1. Chuyên gia marketing là ai? |
2. Marketing thuê ngoài hiệu quả |
3. Marketing tổng thể là gì? |
4. Tổng quan marketing là gì ? |
5. Tìm hiểu marketing online từ A-Z |
Cách marketing thời trang ĐỈNH CAO xây dựng branding A-Z
Trong bài viết sau đây Chuyên Gia Marketing sẽ cùng bạn làm rõ một số điểm có thể vẫn còn hơi khó hiểu về ngành fashion marketing-quảng bá thời trang. So với mặt bằng chung thì đây vẫn là một ngành mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Với 14 năm kinh nghiệm thực chiến trong ngành marketing, tôi hy vọng có thể mang đến cho các bạn cái nhìn rõ nét về ngành, đây là bài viết hữu ích giúp cho các doanh nghiệp, các shop thời trang, thương hiệu thời trang biết cách phân tích thị trường, nhìn nhận tổng quan về ngành và biết cách triển khai chiến lược marketing thời trang phù hợp bao gồm: Digital marketing, social media, content marketing, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, Influencers,... Ngoài ra còn có các case study về quảng bá đến từ các thương hiệu thời trang danh tiếng: Dior, Chanel, Versace,...
Nội Dung Chính [Ẩn]
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ tư vấn marketing
2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải
3. Dịch vụ business coach
4. Dịch vụ marketing thuê ngoài chuyên nghiệp
FASHION MARKETING LÀ GÌ?
Một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì fashion marketing là những việc nhằm kết nối thương hiệu, sản phẩm thời trang đến với thị trường và đến tay người tiêu dùng. Sự kết nối này bao gồm: Phát triển sản phẩm, phổ biến thông tin, xây dựng hình ảnh, gây ấn tượng, tạo dựng niềm tin, chăm sóc trải nghiệm khách hàng,... Tóm lại là hành động biến đối tượng mục tiêu thành khách hàng mới và cố gắng giữ họ ở trạng thái khách hàng trung thành.
Sâu hơn, người làm Marketing thời trang còn có nhiệm vụ thu nhận phản ứng khách hàng và làm việc lại với bộ phận phát triển sản phẩm, nhà thiết kế để phân tích sản phẩm, phản hồi của người tiêu dùng để biết họ thích cái gì: Mẫu nào bán chạy, chất liệu nào được yêu thích, màu nào còn tồn kho, cái nào dễ mua, cái nào đắt quá,...
Rõ ràng nhận thấy, người làm marketing thời trang không can thiệp trực tiếp vào việc thiết kế sản phẩm, tuy nhiên sau mỗi đợt sản phẩm tung ra thị trường thì những phân tích marketing cũng sẽ ảnh hưởng đến bước sáng tạo trước đó. Nên nhà thiết kế-nhà sản xuất-marketer sẽ quyết định đến doanh thu doanh nghiệp, mục tiêu phải làm sao cho đợt sản phẩm mới phải thu về hiệu ứng thương hiệu tốt hơn, doanh thu cao hơn.
Và sau đây là những việc mà marketer thời trang, hay chủ doanh nghiệp, chủ shop quần áo cần làm để tạo ra kết quả như đã nêu trên.
Xem thêm dịch vụ:
1. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse
2. Dịch vụ marketing online giá rẻ hiệu quả
3. Tư vấn kế hoạch marketing
4. Marketing trọn gói tốt nhất
LÀM MARKETING THỜI TRANG CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Làm gì cũng cần có lý thuyết, công thức để có thể áp dụng vào thực tiễn, ngoài ra cần có kinh nghiệm, các kỹ năng liên quan đến ngành, chi tiết tìm hiểu ngay sau đây:
1. Kiến thức cần chuẩn bị là gì?
Dưới đây là những kiến thức cần chuẩn bị khi làm marketing fashion:
-
Kiến thức thời trang: Cũng giống như các ngành khác, thị trường lĩnh vực thời trang cũng được chia thành nhiều phân khúc với những đặc điểm riêng biệt. Nên người làm quảng bá thời trang cũng cần nắm vững những kiến thức thời trang, hiểu thị trường để lựa chọn phân khúc phù hợp với thương hiệu.
