Marketing truyền thống là gì? Chiến lược quảng cáo 2023

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 10604
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Marketing truyền thống là gì? Trong những năm qua, tiếp thị đã không ngừng đổi mới và phát triển thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Các hình thức tiếp thị truyền thống được biết đến từ lâu nhưng đến năm 1950 mới thực sự được trọng dụng khi đài truyền hình và phát thanh bắt đầu phổ biến. Vì vậy có thể nói rằng, Marketing truyền thống chính là “gốc rễ” của Marketing hiện đại ngày nay. Hiểu đơn giản, tiếp thị truyền thống đề cập đến tất cả hình thức quảng cáo tiếp cận đối tượng mục tiêu mà không sử dụng bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào. Vậy đâu là các phương thức triển khai tiếp thị truyền thống hiệu quả nhất? Cùng Chuyên gia Marketing phân tích chuyên sâu các khía cạnh này qua bài viết sau đây.

marketing truyền thống là gì?

Dịch vụ tham khảo:

1. Dịch vụ tư vấn marketing hiệu quả

2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải

3. Phòng marketing thuê ngoài chuyên nghiệp

4. Đào tạo marketing inhouse

MARKETING TRUYỀN THỐNG LÀ GÌ?

Marketing truyền thống là tất cả những hoạt động sáng tạo, quảng bá, tuyên truyền, phân phối sản phẩm, dịch vụ đến người dùng dựa trên các phương thức truyền thống và không thông qua bất kỳ nền tảng kỹ thuật số, internet nào.

Về cơ bản, phương thức này được hiểu thông qua 2 cách, bao gồm:

1. Bán hàng truyền thống: Doanh nghiệp tiến hành quảng bá sản phẩm rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo đài, phát tờ rơi,...

2. Ưu tiên nguồn lực: Các doanh nghiệp sẽ tập trung thực hiện các khâu sản xuất trước rồi mới tiến hành quảng cáo sản phẩm sau đó. Đây là hình thức ưu tiên những nguồn lực sẵn có như các kênh bán hàng, phân phối, đại lý,... Và chỉ dành một phần kinh phí nhỏ để thực hiện quảng bá sản phẩm sau khi hoàn tất quy trình sản xuất.

Đến nay, phương thức tiếp thị truyền thống vẫn rất quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp thay vì chỉ tập trung vào hình thức Marketing trực tuyến hiện đại.

Tìm hiểu thêm:

1. Dịch vụ marketing tổng thể tối ưu

2. Tư vấn lập kế hoạch marketing toàn diện

3. Dịch vụ Business Coaching hiệu quả

4. Dịch vụ marketing online giá rẻ

định nghĩa marketing truyền thống?

ĐẶC ĐIỂM CỦA MARKETING TRUYỀN THỐNG

Sản xuất là khâu ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiếp thị truyền thống và tái sản xuất. Doanh nghiệp sẽ đầu tư vào công nghệ sản xuất sau đó mới tiến hành tìm thị trường và thực thi các chiến dịch quảng cáo.

Các hoạt động tiếp thị truyền thống không mang tính hệ thống mà chỉ nắm giữ 1 khâu trong quá trình tái sản xuất. Đồng thời các nhà nghiên cứu chiến lược Marketing truyền thống cũng chỉ nghiên cứu 1 lĩnh vực sản phẩm duy nhất, không có tính bao quát dự đoán được xu hướng tương lai.

Mục đích chính của các chiến lược chỉ nhằm tối đa hóa lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, không rõ ràng về những mục tiêu khác và cũng không thể ước lượng được tính hiệu quả của chiến dịch cho đến khi kết thúc.

Xem thêm:

1. Khái niệm Digital marketing là gì?

2. Dịch vụ Marketing online?

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MARKETING TRUYỀN THỐNG

Không có một phương pháp xúc tiến nào là “bất bại” trên mọi mặt trận. Đã phù hợp với một khía cạnh, tất nhiên sẽ có lỗ hổng ở những mặt khác. Marketing truyền thống cũng vậy, để có thể áp dụng thành công cho từng kế hoạch, bạn cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của phương thức truyền thông này.

1. Ưu điểm

Song song việc tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp, Marketing truyền thống rõ ràng mang lại nhiều tác động tích cực đến toàn bộ kế hoạch truyền thông.

