1. Chuyên gia marketing là ai? |
2. Marketing thuê ngoài hiệu quả |
3. Marketing tổng thể là gì? |
4. Tổng quan marketing là gì ? |
5. Tìm hiểu marketing online từ A-Z |
Content Editor là gì? Cơ hội việc làm hấp dẫn hàng đầu 2023
Content Editor là gì? Nếu làm việc trong lĩnh vực Content, chắc chắn bạn đã có nghe qua về trách nhiệm kiểm duyệt nội dung. Content Editor hay biên tập viên nội dung là vị trí công việc đảm nhận vai trò chủ chốt và có sự ảnh hưởng lớn đến hiệu suất chiến dịch Digital Marketing. Để những nỗ lực có hiệu quả, ngoài việc có kế hoạch tiếp thị đúng đắn, tính nhất quán trong việc triển khai, điều quan trọng nhất chính là đảm bảo nội dung có độ hoàn thiện cao nhất. Có thể thấy rằng, vai trò của một Content Editor là vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy đâu là hướng đi đúng đắn cho vị trí này trong tương lai? Hãy cùng Chuyên gia Marketing tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây.
Nội Dung Chính [Ẩn]
KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA CONTENT EDITOR
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CONTENT EDITOR TRONG CHIẾN DỊCH
MÔ TẢ CÔNG VIỆC CONTENT EDITOR
Dịch vụ hot 2023:
1. Marketing thuê ngoài tiết kiệm chi phí
2. Dịch vụ tư vấn marketing chiến lược hiệu quả
3. Dịch vụ marketing online giá rẻ
4. Marketing online tổng thể 2023
CONTENT EDITOR LÀ GÌ?
Content Editor là những người chịu trách nhiệm chính cho việc sản xuất, tổng hợp, chỉnh sửa nội dung trước khi xuất bản. Nói chính xác, Content Editor là vị trí biên tập nội dung và là người cho ra sản phẩm nội dung cuối cùng. Thuật ngữ Content Editor thường được sử dụng nhiều hơn khi nhắc đến người chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung dưới dạng video và hình ảnh.
Tìm hiểu thêm:
1. Tư vấn kế hoạch marketing
2. Chuyên gia Marketing Online
3. Đào tạo Marketing Inhouse
4. Business Coach là gì?
KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA CONTENT EDITOR LÀ GÌ?
Để chắc chắn hoàn thành các mục tiêu trong công việc cũng như trở thành một Content Editor chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện thật tốt các kỹ năng sau.
1. Khả năng vận dụng ngôn ngữ
Mọi công việc liên quan đến Content đều đòi hỏi khả năng vận dụng ngôn ngữ thật tốt. Và Content Editor là vị trí đòi hỏi khả năng biến hóa, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Nội dung sau khi được điều chỉnh bởi các Content Editor chuyên nghiệp vừa phải đảm bảo sự sáng tạo, vừa đáp ứng nhu cầu người dùng.
2. Sự sáng tạo
Vị trí Content Editor chắc chắn không thể thiếu đi sự sáng tạo. Tuy nhiên việc sở hữu những ý tưởng mới lạ là chưa đủ, mỗi Content Editor cần phải biết cách rèn luyện để trau dồi và phát huy tối đa hiệu suất công việc.
3. Khả năng cảm nhận tinh tế
Nhu cầu và cảm xúc của khách hàng có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Vậy nên một Content Editor chuyên nghiệp phải sở hữu sự nhạy bén và khả năng cảm nhận tinh tế với sự thay đổi chóng mặt của thị trường. Sự khả năng này mà họ dễ dàng nắm bắt được tâm lý và tạo ra những sản phẩm có giá trị tốt nhất.
4. Am hiểu các hình thức quảng cáo
Hình thức quảng cáo ngày càng trở nên đa dạng và mang lại vô số cơ hội phát triển thương hiệu. Để thông điệp của chiến dịch có khả năng tiếp cận tốt nhất đến khách hàng mục tiêu, Content Editor cần phải nắm bắt nhanh chóng cách thức triển khai và mức độ phù hợp của mỗi phương thức. Từ đó có cách phối hợp linh hoạt và đảm bảo kết quả tối ưu cho từng chiến dịch.
