1. Chuyên gia marketing là ai? |
2. Marketing thuê ngoài hiệu quả |
3. Marketing tổng thể là gì? |
4. Tổng quan marketing là gì ? |
5. Tìm hiểu marketing online từ A-Z |
7 bước xây dựng chiến lược marketing tập trung tốt nhất 2024
Có 2 điều bạn nên cân nhắc khi kinh doanh, đó là nơi bạn muốn đến và cách mà bạn đến được đó. Chủ yếu các doanh nghiệp ngày nay sử dụng 2 loại chiến lược chính là phòng thủ và tấn công. Nhưng theo Michael Porter, việc tận dụng và kết hợp thêm chiến lược marketing tập trung có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường hơn bao giờ hết. Chiến lược tập trung hướng các nỗ lực tiếp thị và bán hàng đến một phân khúc thị trường cụ thể. Chiến lược này tìm cách khai thác các phân khúc chưa được phục vụ hoặc chưa được khám phá ra bởi thị trường mục tiêu. Trong khi nhiều đối thủ cạnh tranh cố gắng bán càng nhiều sản phẩm với mức giá thấp cho càng nhiều phân khúc càng tốt thì marketing tập trung sẽ chọn một nhóm phân khúc cụ thể để đầu tư. Vậy làm sao để triển khai được một chiến lược tiếp thị tập trung đảm bảo hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau từ những chia sẻ của Chuyên gia marketing hàng đầu.
Nội Dung Chính [Ẩn]
Lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp:
MARKETING TẬP TRUNG LÀ GÌ?
Marketing tập trung là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc phục vụ một nhóm khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp cho đó là quan trọng nhất thay vì cố gắng tiếp cận mọi khách hàng có thể. Chiến lược này tập trung vào việc nghiên cứu và hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình, từ đó tạo ra các sản phẩm và chiến dịch tiếp thị hướng đến nhóm khách hàng đó.
Dịch vụ tham khảo:
MARKETING TẬP TRUNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM LÀ GÌ?
Dù lựa chọn chiến lược marketing nào thì đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do vậy việc nắm rõ là điều cần thiết để có thể tận dụng tối đa ưu điểm cũng như hạn chế được những nhược điểm khi tiến hành chiến lược.
1. Ưu điểm của Marketing tập trung
Khi sử dụng chiến lược marketing tập trung, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn lực của mình để đạt được hiệu quả tiếp thị tốt hơn. Bằng cách tập trung vào nhóm khách hàng cụ thể, doanh nghiệp có thể định hướng và tùy chỉnh chiến dịch tiếp thị của mình để đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Điều này giúp nâng cao độ tin cậy và tăng cường quan hệ với khách hàng, đồng thời giảm chi phí cho việc quảng bá sản phẩm và tiếp cận với một số khách hàng tiềm năng không đáng kể.
2. Nhược điểm của Marketing tập trung
Bởi chiến lược này chỉ tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể nên tỷ lệ rủi ro cao nếu nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi. Ngoài ra doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội tiếp cận với một số khách hàng tiềm năng và giới hạn quy mô của thị trường doanh nghiệp.
Xem thêm:
-
Marketing online giá rẻ hiệu quả
-
Dịch vụ marketing online tổng thể
CÁC DOANH NGHIỆP NÊN ÁP DỤNG MARKETING TẬP TRUNG
Chiến lược tập trung sẽ phù hợp nhất với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi đối với dạng doanh nghiệp này, nguồn lực và tài chính còn hạn hẹp cho nên khi nhắm vào một mảng thị trường cụ thể, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đứng vững trên thị trường. Không chỉ vậy chiến lược này còn giảm được sự cạnh tranh từ đối thủ, giúp tăng thị phần trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó những doanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường mới cũng có thể bắt đầu với chiến lược tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Điều này giúp họ xác định xem thị trường đó có tiềm năng không và phân tích mức độ hiệu quả của thị trường dựa trên nhóm đối tượng khách hàng ban đầu.
7 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TẬP TRUNG
Những bước dưới đây là yếu tố quan trọng cần được thực hiện để có chiến lược tiếp thị tập trung hiệu quả:
1. Nghiên cứu thị trường
Đây là bước không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu chiến lược tập trung. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu nhu cầu và hành vi của khách hàng, phân tích những yếu tố tác động đến hành vi mua sắm để từ đó lên chiến lược tiếp thị phân khúc này.
2. Xác định khách hàng mục tiêu
Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu nhu cầu và đặc điểm của khách hàng để xác định đúng khách hàng mục tiêu. Từ đó phân tích những yếu tố tác động đến hành vi mua sắm để lên chiến lược tiếp thị phân khúc này.
3. Xác định nền tảng khách hàng thường xuyên sử dụng
Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu, hãy nghiên cứu nền tảng mà đối tượng khách hàng hay sử dụng để chọn làm kênh marketing chính. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại số khi khách hàng thường xuyên sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội, website hay ứng dụng di động.
4. Lên kế hoạch Marketing
Tiếp đó, doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch marketing chi tiết với các hoạt động như quảng cáo, khuyến mãi, triển khai sản phẩm, hỗ trợ khách hàng, tạo mối quan hệ với khách hàng,... Bằng cách lên kế hoạch kỹ lưỡng, doanh nghiệp sẽ có thể phát triển và thực hiện các hoạt động marketing hiệu quả.
5. Xây dựng chiến lược Marketing tập trung
Chiến lược này bao gồm các hoạt động truyền thông đẩy mạnh vào kênh quảng cáo hiệu quả nhất, xây dựng thương hiệu, tăng cường mối quan hệ với khách hàng, đưa ra giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp,...
6. Thực hiện và giám sát chiến lược
Việc thực hiện và giám sát kết quả để khắc phục các lỗ hổng trong chiến dịch marketing tập trung. Điều này đặc biệt quan trọng để đảm bảo chiến lược được thực hiện đúng đắn và kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.
7. Đánh giá mức độ hiệu quả
Đánh giá này giúp doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược đã thực hiện, từ đó có thể cải thiện và đưa ra những bước đi phù hợp hơn trong tương lai.
Xem thêm:
-
Tài liệu marketing siêu hot hiện nay
-
Marketing online cơ bản cần biết
MARKETING TẬP TRUNG VÍ DỤ
Dưới đây là ví dụ về 2 thương hiệu nổi tiếng khi áp dụng thành công chiến lược tiếp thị tập trung:
1. Ví dụ về chiến lược tập trung của Viettel
Trước khi viettel ra đời, lĩnh vực viễn thông đã có vinaphone, mobile phone hoạt động mạnh mẽ. Do đó từ khi mới ra mắt trên thị trường, Viettel đã lựa chọn hình thức kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ giá rẻ nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu có thu nhập thấp và khách hàng ở nông thôn. Đây là một phân khúc thị trường mục tiêu ít cạnh tranh nhưng đem lại tiềm năng lớn, và khẩu hiệu “Lấy nông thôn bao vây thành thị” được ra đời.
Trong khi vinaphone hay mobile phone họ chỉ tập trung vào thành thị thì viettel đã phát triển thần tốc với mạng lưới các trạm thu phát sóng ở nông thôn và vùng sâu vùng xa, do đó số lượng người dùng tăng rất nhanh, từ 2008 đến 2013 doanh thu năm sau đều gấp đôi năm trước, với thị phần hiện tại, viettel chiếm khoảng 55%, còn tất cả các nhà mạng còn lại chiếm 45%.
Dần dần từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông di động với mức giá phải chăng, Viettel đã nâng tầm thương hiệu của mình khi cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao với chất lượng ổn định và đã thành công từ những năm 2008 đến nay. Ngoài ra, Viettel còn phát triển các dịch vụ mới như ứng dụng di động và các sản phẩm công nghệ thông tin khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, mở rộng ra các thị trường trong và ngoài nước.
Khi đầu tư ra nước ngoài, viettel xác định các nước tiên tiến sẽ không thể cạnh tranh được nên tập trung vào các nước nghèo như Châu Phi, một số nước ở asean và Nam Mỹ. Lý do vì các tập đoàn lớn hầu như không hoặc ít đầu tư tại những quốc gia này vì khả năng tạo ra lợi nhuận thấp.
2. Chiến lược Marketing tập trung của Coca Cola
Coca Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên toàn thế giới và đã thành công trong việc áp dụng chiến lược tập trung để giữ vững thị phần và tăng doanh số bán hàng. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất về chiến lược tập trung của Coca Cola là tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và tạo sự kết nối với khách hàng.
Ban đầu Coca Cola phân phối các chai dưới dạng “Sau gói” tại thị trường Mỹ, những chai Coca Cola đầu tiên được bán với giá chỉ 5 xu. Mặc dù chi phí thấp nhất nhưng Coca Cola đã tạo nên chìa khóa cho việc bán hàng và quảng cáo tại Hoa Kỳ.
Tại thị trường Ấn Độ Coca Cola bắt đầu chương trình xây dựng thương hiệu chuyên sâu, tập trung vào việc hiểu người tiêu dùng Ấn Độ bằng cách xây dựng kết nối mạnh mẽ giữa những thông tin chi tiết về địa phương với thương hiệu của mình. Nhờ đó Coca Cola có tỷ lệ tăng trưởng lên đến hơn 40% vào năm 2002.
Để vượt qua thách thức lớn đầu tiên của nhu cầu, giá cả càng thấp sẽ càng thu hút người dân ở thị trường Châu Phi. Do trình độ dân trí thấp và nông nghiệp tự cung tự cấp đang là ngành chiếm ưu thế trên thị trường phát triển nên tiếp thị phức tạp và chiến lược thương hiệu sẽ không mang lại hiệu quả cao. Do đó Coca Cola đã cố gắng xây dựng tên tuổi của mình nhờ sáng kiến của Coke Studio với phương châm “một studio, một thương hiệu, một đại lục” mang ý nghĩa nghệ sĩ được tạo cơ hội để thể hiện bản thân. Chiến dịch này đã tạo được một sự tiếp cận rộng rãi trong quần chúng. Ngày nay Công ty Coca Cola cùng với 46 đối tác đóng chai của họ đã hoạt động ở tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Phi.
Ngoài ra, Coca Cola còn tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng trên toàn thế giới, từ sản phẩm cổ điển như Coca Cola truyền thống đến các sản phẩm mới như nước ép trái cây và đồ uống không gas.
Lời Kết
Chiến lược Marketing tập trung không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng bá mà còn đem lại hiệu quả khi chỉ tập trung nhắm đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể. Mong rằng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ thêm về cách thực thi hiệu quả chiến lược cho chính doanh nghiệp của mình.