-
Cần nắm vững thông tin: Về lịch sử hình thành, phong cách thời trang và insight khách hàng để có thể định hướng phong cách chủ đạo cho bộ sưu tập đúng khiến cho mỗi sản phẩm làm ra trở nên có hồn hơn, nhắm chính xác nhu cầu khách hàng hơn. Điều này là quyết định gây ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của chiến dịch thời trang.
-
Kế đến và không kém phần quan trọng là kiến thức về nhiếp ảnh và thiết kế hình ảnh: Đây là điều ít người chú ý đến, những hình ảnh mà một công cụ marketing hữu hiệu và đơn giản nhất, khi có kiến thức về hình ảnh bố cục bạn sẽ nắm trong tay “bảo bối” để khách hàng đến với bạn nhiều hơn. Ấn phẩm truyền thông phải thể hiện đúng cá tính và tinh thần mà thương hiệu muốn truyền tải đến công chúng.
-
Kiến thức về Visual merchandising-Trưng bày sản phẩm: Được ví von là nghệ thuật bán hàng trong im lặng, bởi việc trưng bày sản phẩm tốt tác động trực tiếp đến thị giác, tâm lý và hành vi khách hàng. Không phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong khâu này nhưng người làm marketing cần hiểu cách thức làm việc để có thể đem hiệu ứng tốt nhất đến với khách hàng.
-
Kiến thức về kênh truyền thông đại chúng: Truyền thông đại chúng góp phần cho marketing thành công hơn trọng mọi lĩnh vực, đặc biệt với ngành thời trang, để có thể tận dụng hết sức mạnh của phương tiện này cần hiểu rõ đặc điểm, nhu cầu người dùng, cách thức hoạt động, từ đó đưa ra phương án và kế hoạch phù hợp cho từng loại.
Xem thêm: Kế hoạch marketing mỹ phẩm
2. Kỹ năng liên quan đến ngành thời trang cần có là gì?
Bên cạnh những kiến thức cần có thì kỹ năng là một trong những bước đệm giúp bạn dễ dàng thành công hơn trong các chiến dịch tiếp thị thời trang của mình như:
-
Sáng tạo trong marketing thời trang giúp cho việc thiết kế sản phẩm, định vị thương hiệu và tạo ra chiến lược tiếp thị mới.
-
Kỹ năng storytelling là cách để kể câu chuyện về thương hiệu và tạo sự liên kết giữa thương hiệu với khách hàng. Kể chuyện về nguồn gốc, phong cách, và giá trị sản phẩm là một cách tuyệt vời để kích thích sự tò mò và thu hút khách hàng đến với thương hiệu.
-
Kỹ năng tư duy phân tích là yếu tố quan trọng để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Bằng cách phân tích thị trường, nghiên cứu khách hàng và đối thủ cạnh tranh, tìm ra những điểm mạnh và yếu thương hiệu và tạo ra chiến lược marketing phù hợp để phát triển thương hiệu.
-
Kỹ năng giao tiếp và truyền tải ý tưởng giúp truyền tải thông tin và ý tưởng thương hiệu một cách rõ ràng và hiệu quả. Kỹ năng này bao gồm khả năng lắng nghe khách hàng, truyền tải thông tin về sản phẩm và thương hiệu cách sáng tạo và thuyết phục, giao tiếp với đối tác và đồng nghiệp để phát triển chiến lược marketing tốt nhất.
CHIẾN LƯỢC MARKETING NGÀNH THỜI TRANG
Mỗi ngành đều có tính chất đặc thù riêng về định vị thương hiệu và phân khúc khách hàng, quảng bá sẽ hiệu quả khi nhắm đúng đối tượng khách hàng, định vị thương hiệu chính xác, dưới đây là gợi ý về chiến lược cho việc quảng bá xây dựng thương hiệu thời trang:
Xây dựng thương hiệu thời trang trực tuyến thông qua social media là một trong những cách hiệu quả nhất để tạo dựng thương hiệu và thu hút khách hàng trong thời đại công nghệ số hiện nay. Dưới đây là một số cách để xây dựng thương hiệu thời trang trực tuyến thông qua social media:
-
Tạo hình ảnh đồng nhất: Để tạo nên một thương hiệu thời trang độc đáo và nhận diện được, cần tạo hình ảnh đồng nhất cho tất cả các mạng xã hội, bao gồm logo, màu sắc và font chữ.