5. Chủ động trong công việc
Mỗi Content Editor cần phải có sự chủ động trong công việc để theo sát tiến độ cho từng sản phẩm nói riêng và tổng thể kế hoạch nói chung. Một người biết sắp xếp kế hoạch và thời gian làm việc hợp lý sẽ mang lại năng suất tốt hơn trong công việc.
6. Có khả năng cộng tác
Một Content Editor dù có giỏi đến mấy nhưng nếu không có sự kết nối và hỗ trợ với các bộ phận khác thì công việc cũng không thể hoàn thành tốt. Vậy nên bạn cần có cho mình khả năng giao tiếp và làm việc đội nhóm hiệu quả.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CONTENT EDITOR TRONG CHIẾN DỊCH
Để tạo ra một sản phẩm marketing hiệu quả, Content Editor là vị trí quan trọng không thể thiếu trong mọi tổ chức. Bởi bạn là người chịu trách nhiệm xem xét, chỉnh sửa và sáng tạo những nội dung cần thiết để đảm bảo chất lượng và khả năng tiếp cận người dùng.
Bên cạnh đó, Content Editor còn chịu trách nhiệm chính về tính chính xác và hiệu suất của nội dung sau khi xuất bản. Tùy theo quy mô tổ chức mà bạn có thể là người tổ chức, quản lý nội dung và giám sát tiến độ công việc. Việc theo dõi hiệu quả chiến dịch cũng là trách nhiệm chính của mỗi Content Editor.
MÔ TẢ CÔNG VIỆC CONTENT EDITOR
Nhiệm vụ chính của Content Editor vẫn là duy trì tính sáng tạo và hoàn thiện của nội dung. Tuy vậy, theo từng giai đoạn chiến lược mà vị trí này cần thực hiện nhiều mục tiêu công việc khác nhau.
1. Trước khi thực hiện dự án
Trước khi chiến dịch được triển khai, Content Editor sẽ có những nhiệm vụ sau:
-
Tìm hiểu và tổng hợp thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Bao gồm cả việc xác định lợi ích sản phẩm, đặc điểm sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu, phân khúc khách hàng, lợi thế cạnh tranh và cả thách thức của thương hiệu.
-
Thực hiện những công việc nắm bắt thông tin toàn diện về đối tượng mục tiêu. Chẳng hạn như nghiên cứu thị trường, gặp gỡ khách hàng, phân tích dữ liệu có sẵn và tổng hợp kết quả sau cùng.
-
Chuẩn bị, cung cấp trước các tài nguyên cần thiết cho quá trình sáng tạo nội dung khi thực hiện một dự án để duy trì tốt tiến độ.
2. Trong khi thực hiện dự án
Các trách nhiệm công việc của Content Editor trong khi dự án đang thực hiện cũng là những nhiệm vụ quan trọng nhất của vị trí này. Bao gồm:
-
Tiếp nhận bộ từ khóa và lập dàn ý cho các nội dung liên quan đến dự án mình đảm nhận.
-
Các Editor phải cẩn trận để nội dung có mức độ hoàn thiện và tính chính xác cao nhất, tránh việc mắc các lỗi ngữ pháp, chính tả cơ bản.
-
Phát triển dự án cũng như đề cao tính sáng tạo về mặt nội dung cụ thể cho các chiến dịch. Editor là người xem xét, chỉnh sửa và hoàn thiện ấn phẩm cuối cùng.
-
Theo dõi, đánh giá khả năng tiếp cận và mức độ tương tác tốt nhất từ phía người dùng.
-
Quản lý, phát triển nội dung ở các kênh truyền thông mạng xã hội, website.
-
Phối hợp cùng các bộ phận khác để phát huy tính sáng tạo và phù hợp của nội dung.
-
Thực hiện việc đo lường và theo dõi kết quả ở mỗi sản phẩm được xuất bản. Từ đó có được các chỉnh sửa hoặc tối ưu cần thiết giúp nội dung được cải tiến tốt hơn.
