CPA là gì trong Marketing? Kiếm tiền từ Affiliate 2023

By Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 10118
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

CPA trong là gì trong Marketing? Đây vẫn luôn là câu hỏi mà rất nhiều những nhà quảng cáo quan tâm khi muốn tiếp cận tốt nhất với những khách hàng tiềm năng. Biết rằng, dữ liệu khách hàng về sở thích, tính cách, hành vi luôn là điều mà mỗi doanh nghiệp luôn cần phải tìm hiểu để đem đến những sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện lại vô cùng tốn kém nếu cứ mãi chạy theo những phương pháp marketing truyền thống như, marketing trực tiếp, quảng cáo, PR,...Chính vì vậy, nhà quảng cáo luôn phát triển những phương thức mới trong môi trường digital marketing, đặc biệt có thể kể đến đó là CPA Affiliate Marketing. Để tìm hiểu rõ hơn về hình thức quảng cáo mới lạ này, mời bạn theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây của Chuyên gia Marketing nhé!

cpa là gì trong marketing

CPA LÀ GÌ TRONG MARKETING?

Marketing là một thị trường rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều những phương thức, công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc bán những sản phẩm và dịch vụ hiện hữu. Chính vì thế, việc không ngừng đổi mới và sáng tạo ra những phương thức quảng cáo mới lạ luôn là điều mà rất nhiều những doanh nghiệp quan tâm và chú ý đến. Và CPA Marketing chính là kết quả cho sự sáng tạo không ngừng này.

CPA là viết tắt cụm từ Cost Per Action, trong marketing đây là một chỉ số  giúp nhà quảng cáo biết họ phải bỏ ra bao nhiêu tiền để khách hàng thực hiện một hành động mong muốn như: tải app, mua hàng, điền thông tin theo form,...sau khi nhấp vào một đường link affiliate.

Những năm gần đây, CPA đã dần trở nên phổ biến hơn khi không những tiết kiệm chi phí cho nhà quảng cáo mà còn phái sinh thêm rất nhiều những hình thức mới lạ, tựu trung là kiếm tiền với CPA Marketing. Mỗi một hình thức sẽ có cách thực hiện khác nhau, mục tiêu hướng đến cũng khác nhau, song chi phí bỏ ra và sự dễ dàng trong quản lý vẫn là như nhau.

CPA trong marketing được hiểu như thế nào?

CÁC HÌNH THỨC CPA TRONG MARKETING

CPA là một hình thức quảng cáo dựa trên kết quả, tức là nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi khách hàng thực hiện một hành động nhất định theo yêu cầu mà nhà quảng cáo đưa ra. Các hành động này có thể là cài đặt ứng dụng, điền thông tin, mua hàng, hoặc bất kỳ hành động nào khác mà nhà nhà quảng cáo muốn. Tùy vào loại hành động mà có các hình thức CPA khác nhau, dưới đây chính là 3 hình thức CPA phổ biến nhất:

1. CPI (Cost Per Install)

Là hình thức dành cho các ứng dụng di động, tức là nhà quảng cáo sẽ trả cho bạn một khoản tiền hoa hồng cho mỗi lượt tải từ khách hàng.

CPI thường được nhiều doanh nghiệp tin dùng với mục đích chính là để tăng số lượng người dùng cho ứng dụng, nâng cao thứ hạng trên các cửa hàng ứng dụng như Google Play, App Store,...

Chính vì vậy, nhiệm vụ mà bạn cần thực hiện đối với hình thức này đó là để tiếp cận gần nhất với khách hàng tiềm năng và giúp cho quảng cáo trở nên cuốn hút và thỏa mãn được insight khách hàng.

Xem thêm: Buzz Marketing là gì?

CPI là hình thức dành cho các ứng dụng di động

2. CPL (Cost Per Lead) 

Đây là hình thức CPA dành cho các sản phẩm hoặc dịch vụ cần thu thập thông tin khách hàng tiềm năng. Với hình thức này, nhà quảng cáo sẽ cho mỗi lượt điền thông tin của khách hàng. Thông tin này có thể là email, số điện thoại, hoặc bất kỳ thông tin nào khác mà nhà quảng cáo cần để liên lạc hoặc chăm sóc khách hàng sau này.

3. CPS (Cost Per Sale)

CPS là là hình thức CPA phù hợp những bạn có sở thích hoặc khả năng bán hàng tốt. Bởi vì nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi lượt mua hàng. Chính vì vậy, nếu bán được càng nhiều, tiền hoa hồng mà nhận được sẽ càng lớn.

CPS hình thức dành cho những bạn bán hàng tốt

Ý NGHĨA CỦA CPA LÀ GÌ?

CPA là một hình thức quảng cáo hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các bên liên quan trong marketing online, bao gồm merchant (nhà quảng cáo), affiliate (người phân phối), và client (khách hàng). Hãy cùng xem xét ý nghĩa của CPA đối với từng bên sau đây:

1. Với Merchant (nhà quảng cáo)

CPA giúp nhà quảng cáo tiết kiệm rất nhiều chi phí quảng cáo mà vẫn đảm bảo hiệu quả đầu ra. Bởi vị nhà quảng cáo chỉ thực sự trả tiền cho bạn nếu bạn đã tạo ra kết quả đúng như mong muốn.

Ngoài ra, CPA còn có ý nghĩa rất lớn đối với merchant. Khi giờ đây, merchant có thể đo lường được hiệu suất các chiến dịch quảng cáo dựa trên số lượng và chất lượng từ các hành động của khách hàng. 

Hơn hết, khi thực hiện CPA nhà quảng cáo đã có thêm cơ hội mở rộng thị trường, hợp tác với nhiều affiliate khác nhau để tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng hơn.

2. Với Affiliate (người phân phối)

CPA là một hình thức kiếm tiền khó nhằn, vì bạn chỉ nhận được hoa hồng khi người dùng thực hiện một hành động nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng làm những gì nhà quảng cáo yêu cầu.

Có những khách hàng chỉ quan tâm đến quảng cáo nếu quảng đó có lợi, hoặc phù hợp với nhu cầu  bản thân. Vì vậy, thách thức lớn nhất cho bạn khi làm CPA marketing là làm sao để thuyết phục người đọc hoàn thành các bước mà nhà quảng cáo đề ra.

Ấy thế nhưng, việc khó luôn đi kèm quà to. Nghĩa là, bạn sẽ được hưởng một mức hoa hồng rất cao so với giá trị đơn hàng.

3. Với Client (khách hàng)

Mua hàng trực tuyến vốn dĩ trở nên thịnh hành phần lớn là sự tiện ích và chương trình khuyến mãi từ nhà nhãn hàng. Chính vì vậy, khi thực thiện CPA Marketing với Client, bạn cần đưa ra những chính hỗ trợ như giảm quá, phiếu quà tặng hoặc khuyến mãi,...Để giúp khách hàng thoải mái lựa chọn những sản phẩm dịch vụ mong muốn với giá tốt nhất. Từ đó, tạo dựng mối quan hệ bền chặt giữa client và nhà quảng cáo.

Merchant rất có lợi nếu làm CPA Marketing

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CPA TRONG MARKETING

CPA là một hình thức quảng cáo có nhiều tiềm năng và lợi ích cho các bên liên quan trong marketing online, nhưng cũng không thiếu những thách thức và rủi ro. Để phát triển CPA trong marketing một cách hiệu quả và an toàn, bạn cần có những kinh nghiệm sau đây:

1. Tìm hiểu trước các bước đăng ký tham gia

CPA Network là một nền tảng kết nối giữa nhà quảng cáo và affiliate, cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cho affiliate để phân phối, và thanh toán cho affiliate khi có kết quả. Để tham gia CPA Network, bạn cần đăng ký tài khoản, điền thông tin cá nhân hoặc doanh nghiệp, chọn loại traffic mà bạn sử dụng và chờ xét duyệt từ network.

Lưu ý, hãy tìm hiểu kỹ các yêu cầu và điều khoản của từng network trước khi đăng ký, để tránh bị từ chối hoặc bị khóa tài khoản sau này.

2. Tạo mối quan hệ với affiliate manager

Affiliate manager là người quản lý và hỗ trợ affiliate trong CPA Network, giúp affiliate lựa chọn và tham gia các chiến dịch quảng cáo phù hợp, cung cấp các công cụ và tài liệu để tăng hiệu suất, và giải quyết các vấn đề phát sinh. Chính vì vậy, bạn nên tạo mối quan hệ tốt với affiliate manager.

Tạo dựng mối quan hệ với affiliate manager là điều hết sức cần thiết

3. Tránh xa các network không rõ ràng

Không phải tất cả các CPA Network đều uy tín và chất lượng, có những network có thể lừa đảo hoặc gian lận affiliate bằng cách không thanh toán đầy đủ hoặc cắt giảm hoa hồng. Bạn cần tránh xa các network không rõ ràng, không có thông tin minh bạch, không có đánh giá tốt từ các affiliate khác, hoặc có những điều khoản bất lợi cho affiliate.

4. Tham gia mạng lưới CPA (CPA Network)

Sau khi được chấp nhận vào CPA Network, bạn có thể thoải mái lựa chọn từ 4-5 mạng lưới cùng lúc để tìm kiếm và tham gia các chiến dịch quảng cáo phù hợp với năng lực và đối tượng mong muốn. Mạng lưới CPA là nơi tập hợp các nhà quảng cáo và affiliate, cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đa dạng, chất lượng và hỗ trợ tốt nhất cho affiliate trong việc phát triển CPA. Bạn có thể tham khảo một số mạng lưới CPA uy tín và nổi tiếng sau đây:

AdCombo: 

Chuyên về các sản phẩm COD (Cash On Delivery), tức khách hàng chỉ phải trả tiền khi nhận hàng. AdCombo có nhiều sản phẩm về sức khỏe, làm đẹp, giảm cân, và các sản phẩm khác phù hợp với thị trường Châu Á, Châu Âu, và Mỹ Latinh. AdCombo cũng có nhiều công cụ hỗ trợ affiliate như landing page, pre-landing page, banner, widget, và smartlink.

AdCombo là mạng lưới CPA vô cùng uy tín

MaxBounty: 

MaxBounty là một mạng lưới CPA lâu đời và uy tín, có nhiều sản phẩm về dating, gaming, finance, health, education, và các sản phẩm khác phù hợp với thị trường toàn cầu. Sở hữu nhiều ưu điểm như thanh toán nhanh chóng và linh hoạt, hỗ trợ affiliate manager chuyên nghiệp, cung cấp các công cụ tracking hiệu quả, và có nhiều chương trình khuyến mãi, thưởng cho affiliate. 

ClickDealer: 

Đa năng và sáng tạo là những tính từ dùng để miêu tả Network này. Vì tại đây, có rất nhiều sản phẩm về e-commerce, lead generation, mobile content, download, pin submit, và các sản phẩm khác phù hợp với thị trường đa dạng. ClickDealer có nhiều ưu điểm như thanh toán cao và đều đặn, hỗ trợ affiliate manager tận tình, cung cấp các công cụ marketing hiện đại, và có nhiều hoạt động giao lưu, kết nối cho affiliate.

TikTok:

Tik Tok vốn là một social media chuyên về cung cấp các video ngắn. Thế nhưng, những năm gần đây, xu hướng người dùng giới trẻ thường rất thích những video dạng này, kết hợp với việc social đã cho mở gian hàng Tik Tok shop, cung cấp gần như tất cả các mặt hàng trên thị trường.

Có thể nói, chỉ cần bạn tạo dựng video trên Tik Tok đủ hấp dẫn và lên xu hướng, lượng người xem nhấn vô link tiếp thị liên kết sẽ rất lớn. Chắc chắn rằng lượng tiền hoa hồng bạn nhận được cũng phát triển theo tỷ lệ thuận.

Tiktok là nền tảng social và đang dần trở thành CPA Network

5. Thực hiện các chiến lược thu hút traffic

Traffic là yếu tố then chốt để tạo nên thành công trong CPA marketing, vì traffic quyết định số lượng và chất lượng các hành động của khách hàng. Chính vì thế, bạn có thể thực hiện các chiến lược sau đây để lược thu hút traffic hiệu quả và phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn phân phối:

  • SEO (Search Engine Optimization): Đem đến lượng traffic tự nhiên và bền vững, giúp bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hay Yahoo. Bạn cần tối ưu hóa website về nội dung, kỹ thuật, và liên kết, để tăng thứ hạng và lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm.

  • Social Media: Đây là kênh traffic phổ biến và hiệu quả, giúp bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, hay YouTube. 

  • Email Marketing: Được coi là traffic truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, vì vừa giúp bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng thông qua email vừa giúp tăng khả năng thuyết phục khách hàng thực hiện các hành động mong muốn.

6. Tối ưu hoá CPA

Mục đích tối ưu hóa CPA đó là tăng lợi nhuận và giảm chi phí trong CPA marketing. Chính vì thế, bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau để hiệu quả tối ưu ở mức tốt nhất:

  • Khiến khách hàng tò mò về nội dung CPA marketing: Trong công thức AIDA, chữ A (Attention) luôn là quan trọng nhất vì đây là bước đầu đem đến sự cuốn hút để khách hàng xem tiếp những gì mà bạn muốn truyền tải. Không riêng gì AIDA, đối với CPA hay bất cứ phương thức truyền truyền thông nào cũng đều cần tạo điểm nhấn thu hút được người xem.

  • Tỷ lệ chuyển đổi luôn lớn hơn tỷ lệ click chuột: Thành công trong CPA không đơn thuần chỉ là những cú click chuột mà cần quy ra bằng hành động tiếp theo của khách hàng, từ đó sinh ra tỷ lệ chuyển đổi. Và đây mới chính là mục tiêu mà bạn cần theo đuổi nếu muốn tối ưu hóa tốt nhất CPA Marketing.

  • Đặt chi phí CPA ở mức hợp lý: Báo cáo dữ liệu được coi là “kinh thánh” dành cho những nhà quảng cáo đang thực hiện chạy CPA, bởi lẽ từ những số liệu đó mà bạn sẽ có thể đưa ra những thỏa thuận về giá hợp lý nhất với affiliate. 

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CPA MARKETING

CPA là một cách thức marketing mới lạ, chính vì thế vẫn luôn tồn tại những thắc mắc với những nhà quảng cáo mới bắt đầu tham gia thị trường CPA Marketing. Dưới đây sẽ là giải đáp một số câu hỏi thường gặp về cách thức mới mẻ này:

1. Kiếm tiền với CPA có bị lừa đảo không?

Kiếm tiền với CPA không phải là một hình thức lừa đảo, mà được coi là kinh doanh hợp pháp và có tiềm năng. Tuy nhiên, bạn cũng phải hết sức cẩn thận với những hành động đơn giản nhưng nhận tiền lại chóng vánh. Có khi bạn bạn đang làm cho những quảng cáo từ web lừa đảo, trò chơi cờ bạc trực tuyến, hẹn hò,...

Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về nhà quảng cáo, sản phẩm hoặc dịch vụ, điều khoản, cách tính chi phí và cách thanh toán trước khi tham gia.

Kiếm tiền với CPA là một hình thức hợp pháp nhưng vẫn cần chú ý 

2. CPA trong quảng cáo là gì?

CPA trong quảng cáo là chỉ số đo lường chi phí trung bình mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi hành động được thực hiện bởi người dùng thông qua các kênh quảng cáo. Cách tính CPA cũng rất đơn giản:

CPA = Tổng ngân sách quảng cáo / số lượng hiển thị quảng cáo x CTR x CR

Trong đó:

  • CTR (Click - Through - Rate): Chỉ số nhấp chuột vào quảng cáo.

  • CR (Conversion Rate): Tỷ lệ chuyển đổi từ việc khách hàng truy cập website cho đến trở thành khách hàng thực sự.

3. Phân biệt CPA và CPC

CPA và CPC là hai hình thức quảng cáo trực tuyến khác nhau. CPC là viết tắt từ Cost Per Click, có nghĩa là chi phí trên mỗi lần nhấp chuột. Đây là một hình thức quảng cáo, trong đó nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo khi người dùng nhấp vào quảng cáo đó. CPC không phụ thuộc vào việc người dùng có thực hiện hành động mong muốn hay không.

CPA và CPC có sự khác biệt về mục tiêu, chi phí và hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. CPA thường có mục tiêu cao hơn CPC, bởi vì yêu cầu người dùng không chỉ nhấp chuột mà còn thực hiện một hành động nhất định. CPA thường có chi phí cao hơn CPC, bởi vì nó mang lại giá trị cao hơn cho nhà quảng cáo.

CPA và CPC liệu có giống nhau?

4. CPA có phải là tiếp thị liên kết không?

CPA là một hình thức của tiếp thị liên kết, nhưng không phải tất cả các chương trình tiếp thị liên kết đều là CPA. Tiếp thị liên kết là một hình thức Marketing, trong đó người kiếm tiền trực tuyến sẽ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà quảng cáo cho khách hàng tiềm năng và nhận được hoa hồng khi họ thực hiện một hành động nào đó. Hành động này có thể là CPA, nhưng cũng có thể là các hình thức khác, chẳng hạn như CPM, CPC ,...

LỜI KẾT

Vừa rồi là những thông tin hữu ích mà Chuyên gia Marketing đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về CPA là gì trong marketing và nắm bắt được những cơ hội phát triển doanh nghiệp trên đường đua marketing online đầy khốc liệt!

Đánh giá & nhận xét : CPA là gì trong Marketing? Kiếm tiền từ Affiliate 2023

0/5

0 đánh giá & nhận xét

5 

0 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
Banner đăng ký trang chi tiết

Điền Đầy Đủ Thông Tin Của Bạn

Hotline: 0901 349 349
1.  Chuyên gia marketing là ai?
2.  Marketing thuê ngoài hiệu quả
3.  Marketing tổng thể là gì?
4. Tổng quan marketing là gì ?
5. Tìm hiểu  marketing online từ A-Z
Kiến Thức Marketing
VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

VỀ CEO & FOUNDER: VÕ TUẤN HẢI

Chuyên gia marketing hơn 15 năm kinh nghiệm


  • PHÓ THỦ TƯỚNG & Đoàn Đại Biểu Cấp Cao Đến Tận Nhà Thăm Mô Hình Làm Marketing 2014
  • Sáng lập Quangcaosieutoc.Com - Top 1 Agency Digital Marketing Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam
  • CEO & Founder DMV INTERNATIONAL Co.LTD
  • Sáng Lập Websieutoc.Vn - Thiết kế web chuẩn Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Quảng Cáo Siêu Tốc Academy - Học Viện Đào Tạo Marketing Online Trền Nền Giải Pháp Ma Trận Bao Vây
  • Sáng Lập Giải Pháp "Ma Trận Marketing Bao Vây" - Giải Pháp Marketing Tổng Lực
  • Giảng Viên Cao Cấp Tại Các Học Viện Digital Marketing Hàng Đầu VN
  • Nhiều Lần Xuất Hiện Trên VTV3, THVL1, THVL2, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam,..
Xem thêm về Võ Tuấn Hải

0987 087 034
Zalo: 0987087034