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả truyền thông cho dự án tiếp thị và các hoạt động khác.
2. Mục tiêu truyền thông
Mục tiêu truyền thông dự án, hoạt động xã hội có đặc điểm là phải cụ thể để đo lường và mục tiêu đó phải được đặt trong một thời gian hữu hạn.
3. Công chúng mục tiêu
Nếu công chúng mục tiêu quá rộng cần phải chia ra thành nhiều nhóm khác nhau để lập kế hoạch truyền thông từng nhóm riêng. Nếu để chung mục tiêu thì rất khó thực hiện kế hoạch truyền thông, bởi mối quan tâm từng nhóm công chúng là khác nhau. Sau khi chia nhóm công chúng mục tiêu, nhóm nào dễ tác động sẽ thực hiện truyền thông trước.
4. Thông điệp truyền thông
Mỗi thông điệp làm ra phải có lời kêu gọi hành động bằng cách giúp công chúng trả lời những câu hỏi : Tại sao tôi phải mua, phải tin, phải quan tâm…. Thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, chú ý thông điệp không phải là slogan. Khi xác định thông điệp, cần xuất phát từ việc khách hàng quan tâm cái gì, làm gì để thỏa mãn sự quan tâm của mục tiêu. Khi sự quan tâm công chúng nằm ngoài khả năng đáp ứng thì không nên tiếp cận vì lúc đó chúng ta đã chọn sai mục tiêu.
5. Chiến lược
Là cách kể câu chuyện đó ra ngoài, cần kể chuyện hấp dẫn, thu hút. Vài concept truyền thông bất biến đó là : Sex, chuyện lạ gây tranh cãi, tài sản lớn, người nổi tiếng, bí mật, cảm động , có ích, phi thường, kỳ quặc/ngớ ngẩn, giải thưởng lớn (U23, Hoa hậu,...), cuộc thi,...
6. Chiến thuật truyền thông
Là cách kéo dài, nhắc lại nhiều lần. Tạo được ấn tượng ban đầu tốt thì sau đó mới có thể thu hút sự quan tâm chú ý.
7. Chọn kênh và thiết kế ấn phẩm
Cần chọn kênh truyền thông nào có mục tiêu ở đó và tùy thuộc vào việc mục tiêu của chúng ta đang ở đâu. Có nhiều kênh truyền thông, mỗi kênh ta chỉ cần chọn ra 1 cái chủ chốt. Đối với việc thiết kế ấn phẩm còn tùy thuộc vào kênh mà chúng ta lựa chọn, ví dụ báo chí có các bài báo, trang báo khác nhau, kênh ảnh có những bức ảnh, mạng xã hội, hay ảnh tờ rơi truyền thống,...
8. Lập kế hoạch, thiết lập ngân sách
Mô tả rõ vật phẩm nào sẽ được thực hiện vào thời điểm nào, hết bao nhiêu tiền. Dự phòng phương án xử lý khủng hoảng, xử lý khủng hoảng cần có kỹ năng định hướng dư luận.
9. Đo lường và báo cáo:
Bước cuối cùng là tổng kết mục tiêu đã đặt ra, rút kinh nghiệm lần sau.
CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG HIỆN NAY
-
Print Media: Các phương tiện truyền thông in ấn bao gồm: Báo chí, sách, tạp chí lĩnh vực chuyên ngành,…Ấn phẩm truyền thông in ấn
-
Broadcast Media: Phân phối nội dung âm thanh và video đến lượng khán giả bằng cách sử dụng các phương tiện phát sóng điện tử như: Đài, truyền hình, tivi, podcast…
-
Internet, Digital Media: Là trung tâm các phương tiện truyền thông vì đã tích hợp tất cả các loại phương tiện thông tin đại chúng nổi bật như: Điện thoại di động, website, email, hay diễn đàn mạng,…
-
OOH: Outdoor, Out of Home còn gọi là quảng cáo ngoài trời, tập trung vào truyền tải thông tin và tin tức khi công chúng ở bên ngoài. OOH có tầm quan trọng trong hiển thị quảng cáo và thu hút người hướng tới các sản phẩm mới. Các hình thức chủ yếu bao gồm các bảng quảng cáo, biểu ngữ, và áp phích,…
-
Truyền thông truyền thống: Bao gồm múa dân gian: Kịch, dân ca và âm nhạc truyền thống, múa rối bóng, múa rối dây,…Biểu diễn trên sân khấu, góc phố.
KẾT LUẬN
Thông qua bài viết trên hy vọng Chuyengiamarketing đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về Truyền thông là gì? Cách truyền thông hiệu quả. Chúc bạn thành công!