1. Chuyên gia marketing là ai? |
2. Marketing thuê ngoài hiệu quả |
3. Marketing tổng thể là gì? |
4. Tổng quan marketing là gì ? |
5. Tìm hiểu marketing online từ A-Z |
Ma trận Space và cách thiết lập hiệu quả | tối ưu nhất 2024
Ma trận Space được biến đến với vai trò phân tích môi trường kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở bổ sung và hỗ trợ cho các mô hình khác, Space là ma trận hữu dụng mà bạn không nên bỏ qua. Thông qua việc phân tích, các nhà chiến lược có thể đúc kết được các yếu tố liên quan đến sự ổn định, vị thế ngành và đối thủ cạnh tranh. Đồng thời trong quá trình phát triển thị trường, ma trận không gian còn là công cụ hỗ trợ quản lý chiến lực cực kỳ hiệu quả. Vậy làm sao để xây dựng được một mô hình Space đúng chuẩn? Hãy cùng Chuyên gia Marketing tìm hiểu ngay sau đây.
Nội Dung Chính [Ẩn]
Dịch vụ tham khảo:
1. Tư vấn chiến lược marketing hiệu quả
2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải
3. Dịch vụ Business Coach hàng đầu
4. Phòng marketing thuê ngoài chuyên nghiệp
MA TRẬN SPACE LÀ GÌ?
Ma trận Space là viết tắt của cụm từ Strategic Position and Action Evaluation. Đây là mô hình kinh doanh được xây dựng dựa trên vị thế chiến lược sẵn có và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Ma trận không gian cũng được biết đến với tên gọi khác là ma trận quyết định hoặc ma trận đánh giá chiến lược và hoạt động.
Ma trận không gian được xây dựng và hình thành dựa trên cơ sở khắc phục một số hạn chế của các mô hình trước đó như BCG và McKinsey.
Ma trận không gian chính là phương pháp giúp doanh nghiệp xác định được các chiến lược tấn công, phòng thủ và các biện pháp cạnh tranh.
Xem thêm dịch vụ:
1. Đào tạo marketing inhouse chuyên nghiệp
2. Dịch vụ marketing online giá rẻ trọn gói
3. Tư vấn chiến lược kế hoạch marketing
4. Dịch vụ Marketing trọn gói hiệu quả nhất
CÁCH THIẾT LẬP MA TRẬN KHÔNG GIAN
Để xây dựng được một ma trận không gian tối ưu nhất, các nhà hoạch định phải thực hiện các bước sau đây.
- Bước 1: Chọn tập hợp các yếu tố
Cần chọn ra một nhóm biến số thể hiện đầy đủ các khía cạnh của doanh nghiệp bao gồm FS-sức mạnh tài chính, CA-lợi thế cạnh tranh, ES sự ổn định môi trường và IS-sức mạnh của ngành.
Sau đó cần sắp xếp các yếu tố này theo thứ tự từ cao đến thấp dựa theo mức độ quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp. Dưới đây là công thức tham khảo giúp tính toán tỷ trọng ảnh hưởng cho các biến số:
% (mức độ quan trọng) = [2(n + 1 - i)] / [n(n + 1)].
Trong đó, n là tổng số các yếu tố và i là thứ tự xếp hạng.
- Bước 2: Gán các giá trị
Ấn định các giá trị để thể hiện tính tốt, xấu cho các biến trên. Đối với khía cạnh IS và ES, giá trị sẽ được gán từ 1 đến 6. Đối với khía cạnh CA và ES, giá trị sẽ được gán từ -1 xuống -6.
- Bước 3: Phương trình tính điểm trung bình
Tính các giá trị trung bình cho cả 4 biến số FS, ES, CA và IS. Sau đó tiến hành đánh dấu những giá trị này lên các trục tương ứng của ma trận.
- Bước 4: Tính tổng điểm
Tính tổng điểm số các yếu tố trên trục X và đánh dấu điểm trên trục, làm tương tự với trục Y. Khi đã có kết quả, hãy đánh dấu xác định điểm giao của 2 yếu tố này.
- Bước 5: Vẽ vector
Hãy vẽ các vector hướng từ gốc tọa độ đến điểm giao. Hướng và tính chất của các vector sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở xác định được các chiến lược là nên tấn công, thận trọng, cạnh tranh hay phòng thủ.