  • Khả năng tiếp cận nhanh chóng: Marketing truyền thống giúp thương hiệu tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng. Đặc biệt là những khu vực chưa phát triển nhiều, tiếp thị thông qua báo chí, đài truyền hình, đài radio là cách hữu hiệu để khách hàng biết đến doanh nghiệp. Trong khía cạnh này, Marketing hiện đại hoàn toàn không thể so sánh được.
  • Tái sử dụng khi cần: Nguồn tài nguyên sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo hoàn toàn có thể lưu giữ lại để sử dụng khi cần như tờ rơi, áp phích. Hoặc khi người dùng có nhu cầu đọc lại để hiểu rõ hơn về sản phẩm ở bất cứ nơi đâu mà không có sự cản trở của mất kết nối mạng internet.
  • Sự quen thuộc: Không cần tranh luận nhiều, tiếp thị truyền thống chính là phương thức quen thuộc nhất đối với mỗi thế hệ. Minh chứng rõ ràng nhất là nó tồn tại trong tâm thức và suy nghĩ của mỗi người một cách tự nhiên như chuyện thường ngày đáng lẽ phải có. Đồng thời, người dùng cũng đón nhận dễ dàng những thông tin mà phương thức này cung cấp mà không mảy may cần một lời giải thích nào là vì sao nó lại tồn tại. Đặc biệt, những người ở độ tuổi trung niên trở lên lại ưa chuộng và tin tưởng vào tiếp thị truyền thống hơn hẳn các hình thức hiện đại khác.
  • Độ tin cậy cao: Bởi vì quá quen thuộc nên nhiều người dùng lựa chọn tin vào tiếp thị truyền thống. Phương pháp này đã được thử nghiệm nhiều lần và luôn có tỷ lệ thành công rất cao. Chẳng hạn như việc lên sóng truyền hình đã đủ tạo nên độ tin cậy vào chất lượng sản phẩm, dù chưa dùng thử hay tận mắt nhìn thấy ngoài đời thật.
  • Thu hút khách hàng mới: Hình thức quảng cáo truyền thống tuy không thể nhắm mục tiêu nhưng lại cho phép doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng với các yếu tố nhân khẩu học đa dạng. Bạn có thể sử dụng truyền hình, radio, biển quảng cáo ngoài trời làm phương thức chính truyền tải thông điệp đến người dùng. Điều đó giúp lan tỏa hình ảnh thương hiệu đến nhiều khu vực địa lý, tiếp cận được nhiều người nhất có thể.

ưu điểm marketing truyền thống là gì?

2. Nhược điểm

Bên cạnh những “lợi thế vàng” kể trên, tiếp thị truyền thống vẫn tồn tại đâu đó những điểm yếu. Nếu có thể khắc phục tốt các vấn đề này, doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công vượt cả mong đợi.

  • Tốn nhiều tài nguyên: Đây có lẽ là lý do lớn nhất khiến Marketing truyền thống hiện nay không còn được ưa chuộng mà thay vào đó là hình thức tiếp thị trực tuyến. Có thể bạn cũng nhận thấy được điều này, để được lên truyền hình hay radio, doanh nghiệp cần phải tiêu tốn một lượng ngân sách rất lớn. Các hoạt động tổ chức sự kiện, in ấn phát tờ rơi cũng “chung số phận” khi phải trải qua khá nhiều khâu chuẩn bị và thủ tục trước khi có thể tiếp cận người dùng. Tương tự, để hoàn thành xong các kế hoạch như vậy, doanh nghiệp lại cần thêm lượng lớn nhân lực và thời gian để thiết lập, chỉnh sửa, bổ sung và thực thi dự án.
  • Không thể chỉnh sửa: Các nội dung được xuất bản đa phần đều ở dạng “tĩnh” và bạn không thể cập nhật, chỉnh sửa thông tin nếu có sai sót. Điều này đồng nghĩa bạn phải hủy bỏ số ấn phẩm còn lại chưa được phát hành để điều chỉnh trước khi tiến hành in ấn, quảng bá một lần nữa.
  • Khả năng đo lường thấp: Với các hình thức truyền thống, bạn chỉ có thể tạo ra quảng cáo với mục tiêu tiếp cận người dùng nhiều nhất có thể. Hiển nhiên, các hiệu quả của chiến dịch chỉ có thể được đánh giá thông qua doanh thu bán hàng. Những tiêu chí cần xem xét như hành vi, thói quen và cách người dùng đón nhận quảng cáo đều không thể đo lường được. Và tất nhiên điều này hoàn toàn không có lợi cho việc cải thiện các hình thức quảng cáo này.
  • Hạn chế thông tin: Chỉ trong vài phút, thậm chí là vài giây, khối dữ liệu khổng lồ của doanh nghiệp và sản phẩm không thể được trình bày đầy đủ đến người dùng. Điều này là chắc chắn dù với bất kỳ hình  thức quảng cáo truyền thống nào. Yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến ý định tìm hiểu thêm và mua sản phẩm của người dùng.