-
Tạo nội dung hấp dẫn: Tạo ra nội dung độc đáo, hấp dẫn và có giá trị cho khách hàng.Có thể đăng ảnh, video hoặc bài viết để tạo sự quan tâm và tương tác từ khách hàng.
-
Sử dụng công cụ quảng cáo trên social media: Sử dụng công cụ quảng cáo trên các mạng xã hội để đẩy mạnh thương hiệu đến với khách hàng tiềm năng. Có thể sử dụng các công cụ quảng cáo như Facebook Ads, Instagram Ads hoặc Google Ads để tăng tầm nhìn và tăng lượng tương tác.
-
Tương tác với khách hàng: Trả lời các bình luận, tin nhắn hoặc thắc mắc từ khách hàng trên các mạng xã hội để thể hiện tính chuyên nghiệp và tạo niềm tin cho khách hàng.
-
Sử dụng influencer marketing: Sử dụng influencer marketing để giới thiệu sản phẩm và thương hiệu đến với khách hàng tiềm năng. Bạn có thể hợp tác với các influencer có số lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm.
-
Tham gia các sự kiện online: Tham gia các sự kiện trực tuyến như livestream, webinar, hoặc các sự kiện trên mạng xã hội để tạo sự quan tâm đến thương hiệu và tăng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
-
Đánh giá và phản hồi từ khách hàng: Cải thiện sản phẩm và dịch vụ, tạo sự tin tưởng và lòng trung thành từ khách hàng thông qua các đánh giá và phản hồi.
Tìm hiểu thêm: Marketing giày dép 2024
Chiến lược viral marketing là một trong những cách tiếp cận hiệu quả trong lĩnh vực marketing thời trang. Nó đặc biệt phù hợp với việc giới thiệu sản phẩm mới hoặc tạo dựng thương hiệu, đồng thời mang lại hiệu quả marketing cao với chi phí thấp.
Viral marketing là việc sử dụng các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok,... để lan truyền thông điệp của thương hiệu thông qua những nội dung hấp dẫn và gây chú ý đến người dùng. Các nội dung đó có thể là video ngắn, ảnh, câu chuyện hoặc các bài viết hấp dẫn được chia sẻ trên mạng xã hội.
Để triển khai chiến lược viral marketing thời trang, các thương hiệu có thể áp dụng chiến lược sau:
-
Tạo ra nội dung marketing thời trang hấp dẫn: Nội dung cần phải sáng tạo, gây cảm hứng và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nội dung này có thể là các video hướng dẫn phối đồ, ảnh minh họa trang phục mới, câu chuyện về sản phẩm hoặc những trend biến hình hot,..
-
Chia sẻ nội dung trên social media: Sau khi đã tạo ra nội dung hấp dẫn, cần chia sẻ nội dung này trên Facebook, Instagram, Twitter, TikTok,.. để thu hút sự chú ý. Chú ý đến các nền tảng mà đối tượng khách hàng tiềm năng thường xuyên sử dụng.
-
Sử dụng influencer marketing thời trang: Các influencer thời trang có lượng fan lớn và ảnh hưởng rộng có thể giúp thương hiệu lan truyền nhanh chóng đến khách hàng tiềm năng.