Xem thêm: Ma trận Ansoff
Ý NGHĨA CÁC TRỤC CỦA MA TRẬN
Ma trận không gian là công cụ quan trọng hàng đầu trong quá trình hoạch định chiến lược của một tổ chức hay một doanh nghiệp nào đó. Ma trận sở hữu bốn góc phần tư bằng nhau và mỗi góc sẽ tương ứng với các trục. Mỗi trục lại tương ước với các chiến lược tấn công, phòng thủ, thận trọng và cạnh tranh.
Về mặt cấu trúc, ma trận không gian đại diện 4 yếu tố có tác động trực tiếp đến các chiến lược tập trung của doanh nghiệp. Các yếu tố được thể hiện trên trục SPACE chính là:
- FS (Financials Strengths)-Sức mạnh tài chính: Những yếu tố cấu thành sức mạnh tài chính ở một doanh nghiệp bao gồm: Dòng tiền, khả năng thanh toán, ROA, ROI, ROE,...
- CA (Competitive Advantage)-Lợi thế cạnh tranh: Các tiêu chí làm nên lợi thế cạnh tranh của công ty có thể bao gồm thị phần, công nghệ kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành của khách hàng.
- ES (Environment Stability)-Ổn định môi trường: Sự ổn định của môi trường được thể hiện qua các yếu tố như rào cản gia nhập, tỷ lệ lạm phát, các rào cản rút lui, thay đổi của công nghệ kỹ thuật và độ co giãn của cầu theo mức giá.
- IS (Internal Strengths)-Sức mạnh công nghiệp: Các tiêu chí bao gồm khả năng sử dụng tài nguyên, quy mô vốn, sự ổn định tài chính và tiềm năng tăng trưởng sẽ tác động nhiều đến sức mạnh công nghiệp.
Hai nhân tố IS và CA sẽ được thể hiện trên trục X của ma trận, trong đó:
- Giá trị IS có thể dao động từ +1 đến +6.
- Giá trị CA có thể dao động từ -1 đến -6.
Hai nhân tố ES và FS sẽ được thể hiện trên trục Y của ma trận, trong đó:
- Giá trị ES có thể dao động từ -1 đến -6.
- Giá trị FS có thể dao động từ +1 đến +6.
ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA MA TRẬN KHÔNG GIAN
Tuy được hình thành trên cơ sở khắc phục những thiếu sót vốn có của các mô hình khác. Song, ma trận không gian vẫn tồn tại một số yếu điểm riêng. Doanh nghiệp cần nắm rõ thế mạnh cũng như hạn chế của ma trận này để phân tích hiệu quả.
1. Ưu điểm
- Điều hướng dựa trên các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xác định chiến lược phù hợp.
- Được sử dụng để thay đổi chiến lược, giúp rút khỏi thị trường một cách an toàn.
- Hỗ trợ đánh giá các hoạt động của tổ chức.
- Quản lý chiến lược hiệu quả, trong đó các yếu tố về chiến lược sẽ được trình bày một cách chi tiết, rõ ràng. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Khuyết điểm
- Không hỗ trợ triệt để trong việc đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài. Do đó khi sử dụng ma trận không gian, các nhà hoạch định chiến lược thường kết hợp cùng các ma trận khác để tạo nên hiệu quả tối ưu như IFE, BCG, SWOT, EFE,...
- Các yếu tố về trọng số được đánh giá thông qua nhận định chủ quan. Vì vậy tính chính xác và toàn diện cũng khó được đảm bảo. Điều này có thể dẫn đến sai lệch trong việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.
- Ma trận chỉ có thể áp dụng trong môi trường kinh doanh kiểm toán và các chi tiết thống kê được đảm bảo chặt chẽ. Nói một cách khác, để có được kết quả chính xác từ Space, doanh nghiệp cần có các chỉ số chính xác gần như tuyệt đối.
