1. Chuyên gia marketing là ai? |
2. Marketing thuê ngoài hiệu quả |
3. Marketing tổng thể là gì? |
4. Tổng quan marketing là gì ? |
5. Tìm hiểu marketing online từ A-Z |
Ma trận Ansoff là gì? Phân tích chi tiết mô hình Ansoff 2024
Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có những thời điểm đứng trước nhiều lựa chọn, chẳng hạn như phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, đa dạng hóa dịch vụ. Nhưng làm thế nào để biết được đâu sẽ là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp? Cách tốt nhất chính là sử dụng ma trận Ansoff để đánh giá và cân nhắc các quyết định. Cũng tương tự như SWOT, BCG hay GE, Ansoff là một trong những công cụ phân tích chiến lược tuyệt vời cho các nhà quản lý.
Nội Dung Chính [Ẩn]
MA TRẬN ANSOFF LÀ GÌ?
Ma trận Ansoff hay còn gọi là mô hình mở rộng sản phẩm thị trường (Product/ Market Expansion Grid), được phát triển bởi giám đốc kinh doanh, nhà toán học ứng dụng Harry Igor Ansoff và được xuất bản trên Harvard Business Review năm 1957.
Ma trận Ansoff thường được kết hợp với các mô hình phân tích khác như SWOT, PESTEL,... Đây là ma trận được sử dụng bởi các nhà quản lý và phân tích thị trường nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và đánh giá những đơn vị kinh doanh. Đặc biệt, công cụ này cũng giúp những bộ phận liên quan xác định cụ thể mức độ rủi ro của những chiến lược tăng trưởng khác nhau. Theo đó, ma trận tăng trưởng Ansoff gồm 2 trục, tương ứng với 2 yếu tố cấu thành là Product (Sản phẩm) và Market (Thị trường).
Dịch vụ hot 2024:
1. Marketing thuê ngoài tiết kiệm chi phí
2. Dịch vụ tư vấn marketing chiến lược hiệu quả
3. Dịch vụ marketing online giá rẻ
4. Marketing online tổng thể 2024
CHIẾN LƯỢC ANSOFF DẪN ĐẦU THỊ TRƯỜNG
Ma trận Ansoff có tổng cộng 4 chiến lược tăng trưởng kinh doanh mà một doanh nghiệp có thể nghiên cứu và áp dụng.
1. Thâm nhập thị trường ( Market Penetration)
Ô đầu tiên của ma trận tập trung vào việc tăng trưởng thị phần thông qua bán nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện có. Chiến lược này không cần thay đổi bất kỳ yếu tố nào của sản phẩm, thị trường và kênh phân phối nên được đánh giá là có rủi ro thấp nhất.
Doanh nghiệp chỉ cần nhắm mục tiêu vào nhóm đối tượng khách hàng và khu vực địa lý như trước giờ vẫn làm. Tuy không có rủi ro nhưng tiềm năng tăng trưởng cũng sẽ rất thấp.
Vậy làm sao để khách hàng hiện tại mua nhiều sản phẩm hơn? Chiến thuật hiệu quả nhất có thể là tạo ra các chương trình khuyến mãi, tích điểm thưởng nếu mua số lượng lớn.
Tìm hiểu thêm:
1. Tư vấn kế hoạch marketing
2. Chuyên gia Marketing Online
3. Đào tạo Marketing Inhouse
4. Business Coach là gì?
2. Phát triển thị trường ( Market Development)
Ô thứ hai trong ma trận tăng trưởng chính là phát triển thị trường. Các chiến lược ở đây liên quan đến việc khám phá thị trường và khách hàng mới cho sản phẩm, dịch vụ hiện tại. Điều này tương tự việc mang sản phẩm sẵn có giới thiệu đến một nhóm đối tượng khách hàng mới, có đặc điểm nhân khẩu học khác hẳn trước đây.
Ngoài ra, chiến lược này cũng hướng đến việc khai thác những kênh phân phối mới. Nếu trước đây chỉ tập trung bán sản phẩm tại các cửa hàng offline thì hiện tại các sàn thương mại điện tử online có thể là một hướng đi mới cần cân nhắc.
Có thể thấy rằng, chiến lược này vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định vì rất khó để khẳng định được tính hiệu quả và phản ứng từ thị trường. Vậy nên doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu dựa trên một số yếu như phương thức tiếp thị, kênh phân phối hiệu quả, nhu cầu cụ thể của người dùng và xác định họ có điểm gì khác so với thị trường đang vốn có.
Xem thêm: Ma trận Space
3. Phát triển sản phẩm ( Product Development)
Ô thứ ba của ma trận tăng trưởng tập trung vào việc khám phá tiềm năng giới thiệu sản phẩm mới đến thị trường hiện có. Tương tự chiến lược phát triển thị trường, đây cũng là chiến lược có mức độ rủi ro vừa phải vì sản phẩm mới chưa có cơ hội tiếp cận người dùng trước đây. Tuy nhiên, lợi thế ở đây chính là bạn đã từng làm việc với đối tượng khách hàng hiện tại nên sẽ hiểu rõ nhu cầu của họ cũng như cách đáp ứng những yêu cầu đó.