Case study: Câu chuyện của cô bé 17 tuổi tên Zoe Gabriel tại Singapore đã trở thành một cách marketing viral cho thương hiệu Charles & Keith. Sau khi Zoe chia sẻ video của mình trên TikTok để chia sẻ chiếc túi xách mới của thương hiệu Charles & Keith mà cô bé được bố tặng, video đã thu hút lượng tương tác lớn, lên tới 22,5 triệu lượt xem và 2,3 triệu lượt thích cùng hàng chục ngàn bình luận tính đến thời điểm hiện tại. Dù bị chế giễu vì gọi chiếc túi là hàng hiệu xa xỉ, những lời đáp trả của Zoe nhận được đông đảo sự đồng tình từ cư dân mạng, câu chuyện được lan truyền đến tai nhãn hàng Charles & Keith. Ngay sau đó, Zoe và bố đã được Charles & Keith mời đến trụ sở chính công ty và gặp gỡ và nhận quà tặng từ những người sáng lập chuỗi thời trang phụ kiện nổi tiếng này, tiếp theo đó cô bé đã chính thức trở thành đại sứ thương hiệu cho Charles & Keith. Câu chuyện của Zoe trở thành một cách marketing viral hiệu quả cho thương hiệu Charles & Keith, đây cũng là một bài học marketing đáng giá cho các thương hiệu thời trang.
3. Content marketing
Là cách để thương hiệu giới thiệu sản phẩm và tạo niềm tin khách hàng thông qua nội dung sáng tạo. Các hình thức content marketing thời trang bao gồm:
-
Ấn phẩm thời trang trong bộ sưu tập thời trang, sách, video hướng dẫn về phong cách, định vị phong cách cá nhân, blog chuyên sâu về thời trang để giúp khách hàng có cái nhìn rõ hơn về thế giới thời trang, đặc thù ngành thời trang hiện nay thắng hay thua dựa vào hình ảnh video và nội dung rất nhiều, vì thế cần có sự đầu tư chỉnh chu trong hình ảnh và video.
-
Nội dung hấp dẫn trên social: Thương hiệu có thể tạo ra nội dung hấp dẫn trên mạng xã hội như hình ảnh, video, các câu chuyện, chia sẻ thông tin về các xu hướng thời trang mới nhất, sự kiện thời trang, cách kết hợp trang phục,...
-
Hợp tác với blogger và influencer: Thương hiệu có thể hợp tác với blogger và influencer để giới thiệu sản phẩm, tăng sự nhận biết và tạo động lực cho khách hàng tham khảo.
-
Sự kiện thời trang: Tổ chức các sự kiện thời trang để giới thiệu sản phẩm và tăng sự gắn kết với khách hàng.
-
Tạo dựng nhận thức thương hiệu: Nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị và phương pháp sản xuất, từ đó tăng sự tin tưởng.
4. Áp dụng mô hình 4P trong marketing thời trang
Mô hình 4P gồm Product, Price, Place, Promotion được sử dụng để xác định các yếu tố quan trọng trong việc phân phối sản phẩm và đưa ra các quyết định liên quan đến chiến lược marketing. Áp dụng mô hình thời trang như sau:
-
Product (Sản phẩm): Sản phẩm thời trang có thể được phân loại thành nhiều loại, chẳng hạn như áo, quần, váy đầm, phụ kiện, túi xách, giày dép,... Các sản phẩm phải được thiết kế và sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu và sở thích khách hàng bao gồm mức độ thời trang, xu hướng, tính thời vụ và kiểu dáng.
-
Price (Giá cả): Giá cả sản phẩm thời trang phải được xác định sao cho phù hợp với chiến lược tiếp thị và đáp ứng nhu cầu. Giá cả cần xác định sao cho có lợi nhuận và cạnh tranh tốt trong thị trường, định giá sản phẩm vừa liên quan đến định vị thương hiệu cao cấp hay trung bình, hay giá rẻ và liên quan đến lợi nhuận doanh nghiệp..
-
Place (Địa điểm): Địa điểm bán hàng được xác định sao cho tiện lợi và có thể thu hút được số lượng lớn khách hàng gồm các tiêu chí: Đúng nơi và đúng thời điểm tiếp cận đúng đối tượng khách hàng. Các điểm bán hàng có thể bao gồm cửa hàng truyền thống, trung tâm thương mại và các trang web thương mại điện tử,...