Xem thêm: Cách thiết lập ma trận BCG
PHÂN TÍCH CÁC HÀNH VI CỦA MA TRẬN KHÔNG GIAN
Ma trận không gian được thiết lập dựa trên 4 hành vi chính, bao gồm: hành vi chiến lược tấn công, hành vi chiến lược thận trọng, hành vi chiến lược phòng thủ và hành vi chiến lược cạnh tranh. Nếu muốn hiểu rõ hơn về ma trận không gian, bắt buộc doanh nghiệp phải phân tích cụ thể được các hành vi này.
1. Hành vi về các chiến lược tấn công
Hành vi chiến lược tấn công hay còn được gọi là Aggressive posture. Hành vi này thường được áp dụng phổ biến trong ngành công nghiệp mang tính hấp dẫn trong một nền kinh tế và có thể đảm bảo về sự ổn định lâu dài. Để theo đuổi hoàn hảo chiến lược tấn công thì sức mạnh về nguồn tài chính sẽ đóng vai trò then chốt.
Bên cạnh đó, các hành vi trong chiến lược tấn công cũng nên thận trọng khi đối thủ cạnh tranh muốn gia nhập thị trường. Yếu tố này cũng hết sức trọng tâm nếu muốn chiếm lĩnh thị trường trong ngành có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa cơ hội một cách tốt nhất thông qua việc kết nối sản phẩm giúp tăng thị phần. Ngoài ra cần chú trọng đến quy trình sản xuất kinh doanh như các chính sách tối đa hóa lợi nhuận từ sản phẩm, cải tiến công nghệ.
2. Hành vi chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh thường (Competition posture) được áp dụng trong môi trường có nền kinh tế không chắc chắn. Nếu hoạt động kinh doanh đang diễn ra khá thuận lợi nhưng môi trường xung quanh chưa thực sự ổn định thì doanh nghiệp nên tập trung vào chiến lược này.
Các doanh nghiệp cân nhắc sử dụng đến hành vi cạnh tranh thường có đủ khả năng và nguồn lực để phát triển lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, họ không ngại trong việc cải tiến quy trình, mở rộng hệ thống chuỗi cung ứng hoặc tăng cường giá trị sản phẩm từ các hoạt động quảng cáo.
Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh không thuận lợi cũng dễ làm tăng thêm rào cản gia nhập ngành. Tận dụng điều này, nếu doanh nghiệp khai thác được những ưu điểm của mình hơn so với đối thủ, khả năng cao doanh nghiệp đó sẽ vượt qua và dẫn đầu về thị phần.
3. Hành vi chiến lược thận trọng
Hành vi chiến lược thận trọng (Conservative posture) được áp dụng nhiều trong trường hợp tốc độ phát triển của ngành chậm lại và có dấu hiệu bão hòa, tuy nhiên vẫn mang tính tương đối.
Hơn hết, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị cho nguồn lực tài chính vững chắc. Nhờ vậy mà các hiệu quả mang lại mới tương xứng với nguyện vọng được đặt ra.
Một số giải pháp liên quan đến chiến lược thận trọng được đề cập nhiều nhất như loại bỏ những dòng sản phẩm không phù hợp, tập trung vào nhóm sản phẩm chủ lực, tối thiểu chi phí và thắt chặt dòng tiền.
4. Hành vi chiến lược phòng thủ
Một khi doanh nghiệp cân nhắc đến việc sử dụng chiến lược phòng thủ (Defensive posture), đồng nghĩa với việc thực trạng ngành không còn hấp dẫn để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Trong lúc này, khả năng cạnh tranh được xem là yếu tố chủ lực giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế vốn có trong ngành.
Song song với hoàn cảnh đó, doanh nghiệp nên suy xét đến các kịch bản xấu nhất có thể xảy ra. Nếu bắt buộc thì cần phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh hoặc tệ hơn nữa là rút lui khỏi thị trường để duy trì khả năng tồn tại của cả doanh nghiệp.
VÍ DỤ VỀ MA TRẬN SPACE
Để hiểu rõ hơn về cách triển khai và vận dụng ma trận không gian, hãy cùng tìm hiểu qua cách hoạch định của 2 doanh nghiệp hàng đầu sau đây.
1. Ma trận SPACE của Vinamilk
Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa thành công nhất tại Việt Nam. Dựa trên những vị thế sẵn có, ma trận Space của Vinamilk được trình bày cụ thể như sau:
Từ việc nằm ở ô tấn công của Space, có thể thấy Vinamilk hiện là doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh và nhiều lợi thế cạnh tranh trong một thị trường vốn đang phát triển ổn định.
1.1 Sức mạnh tài chính:
- Doanh lợi: Năm 2022, doanh thu thuần của Vinamilk cán mốc gần 60.000 tỷ đồng, tuy giảm 1,6% so với năm 2021 nhưng cũng đã hoàn thành được 94% kế hoạch doanh thu. Nguồn doanh thu chủ yếu vẫn đến từ việc bán thành phẩm (56.583 tỷ), bán hàng hóa (3.218 tỷ, dịch vụ khác (39 tỷ) và cho thuê bất động sản đầu tư (8 tỷ). Doanh thu đến từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp chứ không phải đầu tư ngoài ngành. Việc này cho thấy Vinamilk vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh.
- Đòn bẩy tài chính: So với tỷ lệ nợ phải trả, hệ số đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp vẫn ở mức an toàn, chiếm không quá 25% trong tổng nguồn vốn.
- Khả năng thanh khoản: Hiện tại khả năng thanh khoản tài chính của Vinamilk đang ở mức khá tốt. Hệ số thanh khoản nhanh là 1.78 và hệ số thanh khoản ngắn hạn là 2.63.
- Vốn chủ sở hữu: Từ phân tích trên có thể thấy được tốc độ tăng vốn chủ sở hữu rất cao.
1.2 Sức mạnh ngành:
- Tiềm năng phát triển ngành: Ngành sữa Việt Nam đang rất phát triển do mức sống và thu nhập của người dân tăng cao, từ đó chi tiêu cho các sản phẩm sức khỏe như sữa cũng tăng, tạo điều kiện cho ngành sữa phát triển. Mức độ tăng trưởng ngành sữa mỗi năm chiếm 20% trong ngành thực phẩm đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
- Đe dọa từ sản phẩm thay thế: Mặt hàng sữa ít chịu rủi ro do chưa có sản phẩm thay thế. Nhưng nếu xét rộng ra thì nhu cầu của người tiêu dùng vẫn những sản phẩm khác như nước trái cây, nước giải khát.
- Lợi nhuận hấp dẫn: Lợi nhuận biên của Vinamilk vẫn đang ổn định mặc dù giá nguyên liệu đầu vào năm 2022 biến động tăng mạnh. Tuy nhiên thương hiệu vẫn có thể duy trì mức lợi nhuận đã cho thấy khả năng quản lý tài chính cũng như điều tiết giá bán của doanh nghiệp rất tốt.
2. Ma trận SPACE của Coca Cola
Ma trận Space của Coca Cola dựa trên những số liệu cụ thể được trình bày như sau:
Theo biểu đồ trên có thể thấy, Coca Cola cũng thuộc góc phần tư tấn công của ma trận không gian như Vinamilk, thuộc tọa độ (2,05; 1,8). Điều này cho thấy doanh nghiệp có vị thế đáng ngưỡng mộ, có thể tận dụng các cơ hội bên ngoài để khắc phục những mối đe dọa, điểm yếu.
Vậy nên, ở vị trí này Coca Cola có thể đưa ra nhiều chiến lược khả thi như phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường, thâm nhập thị trường, hội nhập ngược, hội nhập về phía trước, đa dạng hóa ngang, tích hợp theo chiều ngang, đa dạng hóa tập đoàn tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp đang đối mặt.
Từ mô hình Space trên, Coca Cola cần cố gắng đa dạng hóa các loại nước giải khát, cố gắng trở thành công ty nước giải khát lớn nhất thế giới, cung cấp đầy đủ sản phẩm thỏa mãn nhu cầu người dùng. Cũng là hương vị Coca quen thuộc nhưng doanh nghiệp đã cho ra mắt thêm các dòng sản phẩm mix như: Coke Zero, Coca Cola Light/ Diet Coke, Coca-Cola Life.
LỜI KẾT
Trên đây là những kiến thức cốt lõi liên quan đến việc xây dựng ma trận Space. Hy vọng bài viết mang lại thật nhiều thông tin hữu ích giúp bạn thành công trong việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp của mình.