Các yếu tố cần được quan tâm ở đây chính là khám phá và đào sâu hơn về việc liệu rằng sản phẩm hiện tại có thể được cải tiến để đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dùng hay không. Nếu vậy thì phòng Nghiên cứu & Phát triển (R&D) sẽ cần tập trung vào những khía cạnh cụ thể nào.
4. Đa dạng hóa (Diversification)
Ô cuối cùng của ma trận tăng trưởng tập trung vào các chiến lược đa dạng hóa-ra mắt sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường. Đây cũng là chiến lược có mức độ rủi ro cao nhất vì không thể biết rằng sản phẩm mới này có thật sự cần thiết và được thị trường đón nhận hay không.
Tuy nhiên, đi đôi với rủi ro lớn cũng chính là cơ hội tuyệt vời nhất nếu sản phẩm thực sự tạo được tiếng vang trên thị trường. Từ đó mà tỷ suất lợi nhuận và doanh thu cũng thi nhau tăng lên.
VÌ SAO NÊN SỬ DỤNG MÔ HÌNH ANSOFF?
Ma trận Ansoff thường được doanh nghiệp áp dụng trong các chiến lược thâm nhập thị trường giúp tăng trưởng doanh thu hiệu quả. Thông qua Ansoff, nhà quản lý có thể xác định cách thu thập, phân tích, trình bày và chia nhỏ chiến lược. Điều này giúp thực thi kế hoạch được hiệu quả hơn. Đồng thời cũng biết được đâu là phương án tốt nhất cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, bao gồm các nguồn lực có sẵn như vị trí thị trường, ngân sách, thị phần,...
Ma trận tăng trưởng Ansoff cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả, rủi ro mỗi khi chuyển sang một góc phần tư khác. Nếu được quản lý đúng cách thì vẫn có thể đạt được nhiều thành quả trong quá trình chuyển đổi. Một nhà quản trị tài năng có thể dễ dàng nghiên cứu và nhận định được hầu hết các rủi ro và cân nhắc sử dụng sao cho hợp lý, đề phòng rủi ro.
Xem thêm: Ma trận BCG
CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG ANSOFF
Sau khi biết hiểu rõ ma trận Ansoff và cách thức giúp phát triển kinh doanh hiệu quả, kế đến hãy tìm hiểu chính xác cách thực hiện ma trận này.
1. Tạo ma trận
Ma trận tăng trưởng Ansoff thường được sử dụng cùng những công cụ phân tích kinh doanh khác để hỗ trợ đánh giá hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần biết được vị trí hiện tại của mình trên thị trường để có thể lập ra những kế hoạch cho tương lai.
Bạn có thể sử dụng phân tích SWOT, PEST, GAP hoặc tích hợp nhiều mô hình thuận tiện cho việc phân tích. Dù sử dụng phương pháp nào, hãy thảo luận và tìm ra đáp án cho những câu hỏi quan trọng sau đây:
-
Điều gì giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
-
Hiện tại doanh nghiệp đang có những kế hoạch nào?
-
Thị phần hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường.
-
Đối thủ cạnh tranh hiện tại đang có những hoạt động nào?
-
Những tiềm năng nội tại hiện có là gì?
Thông qua việc trả lời những câu hỏi trên, bạn sẽ có thêm một số thông tin hữu ích cho việc xây dựng mô hình.
2. Đánh giá các lựa chọn
Tiếp theo, hãy vẽ sơ đồ các chiến lược tiềm năng mà bạn có thể thực hiện trong mỗi góc phần tư. Hãy cân nhắc những lựa chọn thực tế phù hợp với nguồn lực hiện có và giúp doanh nghiệp phát triển.
3. Đánh giá các rủi ro
Xác định và kiểm soát các rủi ro là điểm chính của ma trận Ansoff. Bạn có thể sử dụng mô hình SWOT để đánh giá những rủi ro và thách thức tiềm ẩn nếu tiến hành một kế hoạch nào đó. Đừng quên sắp xếp các yếu tố theo mức độ quan trọng giúp việc khắc phục rủi ro trở nên dễ dàng hơn.
4. Lập kế hoạch cho những rủi ro
Sau khi xác định được những gì đã đối mặt, hãy lập kế hoạch dự phòng để giải quyết những rủi ro này. Doanh nghiệp của bạn nên cân nhắc tập trung vào những rủi ro có xác suất và mức độ tác động cao nhất.
5. Lựa chọn cách tiếp cận
Sau khi hoàn thành việc phân tích và thu thập thông tin, hãy tiến hành lựa chọn chiến lược tăng trưởng tốt nhất để thực hiện. Bạn cần xác định và lựa chọn kế hoạch khả thi nhất ở mỗi góc phần tư cho từng chiến dịch để vừa đảm bảo tính phù hợp và mức độ hiệu quả.