-
Promotion (Khuyến mãi): Gồm có quảng cáo, chương trình khuyến mãi và các hoạt động khác để tăng cường sự nhận thức và đưa sản phẩm đến với khách hàng. Chiến lược này cần phải được xác định sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng và đi kèm với ngân sách marketing hợp lý. Tuy nhiên các thương hiệu thời trang lớn hiện như Chanel, Gucci,.. Không bao giờ áp dụng chiến dịch khuyến mãi cho doanh nghiệp của mình, vì thế tùy thuộc vào định vị thương hiệu và thuộc tính sản phẩm mà tạo ra các chiến dịch sao cho phù hợp nhất.
Áp dụng mô hình 4P, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang hoặc các marketer giỏi có thể tạo ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu khách hàng cách tốt nhất.
5. Xây dựng Website kinh doanh thời trang thân thiện với người dùng
Xây dựng website là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng và tiếp cận khách hàng ở nhiều nơi. Trang web cần những yếu tố như:
-
Thiết kế đơn giản và dễ sử dụng: Thiết kế đặc thù cho ngành thời trang cần đi kèm tính thẩm mĩ cao, hợp thời, tuy nhiên vẫn cần sự đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng để người dùng dễ dàng tìm kiếm và mua sản phẩm.
-
Tối ưu hóa tín hiệu trang web cho các thiết bị di động: Ngày nay, nhiều người dùng truy cập trang web bằng di động. Vì vậy, trang web nên được tối ưu hóa cho các thiết bị di động để tăng trải nghiệm người dùng.
-
Hiển thị sản phẩm rõ ràng và tạo bộ lọc: Sản phẩm nên được trình bày sắp xếp rõ ràng, chất lượng cao và có mô tả chi tiết để khách hàng có thể xem trước sản phẩm trước khi mua và bộ lọc sản phẩm để khách hàng dễ dàng tìm kiếm.
-
Tích hợp thanh toán trực tuyến: Tích hợp các cổng thanh toán trực tuyến để khách hàng có thể dễ dàng đặt mua và thanh toán.
-
Tích hợp các tính năng như đánh giá sản phẩm và bình luận để khách hàng có thể chia sẻ trải nghiệm về sản phẩm.
-
Tạo nội dung hữu ích: Cung cấp cho khách hàng nội dung hữu ích về thời trang và cập nhật những xu hướng mới nhất để tăng độ hấp dẫn đồng thời tạo tín hiệu SEO hiệu quả hơn.
-
Thực hiện chiến dịch SEO trên website để tiếp cận khách hàng cách lâu dài, bền vững, tạo nhận diện thương hiệu.
6. Email marketing
Chiến dịch email marketing luôn được sử dụng từ xưa đến nay, vì khả năng tiếp cận khách hàng của nó hiệu quả rất cao, đúng đối tượng mà doanh nghiệp cảm thấy phù hợp nhất, tuy nhiên nếu bạn không phải là thương hiệu lớn với cái tên mà khách hàng đã biết đến thì họ sẽ đánh giá là spam. Vậy nên cần phải gây ấn tượng với khách trước khi gửi email quảng bá. Có thể thực hiện chiến dịch như sau:
-
Xin thông tin khách hàng khi khách tham dự sự kiện ra mắt tuần lễ thời trang sau đó gửi thông tin về bộ sưu tập đến họ.
-
Xin thông tin khách hàng đã từng đến mua sản phẩm, gửi đến họ thông tin về những thiết kế mới kích thích họ quay trở lại.
-
Tạo form đăng ký nhận thông tin trên các nền tảng quảng cáo khác, khách hàng nào có nhu cầu sẽ để lại thông tin, mình sẽ dựa vào đó để PR đến khách hàng.
Đây là những cách tinh tế khi gửi email tiếp thị mà không gây khó chịu, không bị khách hàng đánh giá spam.
KẾT LUẬN
Thời trang là một ngành hot, để hái ra tiền và tạo nên thương hiệu thời trang như mơ ước thì việc biết marketing là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng bài viết này đã giúp các marketer hoặc các doanh nghiệp thời trang có thể tích lũy kiến thức và đưa ra những chiến lược marketing thời trang phù hợp.