nhược điểm marketing truyền thống?

CÁC HÌNH THỨC MARKETING TRUYỀN THỐNG HIỆU QUẢ

Dưới đây là các hình thức triển khai Marketing truyền thống phổ biến nhất. Tuy mỗi phương thức có cách thực hiện và góc độ tiếp cận khác nhau nhưng không thể phủ nhận độ hiệu quả của bất kỳ công cụ nào cho đến nay.

1. In ấn Catalogue

In ấn là hình thức không bao giờ lỗi thời mà chỉ đơn thuần là thay đổi và ngày càng phát triển hơn. Sự bùng nổ của công nghệ giúp việc in ấn trở nên sáng tạo và đặc biệt hơn, nhất là trong lĩnh vực thời trang, nghệ thuật và thực phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng yếu tố này giúp việc quảng bá sản phẩm trở nên ấn tượng hơn với các thiết kế đẹp mắt đi kèm những xu hướng đang gây sốt.

in ấn catalogue

2. Phát tờ rơi

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các mẫu tờ rơi, áp phích ở khắp mọi nơi từ các con đường lớn trong thành phố đến những trung tâm thương mại có tiếng. Phải thừa nhận rằng, việc tận tay trao danh thiếp, thông tin sản phẩm đến khách hàng tạo được nhiều thiện cảm hơn, đồng thời xây dựng mối quan hệ và tính tương tác với khách hàng tốt hơn.

Vì vậy, đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của những hoạt động phát tờ rơi. Việc cầm một ấn phẩm quảng cáo trên tay sẽ gợi ra những cảm giác chân thực nhất. Nhờ vậy mà khách hàng dễ dàng tiếp nhận được những thông tin quảng cáo hơn so với việc chỉ nhìn thấy qua màn hình.

3. Tiếp thị qua điện thoại

Dù ở trong môi trường hay lĩnh vực nào thì cũng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của Telesale-tiếp thị điện thoại. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả đối với loại hình B2B, thậm chí còn được trang Marketingprofs đánh giá tiềm năng hơn hẳn các hệ thống CRM khác.

Bất chấp sự chuyển hướng của các nền tảng truyền thông kỹ thuật số, tỷ lệ tạo ra doanh thu và duy trì mối quan hệ khách hàng của phương pháp Telesale vẫn luôn nổi bật. Hình thức này mang lại nhiều ưu điểm nhờ tạo ra sự tương tác và phản hồi ngay lập tức giữa người với người. Nhờ vậy mà đội ngũ nhân viên có thể tư vấn và giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất.

telesale

4. Gửi thư trực tiếp

Trước đây hình thức gửi thư trực tiếp không hề được xem trọng và gần như đi vào quên lãng do mất khá nhiều thời gian và không thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ hóa như hiện nay thì việc gửi thư trực tiếp lại mang lại điểm cộng rất lớn cho doanh nghiệp bởi sự sáng tạo, cá nhân hóa và có tính nhắm mục tiêu cụ thể vào từng đối tượng. Đồng thời, người nhận thư còn cảm thấy mình được trân trọng và thật sự được quan tâm. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng các nhãn hàng nhận được phản hồi tích cực và nhanh chóng hơn từ các email gửi đến khách hàng. Họ mua nhiều hơn và thường xuyên đón chờ những đợt sản phẩm mới cũng như chương trình khuyến mãi được cung cấp thông qua email. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng thuận tiện hơn trong việc truy xuất hóa đơn.

5. Tạo các buổi hội thảo

Cho đến nay, diễn thuyết tại hội thảo là một trong các hình thức Marketing truyền thống mang tính trực diện được đánh giá cao nhất. Hằng ngày, có đến hàng trăm, hàng nghìn cuộc hội thảo, workshop diễn ra trên toàn thế giới. Hoạt động này mở ra cơ hội gặp gỡ, giao lưu giữa người mới và những chuyên gia trong ngành, mở rộng các mối quan hệ và nâng cao kiến thức.

Ở vị trí doanh nghiệp, các CEO hoặc những người có chức vụ cao với nhiều năm kinh nghiệm sẽ tham dự với tư cách diễn giả. Họ sẽ là người trực tiếp chia sẻ các quan điểm cũng như nhiều bài học giá trị trong cuộc sống.

workshop

6. Quảng cáo truyền hình

Khá nhiều người mắc sai lầm khi cho rằng quảng cáo truyền hình là hình thức lạc hậu. Các chương trình quảng cáo này vẫn sẽ phát huy tốt công dụng nếu nội dung của bạn đủ sự hấp dẫn và chạm đến nhu cầu người dùng. Nhờ độ uy tín và khả năng tiếp cận rộng rãi mà TVC truyền hình luôn là một trong những lựa chọn của các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, nếu biết cách tận dụng và phối hợp với các hình thức hiện đại cũng giúp tối ưu thêm hiệu quả chiến dịch.

7. Tài trợ cho sự kiện, chương trình

Việc hình ảnh thương hiệu góp mặt trên những ấn phẩm truyền thông của các sự kiện, chương trình với tư cách là nhà tài trợ cũng là cách quảng cáo tên tuổi cực kỳ hiệu quả. Không chỉ có khách hàng mà những đối tác, nhà đầu tư trong ngành cũng được dịp biết đến doanh nghiệp dù chỉ dưới hình thức tên gọi hay hình ảnh logo.

Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn những sự kiện có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hoặc khách hàng mục tiêu của 2 bên có điểm tương đồng. Điều này giúp thu hút thêm lượng lớn khách hàng. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp hỗ trợ về mặt tài chính, bạn hoàn toàn có thể thu thập được dữ liệu khách hàng để lưu trữ cho các mục đích sau này.

Tất nhiên, bên cạnh tài trợ tài chính, doanh nghiệp có thể tài trợ về hiện vật. Đây là cách thức giúp khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm.

marketing truyền thống event

8. Tham dự hội chợ, triển lãm

Các triển lãm, hội chợ được tổ chức định kỳ hằng quý, hàng năm chính là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp trưng bày, tiếp thị sản phẩm của mình đến lượng lớn khách hàng rộng lớn. Đồng thời, đây cũng là dịp để bạn có cái nhìn tổng quan về sản phẩm đặc trưng của mình và các đối thủ cạnh tranh. Từ đó có thể rút ra những đặc điểm cần cải tiến để tối ưu hóa dịch vụ sản phẩm.

Những triển lãm lớn cũng thu hút không ít các nhà đầu tư danh tiếng. Họ thường “dạo” một vòng và đánh giá xem đâu là sản phẩm tiềm năng, nhiều cơ hội sinh lời để rót vốn vào. Vậy nên hãy chuẩn bị kỹ càng và thể hiện cho các nhà đầu tư thấy sản phẩm của bạn tốt như thế nào.

9. Quảng cáo ngoài trời

Đây là hình thức quảng cáo phổ biến mà hầu hết tất cả mọi người đều đã từng gặp qua. Đôi lúc dù bạn không để ý đến do chưa đủ sức thu hút, nhưng hình thức này vẫn tồn tại rất nhiều xung quanh chúng ta.

Quảng cáo ngoài trời sẽ không bao giờ lỗi thời bởi phạm vi tiếp cận trải rộng khắp các đối tượng khách hàng và khoảng cách địa lý. Phương pháp này hiện vẫn được các doanh nghiệp lớn sử dụng và hiệu quả vẫn rất tốt. Với các sự kiện lớn như ra mắt sản phẩm mới, thương hiệu mới, đôi lúc bạn sẽ thấy nhan nhãn các poster, biển quảng cáo trên mọi con đường hay các tòa nhà cao tốc, tàu điện ngầm hay các ngã tư lớn.

Phương thức này chủ yếu chú trọng vào hình ảnh và thông điệp nhiều hơn là văn bản. Ấn phẩm cuối cùng sẽ là yếu tố quyết định chính liên quan đến khả năng nhận diện thương hiệu và hiệu quả chiến dịch.

10. Đăng tải báo chí

Công cụ Marketing truyền thống này đặc biệt quan trọng với những doanh nghiệp mới thành lập, cần được biết đến rộng rãi với độ uy tín nhất định. Tuy nhiên, trước khi tạo thông cáo báo chí, bạn cân nhắc xem hệ thống dịch vụ của bạn có mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng hay không. Hoặc có thể chia sẻ những khó khăn trong quá trình xây dựng công ty và những điều thú vị để thu hút giới truyền thông.

marketing truyền thống báo chí

VÌ SAO NÊN SỬ DỤNG MARKETING TRUYỀN THỐNG?

Về cơ bản, các hình thức Marketing truyền thống là những chiến lược quảng cáo được thực thi trước khi Internet phổ biến như hiện nay. Bao gồm cả những chiến thuật như bán hàng trực tiếp, quảng cáo truyền hình, tạp chí, biển quảng cáo và các tài liệu dưới dạng in ấn như catalogue, brochure.

Nhiều khách hàng vẫn thích hợp tác với những người mà họ liên lạc trực tiếp. Tiếp thị truyền thống vẫn hoạt động tốt ở mọi quy mô doanh nghiệp bởi đây là cách xây dựng lòng tin với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Đa số khách hàng khi đi mua sắm trong siêu thị, trung tâm thương mại vẫn có thói quen mua những sản phẩm họ từng thấy xuất hiện trên TV hoặc tạp chí yêu thích.

Rất khó để đưa ra được sự lựa chọn giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã tối ưu hiệu quả của các chiến dịch truyền thông bằng cách kết hợp cả 2 hình thức. Tận dụng ưu thế của truyền thống cùng sự độc đáo, sáng tạo của hiện đại để điều hướng người dùng thông qua các kênh bán hàng, thu hút người dùng để tạo ra chuyển đổi cuối cùng.

vì sao nên dùng marketing truyền thống

SO SÁNH MARKETING TRUYỀN THỐNG VÀ MARKETING HIỆN ĐẠI

Trên thực tế, Marketing không phải là xu hướng mới nổi mà nó đã tồn tại xuyên suốt nhiều thập kỷ qua. Điều đáng nói ở đây chỉ là các phương thức được thay đổi, cải tiến dưới sự tác động của công nghệ số và tạo ra sức ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chiến dịch. Chính điều này đã dẫn đến sự phân tách ngày càng rõ rệt của 2 hình thức Marketing truyền thống và Marketing hiện đại.

1. Giống nhau

Điểm giống nhau rõ ràng nhất của hai phương pháp tiếp thị này đó là đều có chung mục tiêu quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm đến với khách hàng. Suy cho cùng, dù là truyền thống hay hiện đại thì đều có vai trò cốt lõi trong việc tạo ra lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp, tiếp cận khách hàng mục tiêu và nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Có thể nói rằng, Marketing truyền thống chính là cơ sở hình thành nên Marketing hiện đại của ngày nay. Hiện đại đã kế thừa những ưu điểm của truyền thống nhưng lại có tính bao quát hơn, thay đổi cơ cấu để phù hợp với thị hiếu người dùng và tốc độ phát triển của công nghệ.

so sánh điểm giống nhau giữa marketing truyền thống và marketing hiện đại

2. Khác nhau

Cùng là những phương pháp quảng bá sản phẩm hiệu quả nhưng không thể phủ nhận rằng trên nhiều góc độ, tiếp thị truyền thống và hiện đại vẫn có đôi phần khác biệt.

  •  Góc nhìn: Các hình thức Marketing truyền thống được tạo ra dựa trên góc nhìn của doanh nghiệp, tập trung vào việc làm sao để được nhiều người biết đến nhất và bán được nhiều nhất có thể. Cảm nhận của khách hàng về quảng bá, thói quen và hành vi tiêu dùng của khách hàng đều không được quan tâm đến quá nhiều. Trong khi đó Marketing hiện đại lại hướng đến việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và nhắm mục tiêu cụ thể, cung cấp sản phẩm đến từng cá nhân dựa trên nhu cầu của họ.
  • Điểm xuất phát: Khác biệt tiếp theo phải kể đến việc Marketing truyền thống tập trung vào việc bán hàng sau khi đã hoàn thành quy trình sản xuất. Trong khi Marketing hiện đại chú trọng vào giai đoạn nghiên cứu, phân tích nhu cầu khách hàng sau đó mới sản xuất sản phẩm để bán cho khách hàng mục tiêu.
  • Phạm vi tác động: Marketing truyền thống chỉ ảnh hưởng và áp lực đến việc bán hàng cho doanh nghiệp thì Marketing hiện đại có thể tác động đến toàn bộ các phòng ban liên quan, từ tài chính, nghiên cứu phát triển, kế hoạch, marketing, bán hàng,...
  • Mục đích: Tiếp thị truyền thống chủ yếu muốn tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt để gia tăng khả năng bán hàng. Trong khi mục tiêu chính của tiếp thị hiện đại lại rộng hơn thế, bao gồm cả trải nghiệm khách hàng, dịch vụ sau khi mua, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng,..

so sánh điểm khác nhau giữa marketing truyền thống và marketing hiện đại

VÍ DỤ VỀ MARKETING TRUYỀN THỐNG

Milo đã từng có giai đoạn “hoàng kim” khi hình ảnh thương hiệu chiếm đóng mọi mặt trận phương tiện truyền thông đại chúng. Đến nay, thương hiệu vẫn giữ vững được vị thế của mình là một trong những sản phẩm sữa cực kỳ được yêu thích. Sự thành công to lớn này phải kể đến việc thực thi các kế hoạch quảng bá thông qua hình thức Marketing truyền thống.

Milo không ngừng tận dụng video, TVC quảng cáo thu hút sự chú ý của người xem với những thông điệp hấp dẫn, đánh mạnh vào tâm lý khách hàng Việt Nam. Họ tập trung làm nổi bật về lợi ích của thành phần bên trong sản phẩm, phù hợp cho các đối tượng cụ thể nào nhằm kích cầu mua sắm. Hoạt động quảng bá thương hiệu được mở rộng và phủ sóng khắp các phương tiện truyền thông đại chúng lấy bấy giờ như TV, biển quảng cáo ngoài trời, báo đài, báo giấy,...

Hơn nữa, Milo cũng đẩy mạnh những chương trình khuyến mãi một cách có bài bản, vừa thu hút khách hàng vừa mang lại doanh thu cao nhưng lại không làm giảm đi giá trị trong mắt khách hàng.

Đặc biệt, thương hiệu đã đánh mạnh vào các chiến lược Outdoor bằng các sự kiện tiêu biểu thể thao trên khắp đất nước mà mình có mặt. Milo không ngại tài trợ cho các giải đấu từ nhỏ đến lớn để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu và khiến hình ảnh của mình ngày một phổ biến. Đồng thời gắn kết hình ảnh sản phẩm sữa Milo với các hoạt động thể thao, rèn luyện sức khỏe tạo được nhiều thiện cảm trong lòng người tiêu dùng.

Chiến lược marketing truyền thống của Milo

LỜI KẾT

Bài viết trên đã giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh Marketing truyền thống là gì. Lựa chọn công cụ nào không quan trọng bằng việc áp dụng và thực thi các chiến lược ra sao. Bạn có thể tận dụng cả hình thức truyền thống lẫn hiện đại để có được những phương án tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Đánh giá & nhận xét : Marketing truyền thống là gì? Chiến lược quảng cáo 2023

5/5

2 đánh giá & nhận xét

5 

2 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
Banner đăng ký trang chi tiết

Điền Đầy Đủ Thông Tin Của Bạn

Hotline: 0901 349 349
1.  Chuyên gia marketing là ai?
2.  Marketing thuê ngoài hiệu quả
3.  Marketing tổng thể là gì?
4. Tổng quan marketing là gì ?
5. Tìm hiểu  marketing online từ A-Z
Kiến Thức Marketing
VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

Chuyên gia marketing hơn 15 năm kinh nghiệm


  • PHÓ THỦ TƯỚNG & Đoàn Đại Biểu Cấp Cao Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 2014
  • Sáng lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết kế web chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Đào Tạo Marketing Online Trền Nền Giải Pháp Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Giải Pháp "Ma Trận Marketing Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
  • Giảng Viên Cao Cấp Tại Các Học Viện Digital Marketing Hàng Đầu VN
  • Nhiều Lần Xuất Hiện Trên VTV3, THVL1, THVL2, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam,..
Xem thêm về Võ Tuấn Hải

0987 087 034
Zalo: 0987087034