VÍ DỤ VỀ MA TRẬN ANSOFF
Cùng Chuyên gia Marketing tìm hiểu về một số ma trận Ansoff của các thương hiệu nổi tiếng ở cả trong và ngoài nước.
1. Ma trận Ansoff của Vinamilk
Vinamilk chính là một trong những doanh nghiệp triển khai thành công nhất ma trận Ansoff.
-
Thâm nhập thị trường: Thương hiệu mở rộng hệ thống sản phẩm từ sữa nước, sữa đặc, sữa chua,... ở mọi miền tổ quốc. Hệ thống phân phối rộng khắp với hơn 220 nhà phân phối chính thức và hơn 130.000 điểm bán sản phẩm. Ngoài ra, Vinamilk cũng cho xuất khẩu sản phẩm sang nhiều thị trường ngoại quốc lớn như Mỹ, Úc, Campuchia,...
-
Phát triển thị trường: Hệ thống không ngừng tung ra hàng loạt sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa đối tượng khách hàng cùng phân khúc thị trường như nước ép, nước đóng chai, sữa đậu nành,...
-
Phát triển sản phẩm: Vinamilk tiếp tục cung cấp nhiều mặt hàng mới như sữa giảm cân, nước hoa quả ép, sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng với đa dạng mùi vị.
-
Đa dạng hóa: Chẳng những thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam, Vinamilk cũng đang phát triển đầu tư thêm nhiều hoạt động kinh doanh để tìm kiếm cơ hội vươn mình. Chẳng hạn như lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bất động sản, mua bán và sản xuất sản phẩm nhựa, vận tải ô tô,...
2. Ansoff của Samsung
Để có được thành công vượt trội như ngày hôm nay, Samsung cũng đã triển khai nhiều chiến lược phát triển tương ứng với từng góc phần tư của ma trận Ansoff.
-
Thâm nhập thị trường: Để bán được nhiều sản phẩm, Samsung đã thực hiện nhiều chương trình giảm giá để đẩy sản phẩm mới ra thị trường và thúc đẩy tiêu thụ bằng các sản phẩm phụ kiện đi kèm như tai nghe, đồng hồ,... Doanh nghiệp cũng không quên liên minh chiến lược với nhiều doanh nghiệp địa phương để đa dạng hóa kênh tiếp thị.
-
Phát triển thị trường: Để mở rộng thị trường, tập đoàn Samsung đã sử dụng nhiều phương pháp như đầu tư thiết kế bao bì hấp dẫn, mới lạ khi tung ra sản phẩm mới, kết hợp với người nổi tiếng và địa phương để quảng bá sản phẩm, tận dụng đa dạng các kênh phân phối bán hàng từ bán lẻ, trực tuyến,...
-
Phát triển sản phẩm: Mảng điện tử tiêu dùng của Samsung luôn được nhận xét đi đầu xu hướng thị trường trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Nếu Apple chỉ sản xuất duy nhất mẫu điện thoại thông minh thì Samsung lại kinh doanh đa dạng mẫu mã và kiểu dáng.
-
Đa dạng hóa: Samsung thực hiện chiến lược đa dạng tập đoàn, mở rộng sang nhiều lĩnh vực không liên quan và đạt được nhiều thành công vượt bậc. Trước khi quyết định thâm nhập ngành hàng mới, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và xác định chi tiết các tiềm năng hiện có và cơ hội phát triển. Nhờ vậy mà Samsung đã trở thành tập đoàn đa quốc gia, phục vụ nhiều thị trường lớn và cung cấp đa dạng các sản phẩm, ngành nghề khác nhau.
3. Mô hình Ansoff của Viettel
Ma trận tăng trưởng Ansoff đã được Viettel áp dụng chi tiết như sau:
-
Thâm nhập thị trường: Viettel đã thực hiện chiến lược này bằng việc mở rộng phạm vi hoạt động đến các khu vực nông thôn Việt Nam, nơi có lượng lớn khách hàng tiềm năng chưa tiếp cận được nhiều với dịch vụ của doanh nghiệp.
-
Phát triển thị trường: Viettel không ngừng mở rộng mạng lưới mạng lưới hoạt động đến nhiều quốc gia lân cận như Campuchia, Lào, Myanmar,...
-
Phát triển sản phẩm: Viettel tung ra một số sản phẩm, dịch vụ mới trong những năm gần đây, chẳng hạn như dịch vụ truyền phát ViettelTV, ứng dụng thanh toán di động VietPay.
-
Đa dạng hóa: Viettel đã thực hiện rất tốt chiến lược đa dạng hóa bằng cách tham gia đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành viễn thông như bán lẻ, nông nghiệp, ngân hàng.
LỜI KẾT
Cho đến nay, những giá trị và tính hiệu quả mà ma trận Ansoff mang lại vẫn luôn được các nhà quản trị chiến lược đánh giá rất cao. Hãy nghiên cứu và ứng dụng thật tốt vào thực tế công việc để đưa ra các quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển.