1. Chuyên gia marketing là ai? |
2. Marketing thuê ngoài hiệu quả |
3. Marketing tổng thể là gì? |
4. Tổng quan marketing là gì ? |
5. Tìm hiểu marketing online từ A-Z |
Định nghĩa khái niệm Marketing cốt lõi | chuẩn nhất 2024
Dù làm việc trong lĩnh vực Marketing nhưng có lẽ bạn cũng rất khó để đưa ra được định nghĩa chính xác khái niệm Marketing là gì, mặc dù nhìn thấy và sử dụng nó hằng ngày. Nhưng thuật ngữ Marketing khá bao hàm và có thể dễ dàng thay đổi để có một lời giải thích đơn giản hơn. Chẳng hạn, phần lớn định nghĩa tiếp thị có đôi phần trùng lặp với bán hàng và quảng cáo. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động tiếp thị có mặt trong tất cả giai đoạn của doanh nghiệp xuyên suốt từ đầu đến cuối. Các định nghĩa về tiếp thị bao gồm tất cả những hoạt động thực hiện để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và bán hàng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tiếp thị cũng nhằm mục đích mang lại giá trị độc lập cho khách hàng thông qua nội dung, mục tiêu dài hạn là chứng minh giá trị sản phẩm, củng cố lòng trung thành của khách hàng và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy đâu là những khái niệm cơ bản về Marketing chính xác nhất? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Nội Dung Chính [Ẩn]
- CÁC KHÁI NIỆM VỀ MARKETING
- 1. Philip Kotler định nghĩa Marketing
- 2. Khái niệm theo PR Smith và Dave Chaffey
- 3. Định nghĩa Marketing của Stokes
- 4. Khái niệm của Damian Ryan và Calvin Jones
- 5. Khái niệm markting căn bản
- 6. Khái niệm Marketing Mix
- 7. Thuật ngữ Marketing theo AMA
- 8. Khái niệm của Viện Marketing Anh quốc-UK Chartered Institute of Marketing
- 9. Khái niệm Marketing của GS. Vũ Thế Phú
- MARKETING GỒM NHỮNG MẢNG NÀO?
- VAI TRÒ CỦA MARKETING
- ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MARKETING
- Lời Kết
Tìm hiểu thêm:
1. Dịch vụ marketing tổng thể tối ưu
2. Tư vấn lập kế hoạch marketing toàn diện
3. Dịch vụ Business Coaching hiệu quả
4. Dịch vụ marketing online giá rẻ
CÁC KHÁI NIỆM VỀ MARKETING
Việc hiểu được tường tận các khái niệm Marketing phổ biến nhất, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa thực sự của Marketing. Hơn thế nữa, bạn hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
1. Philip Kotler định nghĩa Marketing
Theo Philip Kotler, Marketing bao gồm các hoạt động của con người nhằm đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua việc trao đổi. Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội. Thông qua đó mà các nhóm người hay cá nhân có thể nhận được cái mà họ cần thông qua việc cung cấp, trao đổi dịch vụ, sản phẩm có giá trị với người khác.
Thế giới ngày càng phức tạp dẫn đến việc người ta có nhiều cái nhìn sâu sắc về Marketing. Khi bán sản phẩm, tìm việc làm, quyên góp từ thiện hay tổ chức tuyên truyền ý tưởng, đó là những hình thức về Marketing. Marketing được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ việc hình thành giá cả, xây dựng thương hiệu, đóng gói bao bì đến các hoạt động phân phối sản phẩm,...
Marketing có tác động rất mạnh mẽ đến lòng tin và thói quen tiêu dùng của khách hàng. Vì vậy mà hầu hết người kinh doanh đều tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ, tạo ra sản phẩm, dịch vụ với mức giá phù hợp với người dùng.
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ tư vấn marketing hiệu quả
2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải
3. Phòng marketing thuê ngoài chuyên nghiệp
4. Đào tạo marketing inhouse
2. Khái niệm theo PR Smith và Dave Chaffey
E-Marketing được định nghĩa vào năm 2008 là những hoạt động nhằm thực hiện và đạt được những mục tiêu Marketing thông qua việc ứng dụng công nghệ điện tử để giao tiếp với khách hàng.
3. Định nghĩa Marketing của Stokes
Vào năm 2009, Stokes đã đưa ra khái niệm ngắn gọn hơn và phù hợp với thời đại số khi cho rằng Marketing hoạt động hiệu quả hơn khi ở trong môi trường internet và tập hợp những ứng dụng có thể kết nối với khách hàng trong thị trường.
4. Khái niệm của Damian Ryan và Calvin Jones
Hai chuyên gia hàng đầu này có ý kiến tương đồng với Stokes năm 2009 khi định nghĩa rằng Marketing là các hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ bằng những công cụ có sẵn trên internet nhằm tiếp cận khách hàng thường xuyên sử dụng truyền thông kỹ thuật số.
5. Khái niệm markting căn bản
Marketing căn bản được định nghĩa là quá trình hình thành, sản xuất, tiến hành giao dịch, vận chuyển hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đối tác và có thể mở rộng thị trường cách lớn hơn đó là toàn xã hội. Xét toàn diện hơn ở mọi khía cạnh thì marketing căn bản có thể được coi là một quá trình xã hội, được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân để thỏa mãn nhu cầu thông qua hoạt động sản xuất sản phẩm và mua bán, trao đổi.
6. Khái niệm Marketing Mix
Neil Borden cũng cung cấp góc nhìn và định nghĩa khác về Marketing. Ông cho rằng Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là sự tập hợp của những công cụ tiếp thị được sử dụng để đạt được mục tiêu đề trong mỗi chiến dịch.
Việc nghiên cứu và thiết lập Marketing Mix là một quá trình rất quan trọng. Dựa vào đây, doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường mục tiêu của mình. Tuy nhiên mỗi kế hoạch cần phù hợp với định hướng chung của doanh nghiệp và các đặc điểm của thị trường.
Neil Borden cũng chỉ ra 4 yếu tố chính hay còn gọi là 4Ps tác động đến chiến lược Marketing Mix, bao gồm:
- Product (Sản phẩm).
- Price (Giá cả).
- Place (Phân phối).
- Promotion (Xúc tiến).
Tìm hiểu thêm:
1. Marketing là gì?
2. Marketing gồm những mảng nào?
7. Thuật ngữ Marketing theo AMA
Theo AMA-Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ cho biết, Marketing là toàn bộ những quy trình, hoạt động được tiến hành để tạo ra hiệu ứng truyền tải, phân phối và trao đổi sản phẩm, dịch vụ có giá trị đến người dùng, đối tác và xã hội.
Định nghĩa về Marketing của AMA cũng có phần tương tự của Philip Kotler khi một lần nữa tập trung vào việc cung cấp giá trị đến khách hàng.
8. Khái niệm của Viện Marketing Anh quốc-UK Chartered Institute of Marketing
Viện Marketing Anh Quốc đề cập đến khái niệm một cách tương đối toàn diện. Họ cho rằng Marketing là cả quá trình quản lý, tổ chức toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ việc nghiên cứu nhu cầu người dùng về mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất, đưa sản phẩm đến khách hàng và cuối cùng đảm bảo doanh thu một cách tốt nhất có thể.
Viện nghiên cứu này đã khái quát Marketing trở thành một chiến lược nghiên cứu thị trường và tạo ra nguồn lợi nhuận một cách tổng thể.
9. Khái niệm của GS. Vũ Thế Phú
Giáo sư Vũ Thế Phú cũng đề cập đến các khái niệm về Marketing dưới nhiều góc nhìn đa dạng.
Đầu tiên, Marketing chính là toàn bộ quá trình hoạt động của một doanh nghiệp nhằm xác định và thỏa mãn nhu cầu của người dùng bằng những sản phẩm doanh nghiệp có thể sản xuất và phân phối chúng. Khái niệm này có ưu thế rõ ràng và dễ tiếp cận hơn hẳn. Hoạt động Marketing được đưa ra để tiếp cận, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và nêu rõ những gì Marketing cần thực hiện.
Ngoài ra, trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học, Marketing còn có nhiều khía cạnh tiêu biểu sau:
- Marketing là tập hợp các hoạt động kinh doanh bao gồm thiết kế, định giá, quảng bá đến phân phối những mặt hàng thỏa mãn nhu cầu của thị trường nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra. (Những nguyên tắc cơ bản của Marketing-Fundamental of Marketing.
- Marketing là khoa học điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh bao gồm cả khẩu sản xuất, tiêu thụ. Các quá trình được căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hoặc nói khác đi là dựa vào thị trường làm định hướng phát triển doanh nghiệp. (Chuyên gia I. Ansoff-nghiên cứu Marketing của Liên Hiệp Quốc).
- Marketing là quy trình thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan tâm và mối quan hệ của khách hàng và đối tác nhằm thỏa mãn mục tiêu đã đề ra của các đối tượng này. (Dựa trên mô hình Marketing mối quan hệ của Gronroos).
- Marketing là toàn bộ những hoạt động kinh tế, trong đó sản phẩm được chuyển gia từ nhà sản xuất đến người dùng. (Học viện Hamilton).
- Marketing là những triết lý kinh doanh mà tâm điểm là sự thỏa mãn của khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp. (Công ty General Electric-Hoa Kỳ).
MARKETING GỒM NHỮNG MẢNG NÀO?
Nếu muốn bắt đầu từ đâu đó trong thế giới Marketing rộng lớn, hãy cân nhắc và nghiên cứu chuyên sâu từng mảng để tìm ra môi trường phù hợp. Mỗi lĩnh vực trong Marketing sẽ mang lại những cơ hội khác nhau khi làm việc với hình thức truyền thông và quy trình hoạch định khác nhau. Đồng thời, việc nghiên cứu về lĩnh vực cũng giúp bạn đánh giá mức độ phù hợp giữa khả năng của bản thân và cơ hội phát triển trong tương lai.
Theo chiều hướng phát triển của thị trường, Marketing hiện nay được chia thành nhiều nền tảng khác nhau:
- Brand (Xây dựng thương hiệu).
- Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing).
- Quan hệ công chúng (PR).
- Nghiên cứu thị trường (Market Research).
- Phương tiện truyền thông (Media).
- Marketing thương mại (Trade Marketing).
- Quảng cáo (Advertising).
VAI TRÒ CỦA MARKETING
Marketing đang thay đổi không ngừng theo chiều hướng tích cực để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm trên thị trường. Có thể nói rằng, Marketing có vai trò ngày càng quan trọng và cần thiết không chỉ ở hiện tại mà còn cho cả tương lai của nền kinh tế.
1. Đối với doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp đều vạch ra cho mình các chiến lược Marketing để khẳng định vị thế cạnh tranh so với đối thủ và phát triển vững mạnh. Marketing đóng vai trò là chiếc cầu nối bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng. Để gia tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu và cải thiện lợi nhuận tốt hơn, doanh nghiệp cần hiểu rõ Marketing có những vai trò quan trọng như sau:
- Marketing giúp doanh nghiệp phát triển: Hoạch định, sử dụng linh hoạt các chiến lược giúp khách hàng tiếp cận và hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ. Đồng thời cạnh tranh, định vị vị thế thương hiệu vững chắc nhằm chiếm lĩnh thị trường.
- Giúp gia tăng doanh thu: Mọi hoạt động Marketing đều hướng đến việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và tạo dựng chỗ đứng vững chắc.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu: Giúp doanh nghiệp hiểu được mong muốn của khách hàng và có cách phục vụ tốt nhất. Hình ảnh thương hiệu cũng được khắc sâu trong tâm trí khách hàng, gia tăng độ nhận diện.
2. Đối với người dùng
Marketing không chỉ mang lại hiệu quả cho chính doanh nghiệp mà còn giúp cung cấp nhiều giá trị và trải nghiệm tuyệt vời đến khách hàng:
- Thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm, mua sắm, phản hồi, đóng góp ý kiến về hàng hóa dịch vụ để cải thiện sản phẩm ngày một tốt hơn.
- Giúp sáng tạo nhiều sản phẩm, dịch vụ đáp ứng toàn diện hơn với nhu cầu khách hàng.
- Người dùng nắm bắt được nhiều thông tin hơn và có sự so sánh các mặt hàng với nhau, nhờ vậy sẽ có được sự chọn lựa tốt nhất.
3. Đối với xã hội
Các chiến dịch Marketing cũng tạo ra sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội cùng một số xu hướng trong đời sống:
- Tiết kiệm thời gian sản xuất, mua sắm cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng.
- Nâng cao hiệu quả các hoạt động phân phối, bán sỉ, bán lẻ.
- Theo kịp sự tiến bộ của công nghệ, khoa học kỹ thuật.
- Cải thiện được chất lượng cuộc sống khi có nhiều hơn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu mua sắm của người dùng.
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MARKETING
Để hiểu hơn về các khái niệm, cùng mở rộng những định nghĩa trên qua những khía cạnh về đặc điểm cơ bản của Marketing qua những nội dung sau.
1. Nhu cầu cơ bản
Tư duy Marketing xuất phát từ những mong muốn và nhu cầu của con người. Nhu cầu được xem là cấp thiết chính là cảm giác thiếu hụt điều gì đó. Nhu cầu thường rất đa dạng và phức tạp, không chỉ đáp ứng các yêu cầu về ăn mặc, an toàn hay những điều cơ bản khác mà còn có nhu cầu thể hiện bản thân. Theo vài chuyên gia nhận định, nếu không thể tiếp tục thỏa mãn những nhu cầu đó, khách hàng sẽ có xu hướng kiềm chế nó hoặc tìm kiếm cách đáp ứng bằng những sản phẩm hiện có trên thị trường.
2. Mong muốn
Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu con người lại càng tăng lên. Trên cương vị là một doanh nghiệp sản xuất thì cần kích thích những ham muốn mua hàng và thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng và nhu cầu cần thiết của mỗi người.
Nhiều ý kiến cho rằng người làm Marketing cần tạo ra nhu cầu của khách hàng hay nói nôm na là “dụ dỗ” khách hàng mua những thứ không thực sự cần thiết với họ. Thực tế thì những nhu cầu, mong muốn sẽ được hình thành trước khi Marketing tác động đến. Nói một cách hoa mỹ, các Marketer đã thành công tìm thấy và tác động vào insight-nhu cầu thầm kín của khách hàng.
3. Sản phẩm
Từ những nhu cầu thiết yếu, người dùng sẽ dần gợi mở được sự hiện diện của sản phẩm phù hợp. Nếu trước đây sản phẩm chỉ được hiểu là một một món hàng hóa mang đến công dụng gì đó cho người dùng thì hiện nay, định nghĩa này đã phần nào được thay đổi.
Sản phẩm được doanh nghiệp cung cấp đến khách hàng kể cả nó tồn tại dưới dạng hữu hình (sản phẩm cụ thể) và vô hình (giải trí, dịch vụ). Dù ở hình thức nào, suy cho cùng tầm quan trọng của sản phẩm không phải việc sử dụng như thế nào mà còn bao gồm việc sử dụng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Nói một cách đơn giản, người dùng không phải chỉ mua sản phẩm mà còn mua những lợi ích và giá trị thực sự mà sản phẩm mang lại. Và Marketing chính là công cụ cung cấp đến người dùng những lợi ích, công dụng và giá trị họ nhận được từ sản phẩm khi quyết định mua. Thực tế đã chứng minh, khi sản phẩm càng thỏa mãn được nhu cầu của người dùng thì thương hiệu sẽ càng dễ dàng được chấp nhận trong tương lai.
4. Lợi ích
Mỗi đối tượng khách hàng đều có khoản thu nhập, trình độ nhận thức về sản phẩm và kinh nghiệm mua sắm thực tế. Khi cần thiết, người dùng sẽ phải quyết định nên chọn mua sản phẩm nào, thương hiệu gì với số lượng bao nhiêu để đảm bảo lợi ích khi mua sản phẩm.
Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể tổng hợp những lợi ích mà khách hàng mong đợi ở mỗi sản phẩm, có thể bao gồm:
- Lợi ích cốt lõi sản phẩm.
- Lợi ích dịch vụ đi kèm sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm.
- Uy tín và hình ảnh doanh nghiệp.
Bên cạnh việc đánh giá mức độ một sản phẩm có thể thỏa mãn những nhu cầu người mua, doanh nghiệp nên cân nhắc và so sánh thêm các chi phí họ cần trả để có được sự thỏa mãn khi sử dụng dịch vụ.
5. Chi phí
Tổng chi phí mua hàng là toàn bộ các khoản phí mà khách hàng cần bỏ ra để có được sản phẩm, bao gồm cả chi phí thời gian, công sức và tinh thần tìm kiếm, chọn mua sản phẩm. Người mua thường gộp chung những chi phí này lại cùng với số tiền thực tế bỏ ra để có một nhận định đầy đủ nhất về tổng chi phí mua hàng.
Trong giai đoạn mua bán sản phẩm, những phương pháp trên tạo nên lợi thế cho người mua khi tìm kiếm những gì họ muốn và doanh nghiệp cũng bán được sản phẩm của mình. Nhưng sau khi sử dụng, người bán cần phải biết được liệu rằng khách hàng có hài lòng với những gì họ trông đợi hay không.
6. Sự thỏa mãn
Sự thỏa mãn của khách hàng là trạng thái cảm nhận của họ thông qua việc tiêu dùng sản phẩm. Sau đó có được sự so sánh về mức độ lợi ích của sản phẩm mang lại so với những gì họ mong đợi. Thông thường sẽ có 3 mức độ thỏa mãn về một sản phẩm:
- Khách hàng không hài lòng nếu thực tế sản phẩm kém hiệu quả hơn những gì họ kỳ vọng.
- Khách hàng hài lòng nếu sản phẩm mang lại những hiệu quả tương xứng mong đợi.
- Khách hàng rất hài lòng nếu sản phẩm vượt quá mong đợi.
Các kỳ vọng của khách hàng thường được hình thành từ kinh nghiệm trước đây, ý kiến bạn bè, người thân cũng như những thông tin của người bán. Bằng những nỗ lực Marketing, doanh nghiệp cũng có thể tác động, thậm chí làm thay đổi mức độ kỳ vọng của khách hàng ở sản phẩm.
Đối với những doanh nghiệp lấy khách hàng là trọng tâm thì việc thỏa mãn họ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các chiến dịch Marketing.
7. Trao đổi
Những hoạt động Marketing được diễn ra khi các bên tham gia quyết định thỏa mãn những mong muốn của mình thông qua việc trao đổi. Đây là hành động thu được một vật mong muốn như ý bằng cách cống hiến, đáp ứng trở lại vật gì đó. Trao đổi là một trong những cách phổ biến giúp ai đó có được những gì họ muốn (tự sản xuất, chiếm đoạt, cầu xin, trao đổi). Và Marketing ra đời từ phương pháp tiếp cận cuối cùng “trao đổi” để có được các lợi ích mong muốn.
Trao đổi có thể được xem là khái niệm cốt lõi trong Marketing. Nhưng để có được những cuộc giao dịch tự nguyện thì cần thỏa mãn 5 yếu tố sau:
- Có ít nhất 2 bên để trao đổi.
- Mỗi bên cần có gì đó đáp ứng được yêu cầu bên kia.
- Mỗi bên đều phải có khả năng quảng bá và phân phối.
- Mỗi bên có quyền chấp nhận hay từ chối sản phẩm mà bên kia đề nghị.
- Mỗi bên cần tin rằng cuộc giao dịch này là cần thiết và có lợi.
8. Giao dịch
Giao dịch là đơn vị cơ bản của những cuộc trao đổi. Nói một cách dễ hiểu, nếu hai bên cam kết trao đổi và đàm phán để đạt được lợi ích của mình thì cuộc giao dịch sẽ được tiến hành.
Đối tượng nghiên cứu của Marketing giới hạn chủ yếu trong trao đổi chứ không phải giao dịch. Doanh nghiệp chuyển giao sẽ cung cấp những sản phẩm đáp ứng kỳ vọng nào đó của khách hàng. Theo nghĩa rộng hơn, người làm Marketing phải tự tìm ra cách làm phát sinh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng chứ không phải chỉ đơn giản là bán hàng theo nghĩa hẹp. Marketing cần bao hàm được những hoạt động nhằm gợi mở một nhu cầu cần thiết của đối tượng.
Lời Kết
Trên đây là toàn bộ những kiến thức nền tảng nhất về khái niệm Marketing mà bạn cần hiểu để tham gia và theo đuổi ngành nghề cực hot này. Có thể thấy rằng, không có một khái niệm nào là toàn diện và tùy vào bối cảnh doanh nghiệp cụ thể mà người làm Marketing cần sáng tạo nên dựng chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp nhất.