-
Nếu làm việc trong môi trường Agency, Editor Content còn đảm nhận việc phân bổ từ khóa cho đội ngũ cộng tác viên và kiểm duyệt nội dung sản xuất từ họ.
3. Một số nhiệm vụ khác
Bên cạnh những công việc chính cần đảm nhận, tại nhiều tổ chức, Editor Content cần phải thực hiện thêm một số công việc như:
-
Đào tạo và hướng dẫn nhân viên mới, cộng tác viên khi vừa nhận việc. Nội dung đào tạo về các chuyên môn Content và quy trình làm việc cũng khác nhau giữa các tổ chức.
-
Hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ liên quan đến việc thanh toán nhuận bút, ký kết hợp đồng cho các cộng tác viên, nhân viên part-time theo định kỳ.
-
Thống kê, lập các bản báo cáo liên quan đến kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng, năm.
CƠ HỘI VIỆC LÀM CONTENT EDITOR
Nếu đã là một công việc đảm nhận những vai trò chủ chốt trong việc xuất bản nội dung, vậy tương lai của nghề Content Editor sẽ như thế nào?
1. Cơ hội công việc
Nếu chỉ xét về phương diện công việc thì Editor Content là một nghề tự do. Bạn có thể thoải mái làm việc trong nhiều môi trường khác nhau như theo dạng Freelancer cho một doanh nghiệp hoặc một vị trí cố định trong Agency.
Trong số đó, các Editor Content chuyên nghiệp thường có xu hướng theo đuổi công việc tự do bởi có thể linh hoạt sắp xếp công việc và chủ động thời gian. Vấn đề là cần đáp ứng được deadline trong công việc.
2. Cơ hội phát triển
Xét về cơ hội phát triển thì ngành Content Editor có tương lai cực kỳ tươi sáng với vô vàn cơ hội phát triển, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Các sản phẩm được Editor kiểm duyệt đều có tính ứng dụng vô cùng cao trong ngành nghề nên vị trí này rất được trọng dụng trong các tổ chức lớn.
3. Nhu cầu đầu tư
Tùy lĩnh vực và nội dung mà nghề Content Editor cần có sự đầu tư khác nhau. Chẳng hạn nếu thường xuyên đảm nhận phát triển nội dung video hay hình ảnh, bạn cần đầu tư một máy tính có độ phân giải cao cùng cấu hình chuẩn. Bên cạnh đó, đừng quên chuẩn bị đầy đủ các thiết bị quay chụp nếu làm trong lĩnh vực nghệ thuật.
4. Áp lực của Content Editor là gì?
Ngành Editor Content thường xuyên phải đối diện với nhiều áp lực không kém gì các ngành nghề khác. Thậm chí còn cao hơn bởi đảm nhận vai trò chính yếu khi phải đảm bảo chất lượng của ấn phẩm cuối cùng được xuất bản. Nhiều Freelancer còn cần thực hiện công việc theo đúng ý muốn của khách hàng.
MỨC THU NHẬP CỦA CONTENT EDITOR
Hiện nay, mức lương của một Content Editor sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như khối lượng công việc, kinh nghiệm, kỹ năng, lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp. Vậy nên khó có thể đánh giá được cơ hội việc làm tại doanh nghiệp hiện tại có tốt hay không. Tuy vậy theo nhiều báo cáo được tổng hợp trên thị trường thì mức lương trung bình của Content Editor chuyên nghiệp sẽ dao động như sau:
-
Mức lương trung bình: 13.300.000 đồng/ tháng.
-
Khoản lương thu nhập phổ biến: 11.600.000 - 14.500.000 đồng/ tháng.
-
Mức lương thấp nhất: 5.800.000 đồng/ tháng.
-
Mức lương cao nhất: 29.000.000 đồng/ tháng.
Lời Kết
Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về ngành Content Editor là gì cũng như các yếu tố công việc liên quan hiện nay. Hy vọng nội dung trên hữu ích, giúp bạn có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn.